Tag

Người tiêu dùng giữa “ma trận” hoa quả nhập khẩu

Chung tay vì an toàn thực phẩm 26/07/2024 17:00
aa
TTTĐ - Nếu như trước đây người tiêu dùng phải tốn tiền triệu mới mua được hoa quả nhập ngoại thì hiện nay chỉ cần vài trăm ngàn đồng là có thể mua được. Tuy nhiên, chất lượng cùng sự “nhập nhèm” về nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn đang là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Tăng cường hậu kiểm, giám sát an toàn thực phẩm từ gốc Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm Kiểm soát an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường học

“Ma trận” hoa quả nhập khẩu

Vài năm về trước, các loại hoa quả nhập khẩu chỉ được bày bán trong các siêu thị lớn, thì giờ đây, trên nhiều đường phố ở Hà Nội đều dễ dàng bắt gặp các điểm bán loại này.

Dạo quanh một vòng các khu chợ trên địa bàn thành phố, không khó để bắt gặp hoa quả nhập khẩu được chất đầy trên các sạp hàng với các loại như táo, lê, nho, cam … với đầy đủ mẫu mã, tem mác, giá cả, thậm chí có loại không có bất cứ tem mác, thông tin nào về sản phẩm. Khi được hỏi, các tiểu thương đều khẳng định là hàng chuẩn, hàng xịn với cam kết quả ngon, ngọt, không ngon mang ra trả lại.

Bà Trần Thị Bích Nhung (Hàng Bài, Hà Nội) cho biết, con cháu bà rất thích ăn hoa quả, nhất là các loại được nhập từ nước ngoài nên bà hay ra siêu thị để mua. Tuy nhiên, có lần bận việc, bà ghé tạm vào sạp hàng bán hoa quả trong chợ, ở đây có bán táo với mẫu mã đẹp, giá lại rẻ hơn.

Người tiêu dùng giữa “ma trận” hoa quả nhập khẩu
Nếu như trước kia, hoa quả nhập khẩu chủ yếu được bán tại các siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng nhập khẩu, trung tâm thương mại với mức giá tiền triệu thì nay hoa quả "ngoại” được bán ngay trong các quầy hàng ở chợ.

Thấy bác phân vân, chủ hàng cam kết 100% hàng ngoại nhập khẩu, đảm bảo chất lượng nên bác mua thử. Khi ăn, táo có vị chua, lại bở chứ không thơm, giòn. Rút kinh nghiệm, kể từ lần đó bà Nhung từ bỏ luôn ý định mua hoa quả không rõ nguồn gốc.

Nếu như trước đây, hoa quả nhập khẩu là mặt hàng xa xỉ, thì nay chỉ cần ra chợ là mua được. Tuy nhiên, nếu so sánh về giá thì có sự chênh lệch rất lớn, như một cân nho Mỹ tại cửa hàng chuyên hoa quả nhập khẩu bán hơn 200 nghìn đồng/kg, trong khi đó ngoài chợ chỉ có 130 nghìn-140 nghìn đồng/kg, thậm chí hôm nào hàng xấu thì chỉ 100 nghìn đồng/kg.

Không chỉ xuất hiện tại các chợ, mặt hàng hoa quả nhập khẩu như cam vàng, quýt, cherry, lê, nho đen, nho sữa,…còn được rao bán, quảng cáo online trên các nền tảng mạng xã hội như zalo, face book, tiktok... với các xuất xứ được giới thiệu dễ làm xiêu long người tiêu dùng như Australia, Mỹ, Chile, New Zealand, Hàn quốc...

Thậm chí, để tăng độ tin cậy, người bán còn quảng cáo đây là trái cây được người thân xách tay từ nước ngoài về, chỉ có vài kg cho nên nếu không mua nhanh sẽ hết. Đương nhiên, các loại hoa quả này được bán trên mạng với giá rẻ hơn thị trường.

Hoa quả nhập khẩu được quảng cáo trên facebook
Hoa quả nhập khẩu được quảng cáo trên facebook

Chị Nguyễn Thị Thanh Hoà (Hoàng Mai, Hà Nội), cũng là một khách hàng ưa chuộng các loại hoa quả nhập khẩu. Tình cờ lướt facebook thấy một tài khoản bán hoa quả nhập khẩu lớn với nhiều lượt theo dõi đăng có chuyến hàng mới về, trông rất hấp dẫn, chị liền mua thử.

