Tag

Cách phòng chống ngộ độc botulinum khi sử dụng đồ đóng gói sẵn

Chung tay vì an toàn thực phẩm 26/05/2023 09:24
aa
TTTĐ - Việc sử dụng các loại thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo rất dễ xảy ra các vụ ngộ độc botulinum.
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc botulinum Cảnh báo nguy hiểm từ những ca ngộ độc botulinum WHO đang liên hệ tìm nguồn thuốc hiếm điều trị ngộ độc botulinum hỗ trợ Việt Nam 6 lọ thuốc hiếm điều trị ngộ độc botulinum về đến Việt Nam

Thực phẩm đóng gói sẵn có nguy cơ cao

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.

Các dấu hiệu bệnh: Nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.

Trường hợp ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.

Cục An toàn thực phẩm đã liên tục "nhắc" tăng cường phòng chống ngộ độc botulinum
Sản phẩm thực phẩm ở dạng đóng gói kín không bảo đảm an toàn dẫn tới sự xuất hiện của vi khuẩn Clostridium botulinum

Nguyên nhân của loại ngộ độc này xuất phát từ việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở dạng đóng gói kín (gồm: Chai, lọ, lon, hộp, túi) không bảo đảm an toàn dẫn tới sự xuất hiện của một số vi khuẩn sinh độc tố gây bệnh và phổ biến là vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra chất độc botulinum.

Clostridium botulinum còn gọi là vi khuẩn độc thịt vì ban đầu xảy ra chủ yếu với thịt hộp. Tuy nhiên, các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản... được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo đều có thể dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.

Để phòng chống ngộ độc do botulinum, người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Người dân cần thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).

Ngoài ra, thức ăn khi chế biến và đun sôi 100 độ C thì 5 đến 10 phút, vi khuẩn gây độc tố này đã bị tiêu diệt.

Tăng cường phòng chống ngộ độc botulinum

Liên quan đến các vụ ngộ độc do thực phẩm do độc tố clostridium botulinum xảy ra trên địa bàn TP Thủ Đức- TP Hồ Chí Minh mới đây, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã liên tiếp có 2 văn bản (ngày 23/5 và 17/5) gửi Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh về việc tăng cường giám sát ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Theo đó, tại văn bản mới nhất, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai một số nội dung, cụ thể: Đơn vị này phối hợp với các Bệnh viện (Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Chợ Rẫy) theo dõi sát diễn biến tình trạng bệnh nhân đang điều trị tại các Bệnh viện.

Đơn vị tổ chức điều tra, xác minh nguồn gốc thực phẩm, nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc để có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa không để các trường hợp ngộ độc tương tự xảy ra.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, ngăn chặn kịp thời các cơ sở kinh doanh, sản xuất giò chả không đảm bảo an toàn có nguy cơ phát sinh lây nhiễm Clostridium botulinum; Đình chỉ ngay hoạt động của các cơ sở gây ra ngộ độc nêu trên, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh trên địa bàn không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

8 chìa khóa phòng ngộ độc do độc tố botulinum Nguồn HCDC
8 chìa khóa phòng ngộ độc do độc tố botulinum. Nguồn HCDC

Đồng thời, các đơn vị tăng cường thông tin, giáo dục cho người dân không sử dụng những sản phẩm giò chả không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường; Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh các biện pháp vệ sinh, bao gói sản phẩm, hạn chế sử dụng thiết bị đóng túi hút chân không tạo điều kiện môi trường yếm khí thuận lợi cho Clostridium botulinum phát triển.

Trước đó, từ cuối tháng 3/2023, Cục An toàn thực phẩm đã gửi công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố, Ban Quản lý An toàn thực phẩm một số tỉnh/thành phố liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn clostridium botulinum cho cộng đồng.

Đặc biệt, các đơn vị chú ý hướng dẫn người dân biện pháp chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.

Trong sản xuất, chế biến, các cơ sở kinh doanh phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất. Trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt.

Các cơ sở chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường; Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không đông đá.

Đồng thời, các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời đối với các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, điều tra xác định nguyên nhân vụ ngộ độc theo quy định và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng; Trong trường hợp cần thiết cần kết nối hội chẩn liên viện, bệnh viện tuyến trên để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố, Ban Quản lý An toàn thực phẩm một số tỉnh/thành phố chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.

Đọc thêm

Xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1 - 8/11), toàn thành phố ghi nhận 566 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Lạc giữa "ma trận" thực phẩm chức năng trên TikTok Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lạc giữa "ma trận" thực phẩm chức năng trên TikTok

TTTĐ - Thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân, mỹ phẩm... đang là mặt hàng “hot” trên TikTok. Trong khi đó, nền tảng mạng xã hội này hiện không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
5 thực phẩm quen thuộc giúp giải độc phổi Chung tay vì an toàn thực phẩm

5 thực phẩm quen thuộc giúp giải độc phổi

TTTĐ - Tỏi, táo, cà chua, trà xanh… là những thực phẩm phổ biến giúp tăng cường sức khỏe của phổi. Khi bạn hít thở dễ dàng, bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.
Những thói quen ăn rau sai cần bỏ ngay lập tức Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những thói quen ăn rau sai cần bỏ ngay lập tức

TTTĐ - Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách chúng sẽ trở thành nguy cơ gây bệnh.
Thu giữ hơn 1 tấn khô bò không rõ xuất xứ bán qua mạng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thu giữ hơn 1 tấn khô bò không rõ xuất xứ bán qua mạng

TTTĐ - Qua công tác tra soát việc kinh doanh trên các trang mạng xã hội, Đội Quản lý thị trường số 18 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh vừa phát hiện, kiểm tra và tạm giữ 1.015kg khô bò không rõ nguồn gốc xuất xứ, đang được một doanh nghiệp giới thiệu, chào bán trên mạng xã hội Facebook.
Những cách “xoa dịu” dạ dày khi ăn quá no Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những cách “xoa dịu” dạ dày khi ăn quá no

TTTĐ - Khi ăn uống "quá độ" sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Tác hại của việc ăn quá no sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lâu dài.
Những loại thực phẩm giúp tăng sức bền cơ thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại thực phẩm giúp tăng sức bền cơ thể

TTTĐ - Để đủ sức khoẻ tham gia các môn vận động thể dục, chạy bộ, mỗi người cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó, một số loại thực phẩm giúp tăng cường sức bền không thể thiếu trong chế độ ăn uống
Những người không nên sử dụng thực phẩm bổ sung collagen thường xuyên? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những người không nên sử dụng thực phẩm bổ sung collagen thường xuyên?

TTTĐ - Việc bổ sung collagen bằng đường uống là một cách thực dễ dàng nhưng lại mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, một số trường hợp không nên sử dụng collagen.
Những dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn kiêng thiếu chất Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn kiêng thiếu chất

TTTĐ - Việc cắt giảm calo, chế độ ăn “nghèo” dinh dưỡng có thể giúp mọi người giảm cân nhanh nhưng hậu quả cơ thể sẽ có nhiều dấu hiệu “báo động”.
Loại vitamin nào giúp tăng chiều cao cho trẻ? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Loại vitamin nào giúp tăng chiều cao cho trẻ?

TTTĐ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của Vitamin D3 và K2 cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em”.
Xem thêm