Tag

Người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì để bồi bổ sức khoẻ?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 27/09/2024 09:00
aa
TTTĐ - Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đang gia tăng. Bên cạnh chủ động phòng bệnh thì việc phát hiện điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết.
Bước tiến quan trọng hướng tới loại trừ sốt xuất huyết ở Việt Nam Dịch bệnh sốt xuất huyết bước vào giai đoạn cao điểm Nhiều chuyển biến tích cực trong chăm sóc sức khỏe người dân miền núi Ghi nhận thêm 346 ca mắc sốt xuất huyết trong một tuần

Bổ sung nước rất quan trọng

Bệnh sốt xuất huyết hiện chỉ điều trị triệu chứng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ bị bệnh nặng, giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn.

Theo đó, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao kèm theo đau đầu, đau khớp… nên rất mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng sốt cao làm tăng nguy cơ mất nước nên cần bù nước đầy đủ (2-3 lít/ngày).

Nước hoa quả là nguồn bổ sung nước cho bệnh nhân sốt xuất huyết rất tốt
Nước hoa quả là nguồn bổ sung nước cho bệnh nhân sốt xuất huyết rất tốt

Người bệnh nên uống các loại nước lọc, nước canh, nước dừa tươi, nước ép trái cây (như cam, bưởi, chanh). Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao.

Các loại nước ép cam, chanh, bưởi cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp vững bền thành mạch, rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, khi bị ốm sốt, người bệnh thường khó ăn, ăn không cảm thấy ngon. Do đó, các món ăn nên nấu dưới dạng lỏng và mềm như cháo, súp để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thu hơn. Nên ăn ít một, chia làm nhiều bữa trong ngày. Các bữa phụ có thể uống thêm sữa để bổ sung dinh dưỡng.

Đối với trẻ còn bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú như bình thường. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm, cha mẹ nên nấu đa dạng nhiều món ăn, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin D, A, kẽm, sắt… Các bà mẹ cần cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, sữa...

Ngoài bữa ăn chính nên cho trẻ uống thêm sữa, nước cam hoặc sinh tố để bổ sung vitamin và khoáng chất.

BSCKI. Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân thường sốt cao và kèm theo mất nước, do đó việc bổ sung nước là quan trọng nhất. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân nên duy trì uống đủ nước lọc hoặc bổ sung các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ.

Những món cháo, món súp hay một số loại thức ăn dạng lỏng sẽ rất tốt với những bệnh nhân vừa bị sốt xuất huyết. Những món ăn này rất dễ ăn và sẽ giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn.

Đồng thời khi ăn cháo, súp, cơ thể vừa được bổ sung nước lại vừa bổ sung thêm năng lượng. Để tăng hương vị thơm ngon và dưỡng chất trong cháo, bạn có thể bổ sung thêm bí ngô. Trong bí ngô có chứa nhiều vitamin A, rất tốt để cơ thể tăng sản sinh tiểu cầu và protein giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe.

Rau xanh vốn rất tốt cho sức khỏe nói chung và đặc biệt, những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết mới khỏi cũng nên bổ sung rau xanh để cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Ngoài ra nên bổ sung các loại trái cây tươi, đặc biệt là một số loại quả có chứa nhiều vitamin C như đu đủ, bưởi, cam, ổi,… Nếu bạn thắc mắc sốt xuất huyết xong ăn gì cho khỏe thì những thực phẩm nhiều protein chính là câu trả lời vô cùng hợp lý. Một số thực phẩm có chứa nhiều protein như các loại thịt, trứng, sữa, phô mai,... sẽ giúp nâng cao sức đề kháng.

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì người mới khỏi sốt xuất huyết cũng cần kiêng một số thực phẩm như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn có tính cay, nóng, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.

Chế độ dinh dưỡng để tăng tiểu cầu

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần lượng protein cao để phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, trong chế độ ăn của người bệnh cần tăng cường thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt, cá, sữa… Người bệnh cũng cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Người bệnh nên tránh các thức ăn, đồ uống có màu đỏ sẫm như tiết, củ dền… Những thực phẩm này dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.

Một trong những biến chứng hay gặp khi bị sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết giảm vì các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi vi rút gây tổn thương tiểu cầu.

Các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn này đã phá hủy một số lượng lớn tiểu cầu trong thời gian người bệnh bị sốt xuất huyết.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt
Bổ sung các loại thực phẩm nhiều sắt giúp sản sinh ượng tiểu cầu

Để giúp cơ thể sản sinh lượng tiểu cầu nhiều hơn, người bệnh sốt xuất huyết nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi; kiwi, dâu tây, súp lơ xanh, rau bina), vitamin A (trứng, sữa, cá, thịt, gan lợn, tôm…; các loại rau có màu xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí; các loại củ quả có màu vàng như: gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài… ) , vitamin K (rau bina, măng tây, bông cải xanh, cải xoăn; các loại đậu, đậu nành…); folate (có nhiều trong trứng, măng tây, ngũ cốc, cam, rau bina và cải xoăn), sắt (có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, tim, gan, cá, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, trái cây khô...).

Chế độ dinh dưỡng chỉ là một phần giúp hỗ trợ quá trình điều trị sốt xuất huyết tốt hơn. Tuy nhiên mỗi người sẽ có một chế độ ăn khác nhau do thể trạng khác nhau. Chính vì thế người bệnh khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sốt xuất huyết thì cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và đồng thời được tư vấn chi tiết hơn về các thực phẩm bổ sung phù hợp.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm