Tag

Chú trọng chất lượng bữa ăn bán trú trước thềm năm học mới

Chung tay vì an toàn thực phẩm 06/08/2024 14:59
aa
TTTĐ - Năm học mới đang đến gần, nhiều cơ sở giáo dục đã bắt đầu tựu trường, học từ đầu tháng 8 này. Bên cạnh chất lượng dạy và học thì chất lượng bữa ăn học đường cũng là một vấn đề được phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Kiểm tra, khảo sát chất lượng an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú Phụ huynh lo ngại bữa ăn thiếu chất, mất an toàn Cộng đồng trách nhiệm trong giám sát bữa ăn học đường

Thủ đô Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2.840 trường học, gần 2,3 triệu học sinh mầm non và phổ thông; trong đó hơn 1.800 trường học tổ chức bán trú. Hàng ngày trung bình các nhà trường trên địa bàn thành phố phục vụ hơn 1 triệu học sinh ăn bán trú.

Phụ huynh trăn trở

Trước thềm năm học mới, bên cạnh cơ sở vật chất, giáo viên, môi trường giáo dục, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến chất lượng bữa ăn học đường.

Anh Phạm Thành Trung (Thanh Nhàn, Hà Nội) có con năm nay vào lớp 5 chia sẻ: “Mỗi năm, nhà trường đều phát phiếu cho phụ huynh tự nguyện đăng ký ăn bán trú cho con em mình. Trong các cuộc họp đầu năm, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo số tiền phải đóng và tên đơn vị tổ chức bữa ăn bán trú.

Tuy nhiên, thông tin về đơn vị cung cấp bữa ăn chỉ được thông báo qua loa. Phụ huynh như chúng tôi không hề biết đơn vị đó là ai hay năng lực của họ ra sao”.

Bữa cơm bán trú “lèo tèo” tại 1 trường THCS Hà Nội bị phụ huynh phản ánh tháng 10 năm ngoái
Bữa cơm bán trú “lèo tèo” tại 1 trường THCS Hà Nội bị phụ huynh phản ánh tháng 10 năm ngoái

Đồng tình với quan điểm trên, chị Phạm Thanh Tú (Minh Khai, Hà Nội) tâm sự phần lớn việc lựa chọn các đơn vị cung cấp thực phẩm hay chế biến suất ăn tại trường học hiện nay chưa thực sự rõ ràng, việc lựa chọn vẫn mang tính chủ quan theo quan điểm của ban giám hiệu nhà trường.

Phụ huynh chưa được tham gia trực tiếp cùng với nhà trường đi thẩm định nguồn gốc thực phẩm của đơn vị cung cấp suất ăn trước khi quyết định và chưa được trực tiếp tham gia giám sát công tác nhận thực phẩm, chế biến tại bếp ăn hàng ngày. Nhiều trường cũng chưa chú trọng thông tin về thực đơn bữa ăn hàng tuần, hàng tháng để phụ huynh được biết.

Trên thực tế, đã có trường hợp phụ huynh phải chuyển trường cho con vì bữa ăn học đường không đảm bảo.

“Trẻ cần nguồn dinh dưỡng đầy đủ, an toàn, hợp lý để phát triển cả về thể chất và tinh thần. Năm nay tôi đã quyết định chuyển trường cho con vì nhận thấy bữa ăn của các con ở trường năm qua không đảm bảo”, chị Nguyễn Tuyết Trinh, sống tại quận Long Biên, Hà Nội nói.

Cần sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh

Đề cập đến vai trò quan trọng của bữa ăn học đường đối với trẻ đang ở “tuổi ăn tuổi lớn”, TTS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng: “Bữa ăn học đường rất quan trọng đối với sức khỏe trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non và tiểu học khi hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện và dễ bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, vấn đề này dường như chưa được quan tâm đúng mức. Hàng năm, các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra do nhiều khâu trong chuỗi cung ứng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm".

Thời gian qua, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quyết định hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở năm 2022, theo đánh giá của nhiều phụ huynh, giáo viên, chất lượng bữa ăn tại các trường học được cải thiện.

Nhiều trường đã thành lập tổ giám sát an toàn thực phẩm, có ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia; Ban giám hiệu phân công lịch trực nhận thực phẩm cho các lớp, đến lớp nào trực thì đại diện ban phụ huynh lớp đó sẽ đến kiểm tra, giám sát. Có trường còn quản lý những người ra vào khu vực bếp, bảo đảm an toàn trong suốt quá trình chế biến.

Phụ huynh học sinh đồng hành cùng nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú
Phụ huynh học sinh đồng hành cùng nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú

Tuy nhiên, trên thực tế, an toàn bữa ăn học đường vẫn luôn là nỗi lo lắng của phụ huynh khi vẫn còn những trường hợp ngộ độc hay suất ăn “lèo tèo”, không đảm bảo chất lượng.

Để bữa ăn bán trú của học sinh được đảm bảo chất và lượng, TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết: “Công tác giám sát bữa ăn bán trú luôn có sự phối hợp của Ban Giám hiệu, đại diện phụ huynh học sinh và nhân viên y tế nhà trường.

Nguyên tắc là phụ huynh nào cũng được quyền tham gia kiểm tra, giám sát bữa ăn của học sinh. Việc kiểm tra giám sát bữa ăn được kết hợp giữa kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Nhà trường có trách nhiệm công bố thực đơn theo tuần để Ban phụ huynh được biết, theo dõi; thông thường, thực đơn không lặp lại trong 4-8 tuần.

Nếu nhà trường không có bếp ăn có thể ký kết với đơn vị bên ngoài, tuy nhiên cần chọn đơn vị có đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và bắt buộc phải lưu mẫu 24 giờ tất cả món ăn trong ngày tại bếp ăn để phục vụ việc truy xuất nguyên nhân nếu gây ra sự cố an toàn thực phẩm. Nếu được, cần sử dụng các bộ kit test nhanh trong quá trình kiểm tra giám sát.

Ngoài nguồn gốc thực phẩm, cũng cần kiểm tra, giám sát, thực hiện quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm, với cơ sở vật chất, dụng cụ chế biến, nguồn nước… vì đây là vấn đề rất quan trọng”.

Đọc thêm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Xem thêm