Tag

Tập trung cải tạo, xây mới hệ thống chợ truyền thống

Muôn mặt cuộc sống 29/10/2024 21:21
aa
TTTĐ - Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 455 chợ, gồm các chợ từ hạng 1 đến 3. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, văn minh đô thị... Do đó, cải tạo mạng lưới chợ là yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với lợi ích đời sống dân sinh.
Đổi thay của chợ truyền thống: Văn minh, an toàn, hiệu quả Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

Hoàn thành cải tạo 19/38 chợ

Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Thống kê của ngành Công thương Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố hiện có 455 chợ, bao gồm các hạng từ 1 - 3. Hệ thống chợ truyền thống đảm nhận khoảng 40% nhu cầu mua sắm của người dân các quận nội thành; ở khu vực ngoại thành khoảng 70%, góp phần tích cực phục vụ các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều chợ dân sinh bị xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, văn minh đô thị... Đồng thời, hệ thống chợ dân sinh tại một số huyện ngoại thành còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, dẫn đến việc các tụ điểm chợ cóc phát triển.

Tập trung cải tạo, xây mới hệ thống chợ truyền thống
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố hiện có 455 chợ, gồm các chợ từ hạng 1 - 3

Nhằm cải tạo, nâng cấp, xây mới hệ thống chợ truyền thống, từ đầu năm đến hết tháng 3/2024, Sở Công thương Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động 4 chợ mới, gồm: Phú Đô (quận Nam Từ Liêm), Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng), chợ Trung tâm thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức), chợ Châu Long (quận Ba Đình). Về cải tạo, nâng cấp chợ, đến hết tháng 10/2024, các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành cải tạo 19/38 chợ.

Đối với các điểm kinh doanh tự phát trái phép, đến nay, các quận, huyện, thị xã cùng các lực lượng chức năng đã giải tỏa 176/213 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép. Hiện, thành phố còn tồn tại 37 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, cần phải giải tỏa trong thời gian tới.

Dự kiến đến hết năm 2024, thành phố sẽ hoàn thành xây mới thêm 4 chợ (đạt 8/21 chợ); hoàn thành cải tạo thêm 7 chợ. Đến hết năm 2025, dự kiến sẽ hoàn thành xây thêm 2 chợ mới trên địa bàn các quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm; đồng thời, hoàn thành cải tạo thêm 10 chợ.

Gỡ khó cho đầu tư, xây dựng chợ

Thực tế cho thấy, việc cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ trên địa bàn đã mang lại công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người lao động. Hoạt động kinh doanh của các chợ đã góp phần tăng mức lưu chuyển hàng hóa, tăng thu cho ngân sách địa bàn, thuận tiện cho việc mua bán đáp ứng nhu cầu của dân cư, nhất là các vùng ngoại thành.

Thực hiện chỉ tiêu về đầu tư, cải tạo chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 110/KH-UBND, trong đó đầu tư, cải tạo, xây mới 38 chợ (17 dự án chợ xây mới và 21 chợ cải tạo, sửa chữa).

Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa được quan tâm một cách đầy đủ nên việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa theo kế hoạch chưa đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Một số quận, huyện chưa quan tâm đầu tư cải tạo nên chưa đáp ứng được hạ tầng thương mại theo tiêu chí quy định, khó khăn cho việc công nhận tiêu chí hạ tầng thương mại.

Tập trung cải tạo, xây mới hệ thống chợ truyền thống
Việc cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ sẽ mang lại công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người lao động

Một số chợ trên địa bàn thành phố, nhất là khu vực ngoại thành họp chợ theo phiên, quy mô nhỏ, manh mún, có doanh thu rất thấp, chỉ đủ bù đắp chi phí vệ sinh môi trường của chợ và một phần chi phí quản lý, không đủ cho các khoản khấu hao và phục vụ sửa chữa, nâng cấp, cải tạo nên rất khó thu hút doanh nghiệp đầu tư cải tạo theo hướng xã hội hóa nguồn vốn.

Ngoài ra, cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, nhất là tiền thuê đất còn hạn chế, chưa khuyến khích để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư theo kêu gọi của thành phố...

