Tag

Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh

Chung tay vì an toàn thực phẩm 23/10/2024 15:00
aa
TTTĐ - Hiện trên trang mạng xã hội, chợ “ảo” chuyên kinh doanh các loại hải sản, nhiều người bán các loại cá, cua, ốc… có hình thù đặc biệt, kích cỡ lớn được quảng cáo là hàng tươi sống đánh bắt tự nhiên, vị lạ miệng hấp dẫn.
Phòng chống ngộ độc hải sản khi đi biển dịp hè Đừng để ngộ độc hải sản trở thành nỗi lo mùa du lịch Cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm tại Hà Nội Những món ăn tăng cường sức đề kháng cho các bà bầu

Sở thích ăn “tái” các loại hải sản “độc, lạ”

Nhiều món hải sản được chế biến sống hoặc hấp sơ được nhiều người yêu thích và cho rằng cách chế biến như vậy khiến hải sản giữ được vị tươi ngon nhất. Tuy nhiên nếu lựa chọn được hải sản tươi ngon, an toàn thì mới phòng tránh một số nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm này.

Viện Hải dương học Nha Trang công bố 41 loài sinh vật mang độc tố gây tử vong gồm 39 loài sinh vật ở biển và 2 loài các nóc nước ngọt ở ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh
Nhiều loại hải sản chứa các chất cực độc

Nhiều loại cá như cá nóc, cá chứa độc tố ciguatera phân bố rộng rãi trên toàn bộ các vùng biển từ 35 vĩ độ Bắc xuống 34 vĩ độ Nam, tập trung nhiều nhất vùng biển Caribe và Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Hiện nay với xu hướng nhập khẩu các loài cá “lạ” làm thực phẩm gia tăng, ngộ độc ciguatera cũng tăng lên.

Nhiều loại ốc, cua biển có kích cỡ “khủng”, vỏ có hình thù kỳ dị cũng là món ăn được nhiều người ưa thích tuy nhiên lại có một số loài khá độc. Chất độc của so biển, ốc biển loại này sẽ làm tê liệt cơ thể, ức chế hô hấp dẫn đến tử vong như ốc cối hoa lưới, ốc cối địa lý, ốc mặt trăng, cua mặt quỷ…

Đặc biệt, các loại so biển và sam biển có hình thù hơi giống nhau, sam biển ăn không độc nhưng so biển lại chứa nhiều độc tố. Độc tố chủ yếu nằm trong trứng và thịt so biển. Một số trường hợp tử vong do ăn thịt so vì nhầm với con sam. Độc tố của so biển tương tự như độc tố trong cá nóc tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ (nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại).

Đáng chú ý hầu hết các độc tố trong hải sản là độc tố có tính bền vững với nhiệt nên kể cả khi được nấu chín thì các độc tố vẫn không bị thay đổi và vẫn gây ngộ độc. Do đó, việc ăn sống hải sản hay ăn chín cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu vô tình chọn phải loại có chứa độc tố.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm nguy kịch

Biểu hiện phổ biến của dị ứng, ngộ độc hải sản là nổi mề đay trên da, nóng da, chân tay sưng phù, mí mắt sụp. Một số người có thể gặp tình trạng sổ mũi, hắt xì liên tục, ngứa ngáy toàn cơ thể. Nặng hơn, hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng lâu dài, gây viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen, phù nề thanh quản gây khó thở.

Trong một số trường hợp, ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng như nôn, đau bụng, đi ngoài, tiêu ra máu. Ngộ độc hải sản còn có thể chuyển biến rất nặng với một số đối tượng, gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và tử vong nhanh chóng.

Sử dụng hải sản “độc, lạ” cẩn thận rước bệnh
Nhiều loại hải sản được bảo quản tốt không gây ngộ độc

Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, hàng năm đều ghi nhận số lượng các bệnh nhân ngộ độc hải sản tăng rõ rệt.

Trong đó có trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc sau ăn ốc biển với biểu hiện giống với ngộ độc tetrodotoxin. Một số loài ốc “độc lạ” tương tự đã được ghi nhận ở các vùng biển ở các nước xung quanh như Trung Quốc.

Tháng 3/2021, một ngư dân 46 tuổi ở Thanh Hóa vừa được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng ngộ độc nặng, ngừng tim sau khi ăn cua mặt quỷ. Diễn biến ngộ độc cua mặt quỷ rất nhanh, có thể xuất hiện sau ăn trong vòng vài tiếng trở lại.

Nhiều trường hợp bệnh nhân ăn ngoài biển, trên tàu, trên đảo, bị ngộ độc và khi đưa vào bờ thì không kịp cứu chữa, đã có trường hợp tử vong trên đường tới bệnh viện.

Khi xâm nhập vào cơ thể, độc tố này gây liệt tất cả các cơ, ban đầu có biểu hiện tê bì môi lưỡi chân tay, sau đó là liệt tất cả các cơ, đồng tử giãn, có thể co giật, tụt huyết áp, loạn nhịp tim. Phần lớn những trường hợp tử vong là suy hô hấp do liệt các cơ.

Theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, khi nghi ngờ bị ngộ độc hải sản, xử lý các bước sơ cứu nhanh như cho uống Oresol thay nước theo nhu cầu (khi khát) hoặc uống nước canh rau, nước quả, nước khoáng; gây nôn; Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Bác sĩ Nguyên cũng đưa ra khuyến cáo, để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, người dân tuyệt đối không nên ăn các loại cua mặt quỷ, hải sản “lạ”, kỳ dị, hình hài khác thường chỉ nên ăn các loại hải sản, cua, mực, tôm, ghẹ… quen thuộc.

Ngoài ra, do môi trường biển bị ô nhiễm, nhiều loài hải sản đánh bắt tự nhiên trở thành “kho chứa độc”.

Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs (Polychlorinated biphenyls), gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư, thậm chí tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai, và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Đọc thêm

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Ngày 28/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Thói quen ăn uống "mukbang" hại sức khoẻ ra sao? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thói quen ăn uống "mukbang" hại sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Những clip “mukbang” (xu hướng ẩm thực trực tuyến) các bữa ăn khổng lồ xuất hiện trên TikTok, Facebook đang lan truyền thói quen ăn uống có hại sức khỏe, gây chứng rối loạn ăn uống.
Truy xuất nguồn gốc cơ sở cung cấp bếp ăn tập thể trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Truy xuất nguồn gốc cơ sở cung cấp bếp ăn tập thể trường học

TTTĐ - Trong tháng 11/2024, Sở Y tế Hà Nội tham gia đoàn kiểm tra liên ngành Chương trình sức khỏe học đường và an toàn thực phẩm trong trường học.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh

TTTĐ - Nhiều người thường chủ quan cho rằng thời tiết nắng nóng, vi khuẩn sinh sôi, thực phẩm dễ bị ôi thiu do đó các vụ ngộ độc thực phẩm chỉ xảy ra mùa hè. Trên thực tế, thời tiết trở lạnh cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc nếu khâu chế biến, bảo quản không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa

TTTĐ - Chiều 20/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, chấm điểm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa.
Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Năm 2024, toàn quận Tây Hồ, Hà Nội có 1.982 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; 1 trung tâm thương mại; 42 siêu thị; 10 chợ. Giai đoạn 2018 - 2024, quận đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 40 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Xem thêm