Tag

Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 17/10/2024 15:38
aa
TTTĐ - Rau xanh và hoa quả là nguồn bổ sung vitamin vô cùng cần thiết cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều trẻ “lười” ăn rau khiến các bậc phụ huynh lo lắng con mình thiếu vitamin và các vi chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
Tất bật chăm sóc rau xanh để kịp thu hoạch dịp Tết Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Bão lũ và "bão" giá rau xanh Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô

Vì sao trẻ hay lười ăn rau?

Một lý do khiến trẻ không ăn rau rất có thể vì vị của rau rất đắng. Cơ sở của vị đắng trong rau tạo nên là do thành phần nguyên tố canxi và các chất dinh dưỡng thực vật tự nhiên.

Chất dinh dưỡng thực vật là một thuật ngữ bao trùm để chỉ các phenol và polyphenol có nguồn gốc thực vật, flavonoid, isoflavone, tecpen và glucosinolate cũng như là thành phần hóa học tự bảo vệ của thực vật.

Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?
Nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ lười ăn rau

Tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng thực vật và lợi ích của nó cũng có ý nghĩa đối với sức khỏe của con người.

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ lười ăn rau là do các bà nội trợ thường chỉ quan tâm tới chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, protein từ thịt, cá trứng sữa mà vô tình quên bổ sung chất xơ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Trong khi đó, trẻ nhỏ là đối tượng có tỉ lệ mắc táo bón nhiều nhất bởi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em chủ yếu là do chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều chất béo.

Chất xơ là thành phần quan trọng trong hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như các toàn bộ cơ thể. Do đó, thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây nên táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, những đồ ăn nhiều chất béo, đồ dầu mỡ chiên rán gây nên khó khăn cho quá trình tiêu hóa, phân thải ra ngoài khó khăn hơn.

Rau chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của trẻ, chẳng hạn như axit folic, vitamin A, vitamin C và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy hầu hết trong các loại rau có lá màu xanh đậm.

Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bổ sung các loại rau khác, chẳng hạn như rau có màu như cà rốt và ớt chuông vàng. Thành phần vitamin và khoáng chất của tất cả các loại rau là khác nhau, vì vậy cần cung cấp cho trẻ các loại rau quả khác nhau.

Hầu hết vitamin không tự tổng hợp được từ cơ thể mà phải cung cấp bên ngoài, nhất là trong rau, củ, quả. Ví dụ: Vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt, protein, lipid… thành năng lượng, vitamin nhóm B tạo ra một loại enzyme đồng hóa đường, kích thích ngon miệng.

Chính vì vậy, để trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất cũng như phát triển thể chất toàn diện, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm này trong khẩu phần ăn của con.

Trái cây và rau quả giàu các thành phần chống oxy hóa (chẳng hạn như vitamin C, beta-carotene). Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng chất này, các gốc tự do trong cơ thể sẽ có cơ hội phát triển. Lượng dinh dưỡng không cân bằng sẽ làm giảm miễn dịch, khiến bé dễ bị bệnh.

Cách "tập" thói quen ăn rau của quả cho trẻ

Rau xanh là một trong thực phẩm quan trọng vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin, chất xơ... tốt cho sự phát triển, sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, đa phần trẻ thường không thích ăn nhiều rau, thậm chí có bé nhạy cảm với mùi vị của rau, nhất là các loại rau có mùi vị đặc trưng.

Nếu càng bị người lớn ép ăn nhiều rau càng nảy sinh tâm lý chán ghét những món ăn này. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu sở thích, cho bé ăn thử rau có vị ngọt với hàm lượng nhỏ như bắp (ngô), cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang...

Mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh vì có nhiều chất xơ, hạn chế mức độ tăng glucose huyết tương sau ăn rất tốt. Nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày
Các bà mẹ thường quan tâm bổ sung nhiều đạm trong chế độ dinh dưỡng của con mà không chú ý đến rau xanh

Ngoài ra, trái cây thường có vị ngọt, vì vậy trẻ sẽ dễ tiếp nhận hơn các loại rau xanh. Bố mẹ có thể kết hợp trái cây với các loại rau xanh để bé tiếp cận đa dạng thức ăn trong khẩu phần của mình.

Trẻ thường có xu hướng khó tiếp nhận các loại thức ăn mới, đặc biệt các loại rau nên bố mẹ cần theo dõi, ghi nhận những loại rau bé thích ăn và có cách chế biến phù hợp. Theo đó, bố mẹ nên thiết kế bữa ăn với các loại rau chế biến theo nhiều cách khác nhau (cả sống và chín) để tạo màu sắc đa dạng giúp bớt mùi vị khó chịu của chúng.

