Tag

Cách chọn rau quả trái vụ an toàn

Chung tay vì an toàn thực phẩm 06/07/2024 09:44
aa
TTTĐ - Những năm trở lại đây, người ta có thể thưởng thức một loại quả mà không cần phải chờ đợi đến vụ mùa chính thức mà vẫn có thể mua được những khi trái vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn bởi có loại không đảm bảo chất lượng thường chứa nhiều độc tố gây tổn hại sức khỏe.

Đa dạng các mặt hàng trái vụ

Dạo quanh các chợ, chúng ta dễ dàng mua các loại rau chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong mùa hè (như rau muống, ngọn bí ngô, rau dền…) nhưng lại được bày bán khá nhiều vào mùa đông, thậm chí còn non xanh hơn cả các loại rau chính vụ.

Những loại rau này người trồng thường dùng nhiều thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật để thúc cho rau phát triển. Trong các loại rau trái vụ như vậy sẽ tồn dư nhiều hóa chất độc hại gây tổn hại tới sức khỏe người tiêu dùng.

Hay nhiều loại khác như măng tươi (như măng nứa, măng mai…) chính vụ sẽ rộ lên từ tháng 5 - 8 nhưng lại được bày bán hầu như quanh năm.

Những loại măng này các thương lái đã thu mua khi chính vụ và dùng hóa chất để bảo quản nhằm tránh bị thối hỏng. Những loại măng này rất dễ bị mủn khi xào nấu và tồn dư nhiều độc tố.

Các chất có nguồn gốc hóa học được sử dụng để bảo quản, nhờ đó, nhiều loại rau quả có quanh năm (Ảnh minh họa)
Các chất có nguồn gốc hóa học được sử dụng để bảo quản, nhờ đó, nhiều loại rau quả có quanh năm (Ảnh minh họa)

Những loại quả trái mùa (điển hình là cam, quýt, mít, táo, lê…) thường được các tiểu thương thu mua khi còn xanh ở thời kỳ chính vụ, sau đó họ dùng các hóa chất bảo vệ thực vật (chủ yếu là thuốc diệt nấm và vi khuẩn) ở nồng độ cao để bảo quản.

Những những loại quả này, mặc dù cuống quả bị héo nhưng màu sắc vỏ quả lại sáng bóng hơn bình thường là do một số hóa chất bảo vệ thực vật có tính tẩy rửa làm sáng bóng vỏ ngoài của quả.

Đối với các loại quả trái mùa được bảo quản bằng hóa chất độc hại, khi ăn thường không có mùi thơm đặc trưng và có vị ủng (phụ thuộc vào thời gian bảo quản dài hay ngắn).

Ngoài ra, một số loại quả khi bảo quản trong thời gian dài thì ruột quả bắt đầu bị thối hỏng nhưng vỏ ngoài vẫn giữ được mầu sắc bình thường. Trong những loại quả này, chủ yếu là các loại quả như cam, quýt, táo, lê… được nhập khẩu lậu không rõ nguồn gốc.

Bảo quản tăng thời gian sử dụng

Không phải ngẫu nhiên mà rau quả trái vụ xuất hiện trên thị trường ngày một nhiều. Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, khả năng nhân giống trong tầm tay, các nhà sản xuất đã cho ra các loại rau quả có thể rải vụ quanh năm.

Bên cạnh đó, còn có sự góp công của các phương thức bảo quản rau quả từ chính vụ đến thời điểm trái vụ. Tuy nhiên, các chất bảo quản hiện nay chủ yếu là các hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc, nếu dùng lâu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

Butylated hydroxyl anisone (BHA), butylated hydroxyluene (BHT) và t-butyhydroquinone (TBHQ)… là những chất chống ôxy hóa hòa tan trong dầu mỡ đang được bán đầy rẫy tại các chợ đầu mối của Việt Nam, được sử dụng quét vào trái cây hoặc phun vào rau cho màu đẹp, để được lâu.

Tuy nhiên, chúng đều là chất có thể gây ung thư. Các nhà dinh dưỡng cho biết, các hợp chất ức chế men, kháng và diệt vi sinh vật đồng thời gây phản ứng phụ, đặc biệt là ở những người bị hen suyễn.

Bên cạnh đó, nbgoài hoa quả trong nước, còn có nhiều loại được nhập từ nước ngoài, nhưng điều làm nhiều người lo lắng là có những sản phẩm trái mùa không phải là sản phẩm ra đời nhờ công nghiệp trồng cây trái mùa sản xuất, mà do bảo quản trái cây bằng hoá chất độc hại rẻ tiền.

Đắt, đẹp không đồng nghĩa với chất lượng tốt
Đắt, đẹp không đồng nghĩa với chất lượng tốt

Với cách làm này, trái cây có thể giữ được lâu khác thường, có những loại để từ mùa hè hoặc đầu thu đến tết âm lịch vẫn đem ra bán được giá cao, vì trái mùa khan hiếm.

Có nhiều loại trái cây như lê, táo, cam, quít… để cả tháng vẫn tươi nguyên; hoặc có những quả cà chua đẹp mã để ngoài trời rất lâu vẫn đỏ bóng, trong khi cà chua của nông dân mang ra chợ bán chỉ để được 3 - 4 ngày đã thối hỏng.

Chị Đinh Thị Ngà (ở phố Núi Trúc, Hà Nội) tâm sự: “Cứ thử so sánh đơn giản có thể thấy, quả vải, quả nhãn chỉ để tươi được 3 - 4 ngày, mận khoảng 10 ngày, cam cũng chỉ kéo dài nhất được hơn một tháng, trong khi trên thị trường hiện có những loại trái cây giữ được tươi tới 5 - 6 tháng không hỏng. Rõ ràng, những trái cây này đã được bảo quản bằng hoá chất”.

Khó phân biệt hoa quả ngậm hoá chất

Việc phân biệt trái cây tự nhiên với những loại được bảo quản bằng hoá chất rất khó, không thể chỉ quan sát bình thường. Các biện pháp đề phòng như rửa kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng, vì có thể hoá chất độc hại đã ngấm sâu vào ruột trái cây.

Cô Dương Bích Trang (ở phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội) cho biết dù đã hơn 20 năm làm bà nội trợ, có kinh nghiệm mà cô vẫn mua phải đồ không đảm bảo chất lượng.

“May mà cô và chú mới ăn thấy đau bụng nên bỏ luôn, chứ cho bọn trẻ con ăn thì còn nguy hiểm hơn”, cô Trang kể.

Hoa quả theo mùa luôn tươi nhất
Hoa quả theo mùa luôn tươi ngon nhất

Theo cô Trang, thường ngày cô cũng ưu tiên mua rau quả đúng vụ nhưng một hôm được quảng cáo là có lựu nhập khẩu tươi ngon. Theo lời người bán hàng thì lô lựu này nhập từ nước ngoài, sử dụng công nghệ hiện đại nên tuy là trái mùa nên vẫn có thể trồng được. Giá thành lại không hề rẻ nên cô Trang tin tưởng. Sau khi ăn hai vợ chồng cô đã biểu hiện đau bụng. Chồng cô còn bị nôn ói…

Do đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyên người tiêu dùng nên thận trọng khi chọn mua trái cây, nên chọn mua những loại có dáng vẻ tự nhiên và cảnh giác với những loại nom quá bóng bẩy, đẹp mã.

Đối với cam quít, nên chọn những quả còn cuống và lá. Tốt nhất nên lay thử nhẹ cuống xem có đúng cuống thật hay được dính bằng keo, mua trái cây ở những cửa hàng có tín nhiệm, có địa chỉ rõ ràng, không nên mua những loại quả không rõ nguồn gốc.

Những trái cây (nhất là hàng nhập ngoại) được bảo quản theo các phương pháp an toàn thường được đóng gói cẩn thận, có ghi tên công ty, hãng gia công chế biến trên bao gói bán lẻ và trên thùng đựng.

“Người dân nên ăn những trái cây trong nước thu hoạch theo mùa và không mua những rau quả trái mùa nếu không biết rõ chúng được bảo quản bằng phương pháp gì, có an toàn không”, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo.

3 quan niệm sai lầm về tiết canh 3 quan niệm sai lầm về tiết canh

TTTĐ - Đầu tháng 5 vừa qua, ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê xảy ra ở Thái Bình ...

Nỗ lực bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm dịp cao điểm Nỗ lực bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm dịp cao điểm

TTTĐ - Để đảm bảo tốt công tác an toàn thực phẩm (ATTP), ngay từ đầu năm 2024, UBND huyện Phú Xuyên đã kiện toàn ...

Đổi mới các hình thức truyền thông trong cuộc chiến “thực phẩm bẩn” Đổi mới các hình thức truyền thông trong cuộc chiến “thực phẩm bẩn”

TTTĐ - Thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác truyền thông về an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao nhận thức của ...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Xem thêm