Tuy nhiên, khi nhận được thì trái cây bị thối, hỏng nhiều. Khi phản ánh lại với đầu mối bán hàng thì chị nhận được câu trả lời vô cảm là "hàng nhập khẩu không trả lại được. Dập hỏng là do quá trình vận chuyển không thể tránh được"…

Nhập nhèm nguồn gốc

Thực tế thị trường trái cây nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, người tiêu dùng như lạc vào “ma trận” bởi tình trạng hoa quả nhập khẩu được bày bán tràn lan, nhập nhèm về nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu dùng khó có thể phân biệt được thật, giả nếu chỉ qua quan sát thông thường.

Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, với chiêu trò mập mờ nguồn gốc của trái cây nhập khẩu, không ít cửa hàng hoa quả đã thu lãi rất nhiều, bởi thực tế cùng một loại nhưng nguồn gốc khác nhau, giá cả đã chênh nhau từ 3-5 lần.

Lực lượng Quản lý thị trường TP Hà Nội có lần tiến hành kiểm tra đột xuất một số cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu, phát hiện một cửa hàng ở đường Trần Duy Hưng có hành vi “hô biến” quả lê Trung Quốc thành Hàn Quốc để bán cho người tiêu dùng.

Tại một cửa hàng khác, nhân viên giới thiệu các loại táo ở đây đều được nhập từ Mỹ, thế nhưng tem mác lại in chữ nhập từ New Zealand. Mỗi cửa hàng đều tìm lý do không bình thường để giải thích về nguồn gốc bất thường của các loại trái cây nhập khẩu được bày bán.

Dưới nhãn mác trái cây nhập khẩu, không ít người tiêu dùng đã bỏ tiền để mua các loại trái cây này với mức giá không hề rẻ nhưng ít ai biết nguồn gốc thật sự của những loại hoa quả này.

Người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ thông tin về hoa quả nhập khẩu để tránh mua phải những mặt hàng không rõ nguồn gốc
Người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ thông tin về hoa quả nhập khẩu để tránh mua phải những mặt hàng không rõ nguồn gốc

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, thời gian qua với sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, một số loại hoa quả ngoại nhập không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã bị “thổi còi” và khuyến cáo về dư lượng chất bảo quản vượt quá mức cho phép.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng hoa quả không đảm bảo chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường là do lợi nhuận cao và rất dễ bán. Hoa quả là mặt hàng được kinh doanh, bày bán phổ biến, nhưng thường không có hóa đơn, giấy tờ cho nên càng khó quản lý.

Mặt khác, với tâm lý muốn mua hàng rẻ tiền, nhiều người dân ít quan tâm đến nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Còn với người bán, mặc dù biết là sản phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc không bảo đảm chất lượng, nhưng vì chạy theo lợi nhuận cho nên cố tình bán các sản phẩm này cho người dân.

So với hoa quả nhập khẩu chính ngạch, có đầy đủ giấy tờ về kiểm soát chất lượng, thì hoa quả không rõ nguồn gốc còn có nguy cơ được bảo quản bằng hóa chất cấm có hại cho sức khỏe con người. Trái cây sau khi được bảo quản bằng những hóa chất này thì quá trình lão hóa sẽ chậm lại, giúp trái cây tươi lâu, giữ nguyên vẻ ngoài bóng mượt, nịnh mắt người mua hàng.

Hơn nữa, việc phân biệt trái cây nhập khẩu tự nhiên với những loại được bảo quản bằng hóa chất rất khó. Theo các chuyên gia, các biện pháp để phòng như rửa kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng, vì những loại hóa chất này theo thời gian đã ngấm sâu vào ruột trái cây.

Nguy cơ ngộ độc từ rau quả trái vụ Nguy cơ ngộ độc từ rau quả trái vụ

TTTĐ - Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, khả năng nhân giống trong tầm tay, các nhà sản xuất đã cho ra ...

Phụ gia Phụ gia "phù phép" nước giải khát sinh tố từ hoa quả dập thối

TTTĐ - Các quầy bán nước ép trái cây, sinh tố luôn "đắt khách" dịp hè nắng nóng. Tuy nhiên, những cốc sinh tố trái ...

Uống nước hoa quả trong chai lọ nhựa, inox có thể gây ung thư Uống nước hoa quả trong chai lọ nhựa, inox có thể gây ung thư

TTTĐ - Sử dụng bình giữ nhiệt, cặp lồng inox, hộp nhựa để đựng canh chua, nước rau muống dầm sấu... trong chai lọ ...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Xem thêm