Để gỡ khó cho hoạt động cải tạo, xây mới hệ thống chợ, bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Hà Nội kiến nghị, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ.

Về phía thành phố Hà Nội, đề nghị quan tâm xem xét bố trí kinh phí đầu tư công trong lĩnh vực chợ để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo chợ theo danh mục và tiêu chí tại các chương trình của Thành ủy Hà Nội đã đề ra.

Để đạt chỉ tiêu được giao, bà Nguyễn Kiều Oanh đề nghị, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chỉ tiêu được giao. Trong đó, đối với những dự án trung tâm thương mại, chợ, siêu thị… các quận, huyện, thị xã cần báo cáo cụ thể những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quy hoạch, tiến độ hoàn thành đầu tư, cân đối bố trí vốn… để Sở Công thương Hà Nội phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo UBND thành phố phối hợp giải quyết nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu.

Đọc thêm

Quận Cầu Giấy hoàn thành 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Muôn mặt cuộc sống

Quận Cầu Giấy hoàn thành 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

TTTĐ - Ngày 31/12, Đảng bộ quận Cầu Giấy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo quận, cán bộ, đảng viên của Đảng bộ quận.
Nhiều quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 Muôn mặt cuộc sống

Nhiều quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

TTTĐ - Từ ngày 1/1/2025, nhiều quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực, tác động lớn đến đời sống dân sinh.
Tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số Xã hội

Tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số

TTTĐ - Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế, đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô năm 2024 ổn định và từng bước cải thiện nâng cao.
10 sự kiện tiêu biểu của Công đoàn Viên chức Việt Nam Muôn mặt cuộc sống

10 sự kiện tiêu biểu của Công đoàn Viên chức Việt Nam

TTTĐ - Năm 2024, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực trên nhiều mặt công tác, đóng góp vào thành tích chung của Công đoàn Việt Nam. Chúng ta cùng nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu, nổi bật của Công đoàn Viên chức Việt Nam năm 2024.
Đấu giá gốc trầm hương 1,79 tỷ đồng để gây quỹ học bổng Muôn mặt cuộc sống

Đấu giá gốc trầm hương 1,79 tỷ đồng để gây quỹ học bổng

TTTĐ - Một gốc trầm hương đã được doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn đấu giá 1,79 tỷ đồng để ủng hộ quỹ học bổng tỉnh Khánh Hòa thông qua chương trình nghệ thuật "Quê hương biển gọi".
"Xuân Chiến sĩ" trao hàng trăm phần quà Tết đến quân dân biên giới Muôn mặt cuộc sống

"Xuân Chiến sĩ" trao hàng trăm phần quà Tết đến quân dân biên giới

TTTĐ - Sáng 30/12, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức họp báo thông tin về chương trình “Xuân Chiến sĩ” lần thứ 10 năm 2025. Đây là chương trình được Quân khu 7 tổ chức thường niên tại các địa bàn biên giới, biển đảo mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Quảng Nam: Đẩy mạnh đối ngoại Nhân dân, hội nhập quốc tế toàn diện Xã hội

Quảng Nam: Đẩy mạnh đối ngoại Nhân dân, hội nhập quốc tế toàn diện

TTTĐ - Đại hội đại biểu Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam lần thứ V (nhiệm kỳ 2024 - 2029) vừa diễn ra tại TP Tam Kỳ.
Kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm Muôn mặt cuộc sống

Kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm

TTTĐ - Sáng 28/12, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, UBND huyện Vĩnh Bảo đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ba Đình hoàn thành vượt chỉ tiêu tỷ lệ gia đình, tổ dân phố văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Ba Đình hoàn thành vượt chỉ tiêu tỷ lệ gia đình, tổ dân phố văn hóa

TTTĐ - Năm 2024, tỷ lệ “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” của quận Ba Đình đều đạt trên 100% chỉ tiêu thành phố Hà Nội giao.
Sẵn sàng vận hành bộ máy mới sau sắp xếp đơn vị hành chính Muôn mặt cuộc sống

Sẵn sàng vận hành bộ máy mới sau sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Ngày 27/12, Ban Thường vụ Quận ủy, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ, chính quyền phường; quyết định về công tác cán bộ các phường sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Xem thêm