Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
Theo đó, Bộ Y tế quy định sữa, thực phẩm chức năng và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Theo Thông tư, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm như: Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành;
Sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế hoặc Bộ quản lý ngành ban hành.
Thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học (còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt); thực phẩm bổ sung; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (không chứa sữa).
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Thông tư 33 cũng nêu rõ, sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá, gồm các đặc điểm kỹ thuật sau: Tên sản phẩm (tên gọi chi tiết); phân loại sản phẩm; dạng sản phẩm (dạng bào chế/ dạng dùng); số giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc số tự công bố sản phẩm. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm ban hành văn bản đề nghị Cơ quan được UBND cấp tỉnh phân công tiếp nhận kê khai giá gửi giá kê khai về Bộ Y tế (qua Cục An toàn thực phẩm) để đánh giá mức độ biến động mặt bằng giá thị trường và xây dựng báo cáo bình ổn giá.
Các tổ chức, cá nhân công bố sữa và thực phẩm chức năng sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi trong hồ sơ công bố và trên nhãn sản phẩm (bao gồm cả sản phẩm có công bố sử dụng cho nhiều lứa tuổi mà trong đó có lứa tuổi dưới 6 tuổi) có trách nhiệm gửi văn bản kê khai giá đến Cơ quan được UBND cấp tỉnh phân công tiếp nhận kê khai giá theo quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 85 ngày 10/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giá.
Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện Thông tư 33. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (qua Cục An toàn thực phẩm) để xem xét, giải quyết.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Điều tra nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Tuệ Đức

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm

Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì?

Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử

Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng

TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố"

Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện

Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng

Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm
