Tag

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh

Chung tay vì an toàn thực phẩm 22/11/2024 13:25
aa
TTTĐ - Nhiều người thường chủ quan cho rằng thời tiết nắng nóng, vi khuẩn sinh sôi, thực phẩm dễ bị ôi thiu do đó các vụ ngộ độc thực phẩm chỉ xảy ra mùa hè. Trên thực tế, thời tiết trở lạnh cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc nếu khâu chế biến, bảo quản không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp Ba loại gia vị giúp giữ ấm cơ thể, phòng bệnh hô hấp Sử dụng thức ăn đông lạnh có tốt cho sức khỏe? Những loại hoa quả khi ăn dễ gây tắc ruột

Nguy cơ ngộ độc từ… tủ lạnh

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn. Đây là tình trạng bệnh lý gây ra bởi nhiễm khuẩn thức ăn hoặc độc chất do thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn.

Nhiễm khuẩn thức ăn do các loại vi khuẩn, virus,... tiềm ẩn trong thức ăn hoặc phát sinh trong quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm không đúng cách. Nhiễm độc thức ăn do các loại độc chất sinh học, kim loại, chất bảo quản, chất phụ gia, methanol (trong rượu kém chất lượng)... nhiễm vào thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai vào bất kỳ thời điểm nào nhưng nhiều người vẫn còn tâm lý chủ quan cho rằng ngộ độc thực phẩm chỉ xảy ra vào mùa nắng nóng. Trên thực tế, mùa lạnh, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra từ những thói quen tích trữ thức ăn trong tủ lạnh, khâu chế biến thực phẩm, rã đông sai cách.

Rã đông thực phẩm không đúng cách
Rã đông thực phẩm không đúng cách sẽ tăng nguy cơ gây ngộ độc

Một số loại vi khuẩn không gây ôi thiu rõ rệt, bề ngoài thức ăn có vẻ vẫn an toàn nhưng thực chất đã chứa lượng lớn vi khuẩn hoặc độc tố nguy hại tới sức khỏe.

Ngày nay, tủ lạnh, tủ đông đã trở thành thiết bị gia dụng không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình. Nhiều bà nội trợ coi chiếc tủ lạnh giống như “chiếc túi thần kỳ của Doraemon” tích trữ nhiều thức ăn để tiết kiệm thời gian không phải đi chợ hàng ngày.

Đây là cũng thói quen dễ hiểu với nhịp sống bận rộn của các gia đình hiện đại. Tuy nhiên, việc tích trữ quá nhiều loại thức ăn trong tủ lạnh cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi không phải loại thức ăn nào bảo quản đông lạnh là yên tâm không bao giờ bị hỏng.

Bên cạnh đó, việc để lẫn lộn không phân loại các loại thực phẩm như thịt, cá, rau, củ, thức ăn chín, thức ăn sống cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp bị ngộ độc, tiêu chảy. Ngoài ra, quá trình rã đông thực phẩm nhiều lần không đúng cách cũng dễ khiến phần thực phẩm sau khi ra đông dễ nhiễm khuẩn.

Khi lấy thức ăn trong tủ lạnh, nhiều người có thói quen chỉ hâm nóng lại, là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa từ thức ăn lưu trữ trong tủ lạnh. Bởi việc hâm nóng thức khó đảm bảo đủ nhiệt độ tiêu diệt vi trùng nếu không sử dụng nhiệt độ phù hợp với từng loại thức ăn.

Thức ăn mới chỉ được hâm nóng, chưa đạt đến nhiệt độ sôi vài phút thì không thể diệt chết được vi khuẩn. Vì vậy, đồ ăn chín trong tủ lạnh khi lấy ra cần phải nấu lại thật sôi để diệt hết vi khuẩn. Các thực phẩm không thể nấu sôi như giò mỡ, thịt đông cần phải bảo quản kỹ càng bằng hộp kín, tránh vi khuẩn xâm nhập.

Để bảo quản tốt đồ ăn thừa một cách an toàn, không làm mất đi chất dinh dưỡng, không gây hại đối với sức khỏe, tốt nhất nên bảo quản trong hộp thủy tinh, tránh các loại hộp bằng chất liệu nhựa tái sinh không đảm bảo.

Thức ăn thừa phải để nguội trước khi cho vào tủ lạnh, nên dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và phân loại các loại thực phẩm vào từng ngăn, hộp riêng biệt. Thức ăn thừa thường sinh ra muối nitrit. Bản thân muối nitrit có chứa độc tố và khi gặp protein trong dạ dày sẽ sinh ra chất nitrosamine, có thể gây ung thư.

Cẩn thận khi mua rau củ quả trái mùa

Thời tiết chớm lạnh, nhiều người thường bị bệnh liên quan đến đường ruột hoặc ngộ độc thực phẩm do ăn rau củ quả trái mùa không đảm bảo an toàn. Thực phẩm nói chung, rau quả nói riêng có tính mùa vụ, địa phương rõ rệt. Nhu cầu đời sống ngày càng tăng đòi hỏi phải đa dạng hóa sản phẩm và rau quả càng trái vụ, giá càng cao lại dễ bán.

Nắm bắt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã nhanh nhạy áp dụng nhiều biện pháp để cho ra đời nhiều loại rau quả trái mùa hợp khẩu vị.

Người dân cần chú ý rửa rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Người dân cần chú ý rửa rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, mùa khô nguy cơ ô nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau sẽ cao hơn mùa mưa.

Do đó, các bà nội trợ nên chọn rau vào vụ chính, là thời điểm cây trồng phát triển bình thường, ít bị sâu bệnh, dẫn đến số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực và phân bón ít; ở vụ nghịch, để đạt năng suất cao phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nhiều, do vậy rau, quả có thể có hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học vượt quá giới hạn cho phép.

Bên cạnh đó, để đảm bảo sự an toàn, các bà nội trợ cũng không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, lá bóng mà nên chọn màu xanh nhạt, cây rau có vẻ hơi cằn.

Cũng như vậy, với những loại củ quả trái mùa, chúng ta không nên chọn những trái quá lớn, mà chọn những trái có kích thuớc vừa phải hoặc thậm chí hơi nhỏ, không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân, những trái da xanh bóng.

Mùa đông là mùa của nhiều loại trái cây, rau củ do đó nên ưu tiên chọn các loại rau củ quà “mùa nào thức nấy” như các loại rau cải ngọt, cải ngồng, cải chip, cải cúc, cải canh, cải mơ, cải bẹ xanh, cải xoong, rau xà lách, su hào, súp lơ….

Cũng theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, việc rửa rau, củ là một trong những yếu tố quan trọng giúp hạn chế tối đa việc đưa độc tố vào cơ thể.

Khi rửa rau, chúng ta nên để rau ngay dưới vòi nước rửa, rửa rau bằng nước ấm (không quá nóng hoặc quá lạnh) được cho là một giải pháp tốt giúp làm sạch những chất cặn bẩn bám trong rau củ. Bên cạnh đó, mọi người cũng hạn chế tối đa việc ăn rau sống, các món gỏi để tránh những nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đọc thêm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xem thêm