Tag

Tẩy giun định kỳ có phòng được bệnh giun sán?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 27/08/2023 12:00
aa
TTTĐ - Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm giun sán từ các thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe. Do đó, mọi người nên tẩy giun định kỳ để phòng bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm từ bệnh giun sán.
Thu hồi thuốc tẩy giun sán của Bangladesh không đạt chất lượng Nhiễm sán lá gan do thói quen ăn rau sống Phát hiện thuốc tẩy giun Fugacar giả Chiến dịch bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ tại 22 tỉnh

Không chủ quan với bệnh giun sán

PGS.TS Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh Trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, bệnh giun truyền qua đất do ba loại giun tròn gồm giun đũa, giun móc và giun tóc gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và vệ sinh kém. Bên cạnh đó, các bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn cũng là một trong những bệnh rất phổ biến.

Các bệnh lây truyền từ động vật qua người chủ yếu là các loại sán: sán lá gan, sán phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn, giun đũa chó, mèo… Hiện nước ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy lùi do liên quan đến các yếu tố về sinh thái, nhất là các yếu tố về vệ sinh môi trường, tập quán ăn uống và các phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm, khó thay đổi của người dân.

Tẩy giun định kỳ có phòng được bệnh giun sán?
Tẩy giun định kỳ phòng được bệnh giun sán

Dân gian vẫn truyền tai nhau kinh nghiệm nhận biết khi bị nhiễm giun sán như là ngứa ngoài da, viêm da… Nếu như số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, nếu giun tồn tại trong cơ thể với số lượng nhiều hơn, chúng sẽ gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm: Đau vùng rốn, người bệnh gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun.

Đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần; Người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm; Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng, giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân; Trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm; Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất; Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan. Số lượng giun quá nhiều có thể gây ra tắc ruột, phải tiến hành phẫu thuật.

Cách tẩy giun sán định kỳ hiệu quả

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm giun sán không được điều trị kịp thời, dẫn đến những biến chứng nặng nề như tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa, thủng ruột, tắc ống dẫn mật, nhiễm trùng ống dẫn mật, xơ gan cổ trướng, u gan, áp xe gan...

Ngày nay, khi đời sống được nâng cao, bệnh nhiễm ký sinh trùng tưởng như hiếm gặp, nhưng thực tế vẫn có những câu chuyện khiến nhiều người khó tin.

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thuộc Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ ở Hải Hương bị nhiễm ký sinh trùng chui dưới da khi đi làm đồng, tiếp xúc với bùn đất khi có vết thương hở và thói quen gần gũi với chó mèo.

 Ấu trùng giun chạy khắp tay của bệnh nhân Nguyễn Thị L.
Ấu trùng giun chạy khắp tay của bệnh nhân Nguyễn Thị L.

Bệnh nhân Nguyễn Thị L (40 tuổi) ở Kinh Môn, Hải Dương cho biết, chị là công nhân may mặc và làm thêm mấy sào ruộng. Cách đây 2 tuần, sau khi đi làm đồng về, bàn tay chị bỗng dưng bị ngứa, hiện rõ các vết ngoằn ngoèo như con giun. Chị ra hiệu thuốc hỏi thì được nhân viên tư vấn mua thuốc về uống. Sau 3 ngày, vết ngứa ngày càng lan rộng hơn, gây cảm giác rất khó chịu vì cứ gãi đến đâu vết lại lan rộng đến đấy. Bệnh nhân đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để khám.

PGS.TS Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh Trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết: "Không ít người dân coi việc nhiễm giun sán là chuyện bình thường, không mấy quan tâm. Tuy nhiên, nếu nhiễm giun sán lâu ngày cơ thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu. Trên thực tế, các bệnh viện đã từng gặp những trường hợp bệnh rất nặng do nhiễm giun sán".

Để tránh những biến chứng nguy hiểm từ bệnh giun sán, TS Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khuyến cáo, người dân cần tẩy giun định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm. Với trẻ em từ 1-2 tuổi cần đến gặp bác sĩ trước khi tiến hành tẩy giun để được khám, xét nghiệm và tư vấn cụ thể. Tuy nhiên, tẩy giun định kỳ có tác dụng với các loại giun thông thường, còn đối với những loại sán thì thuốc tẩy giun không có hiệu quả như mong muốn.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng có khuyến cáo phòng chống bệnh giun sán. Cụ thể, người dân nâng cao nhận thức, tăng cường giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường không nhiễm phân; Tạo nếp giữ vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, ăn chín, uống sôi; Không dùng phân tươi để bón ruộng vườn; Mang đồ bảo hộ lao động khi lao động sản xuất có tiếp xúc với đất; Ở vùng hầm mỏ, tiến hành khám sức khỏe hàng năm và xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm; Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kì 2 lần/năm, thời gian giữa 2 lần cách nhau 4 - 6 tháng.

Đọc thêm

Loại vitamin nào giúp tăng chiều cao cho trẻ? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Loại vitamin nào giúp tăng chiều cao cho trẻ?

TTTĐ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của Vitamin D3 và K2 cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em”.
Ngành y tế triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngành y tế triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 5420/KH-SYT ngày 31/10/2024 về triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11) năm 2024.
Những món ăn “đẩy lùi” bệnh cúm mùa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những món ăn “đẩy lùi” bệnh cúm mùa

TTTĐ - Người mắc cúm thường có triệu chứng sốt cao, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, chán ăn, ăn không ngon miệng và cảm giác gần như kiệt sức.
Những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm đau rát do bỏng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm đau rát do bỏng

TTTĐ - Với những vết bỏng nhẹ, diện tích nhỏ, bỏng không sâu có thể sơ cứu tại nhà, chúng ta nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để giúp giảm đau rát, phồng rộp, tránh để lại sẹo.
Hà Nội siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp cuối năm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp cuối năm

TTTĐ - Nhằm tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã triển khai nhiều đợt kiểm tra toàn diện. Qua đó, đơn vị phát hiện và xử lý hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng với số lượng lớn thực phẩm không đảm bảo. Đây là nỗ lực nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng trong bối cảnh tình trạng buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc đang gia tăng.
Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

TTTĐ - Hầu hết mọi người đều bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh để không bị hỏng. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có thời hạn sử dụng nhất định.
Sử dụng thức ăn đông lạnh có tốt cho sức khỏe? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sử dụng thức ăn đông lạnh có tốt cho sức khỏe?

TTTĐ - Thực phẩm đông lạnh trong một thời gian dài có thể làm mất đi một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng.
Những nguyên liệu “thần kỳ” có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng nhẹ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những nguyên liệu “thần kỳ” có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng nhẹ

TTTĐ - Với các trường hợp dị ứng thể nhẹ như xuất hiện của các nốt mề đay, mẩn ngứa, mọi người có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu này nhanh chóng với các nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm.
Những loại kháng sinh trong tự nhiên “xịn” hơn thuốc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại kháng sinh trong tự nhiên “xịn” hơn thuốc

TTTĐ - Nhiều rau, cây gia vị chứa những chất có nguồn gốc từ thực vật với khả năng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn được sử dụng như vị thuốc để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.
Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất cấm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
Xem thêm