Các bà mẹ có thể kết hợp rau với món trẻ thích như salad rau củ, súp rau củ, nước ép, mì spaghetti, sinh tố... Rau có thể kém hấp dẫn với trẻ, nhưng các loại nước chấm, gia vị, nước sốt... sẽ tạo nhiều màu sắc, tăng hương vị và kích thích bé ăn rau nhiều hơn.

Bố mẹ có thể trộn sốt vào salad, thêm phô mai vào các loại cải, súp lơ... để "xử lý" tình trạng bé lười ăn rau.

Con cái cũng sẽ học hỏi về sự lựa chọn thực phẩm từ cha mẹ. Vì vậy, cách tốt nhất để khuyến khích trẻ ăn rau là để trẻ nhìn thấy cha mẹ tự chọn thực đơn rau xanh và thưởng thức đa dạng các loại một cách ngon lành.

Bởi vì bữa ăn gia đình là thời điểm tốt để dạy trẻ về cách ăn uống lành mạnh, bao gồm cả ăn rau.

Các món ăn thông thường trong mọi gia đình như món xào, canh súp, các món ăn nhiều đạm từ thịt... đều có hương vị tuyệt vời với nhiều rau củ hơn. Nếu trẻ nhìn thấy cha mẹ và anh chị em của chúng chọn đầy rau xanh vào đĩa để thưởng thức, trẻ có thể cũng muốn làm như vậy.

Đọc thêm

Biểu dương 178 nữ cán bộ y tế Thủ đô tiêu biểu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Biểu dương 178 nữ cán bộ y tế Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 16/10, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt tôn vinh cán bộ nữ tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024).
Rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố Chung tay vì an toàn thực phẩm

Rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

TTTĐ - Ngày 16/10, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, rà soát thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố.
Nhập viện vì uống 5-6 lít "nước thần" mỗi ngày để chữa bệnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhập viện vì uống 5-6 lít "nước thần" mỗi ngày để chữa bệnh

TTTĐ - Gần đây, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, bệnh nhân khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại "nước thần" được quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu i ốt và vi chất dinh dưỡng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu i ốt và vi chất dinh dưỡng

TTTĐ - Ngày 11/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Ẩn họa sau những món ăn hấp dẫn ở cổng trường Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ẩn họa sau những món ăn hấp dẫn ở cổng trường

TTTĐ - Gần đây, thực phẩm bẩn đang trở thành mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của học sinh tại nhiều trường học. Từ những món ăn chiên rán, xiên que, bánh mì, cho đến các loại nước giải khát, tất cả đều có một điểm chung: những món ăn này không rõ nguồn gốc xuất xứ và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
TP Hồ Chí Minh tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

TP Hồ Chí Minh tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trường học

TTTĐ - Thời gian tới, Đoàn liên ngành do Sở Giáo dục Đào tạo và Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh phối hợp sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra các bếp ăn, căng tin trong trường học trên địa bàn thành phố.
Ngộ độc thực phẩm: Quà vặt không phải chuyện vặt Sức khỏe

Ngộ độc thực phẩm: Quà vặt không phải chuyện vặt

TTTĐ - Sự việc tại Trường Trung học cơ sở Bình Minh (huyện Thanh Oai) thông tin có nhiều em học sinh có triệu chứng ngộ độc thực phẩm khi uống nước không rõ nguồn gốc được phát miễn phí tại cổng trường. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh về thực phẩm bán rong tràn lan.
Quà vặt, đồ uống phát miễn phí cổng trường không còn là chuyện "vặt" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quà vặt, đồ uống phát miễn phí cổng trường không còn là chuyện "vặt"

TTTĐ - Sự cố nhiều em học sinh ngộ độc nghi do nước uống miễn phí phát ở cổng trường cùng hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến quà vặt cổng trường xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây khiến nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng cho sức khoẻ của thế hệ tương lai.
Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thanh Oai thông tin việc học sinh nhập viện sau uống nước miễn phí

TTTĐ - Chiều 1/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có báo cáo chính thức gửi Sở GD&ĐT Hà Nội về vụ việc một số học sinh trường THCS Bình Minh nghi ngộ độc sau khi uống nước được phát miễn phí ở cổng trường.
Xem thêm