Tag

Những cách “xoa dịu” dạ dày khi ăn quá no

Chung tay vì an toàn thực phẩm 07/11/2024 16:00
aa
TTTĐ - Khi ăn uống "quá độ" sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Tác hại của việc ăn quá no sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lâu dài.
Nguy cơ hóc dị vật khi ăn uống Những quan điểm sai lầm trong chế độ ăn uống của người tiểu đường Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ Chế độ ăn uống có thể giúp giảm lo âu, căng thẳng

Ăn quá no là thủ phạm sinh ra nhiều bệnh

Trong cuộc sống hằng ngày, sau mỗi bữa ăn có vẻ quá đà, chúng ta dễ rơi vào tình trạng có thể diễn tả bằng những câu nói cảm thán như “no quá”, “no vỡ cả bụng”, “no không thở nổi”.

Vốn tưởng như đây là chuyện thường ngày và không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Song trên thực tế lâm sàng, PGS.TS. Vũ Văn Khiên, Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc cho biết: Nhiều bệnh nhân gặp vấn đề tiêu hóa do thói quen ăn quá nhiều. Thường gặp nhất là các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng, tiêu chảy, đau vùng thượng vị.

Mất khoảng 20 phút để não gửi tín hiệu đến dạ dày và cho biết rằng chúng ta đã no. Ăn quá nhiều xảy ra khi bạn tiếp tục ăn vượt quá mức no này”.

Ăn quá nhiều khiến dạ dày giãn ra ngoài kích thước bình thường. Dạ dày giãn rộng sẽ chèn ép các cơ quan khác khiến vùng bụng căng tức, khó chịu. Dạ dày cũng có thể tạo ra khí do ăn quá nhiều, khiến cơ thể có cảm giác đầy hơi.

Ăn quá nhiều, đặc biệt là thực phẩm không lành mạnh còn dẫn đến các bệnh tiêu hóa. Enzyme tiêu hóa chỉ có sẵn với số lượng hạn chế, vì vậy lượng thức ăn đưa vào cơ thể càng nhiều, thời gian tiêu hóa sẽ càng lâu.

Thức ăn tồn đọng cũng kích thích dạ dày liên tục tiết dịch vị, về lâu dài có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Trong khi đó, tuổi thọ của các tế bào trên niêm mạc dạ dày khá ngắn, 2-3 ngày sẽ tái tạo một lần. Việc liên tục bị tổn thương khiến tế bào niêm mạc không có thời gian hồi phục, gây viêm loét dạ dày.

Những cách “xoa dịu” dạ dày khi ăn quá no
Béo phì là một căn bệnh thường gặp ở những người ăn quá nhiều

Để tiêu hóa thức ăn, dạ dày sản sinh ra axit clohydric (HCl). Một người ăn quá no, đặc biệt là tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, như pizza, bánh mì xúc xích, phô mai… cũng có thể khiến lượng axit này trào ngược lên thực quản gây ra chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

Thức ăn có nhiều gia vị, chất kích thích được tiêu thụ nhiều còn có thể gây viêm xung huyết dạ dày.

Để không rơi vào hoàn cảnh ăn quá no, PGS.TS. Vũ Văn Khiên khuyến cáo mỗi người nên biết cách kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Ăn chậm, nhai kỹ là cần thiết để giúp não bộ có thời gian tiếp nhận thông tin và đưa ra cảnh báo khi đến “ngưỡng no” của cơ thể. Trong quá trình ăn, không nên vừa ăn vừa xem tivi, sử dụng điện thoại hay làm việc.

Sự mất tập trung có thể khiến não không phán đoán đúng được việc chúng ta đã ăn no chưa. Đặc biệt, mọi người cần lưu ý ăn đủ 3 bữa chính trong ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ năng lượng, tránh bỏ bữa sáng và ăn bù, ăn dồn vào bữa tối gây quá tải.

Dạ dày cần được “xoa dịu”

Béo phì là một căn bệnh thường gặp ở những người ăn quá nhiều, đặc biệt là ăn những chất nhiều tinh bột, đạm, chất béo… khó tiêu hóa. Dần dần, lượng chất dư thừa này sẽ tích tụ thành lớp mỡ dưới da gây bệnh béo phì.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng những người mắc bệnh béo phì thường có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, tiểu đường… Nguy hiểm nhất là bệnh về động mạch vành ở tim.

Dạ dày là nơi đầu tiên chịu hậu quả từ việc ăn quá no. Mỗi ngày, dạ dày phải tiết khoảng 8000 mg dịch để tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn quá no khiến cho dạ dày bị căng phồng, hoạt động co bóp bị quá tải…

Những cách “xoa dịu” dạ dày khi ăn quá no
Khi ăn quá nhiều so với bình thường sẽ khiến bụng khó tiêu, đôi khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi và khó thở

Không những vậy, lượng thức ăn dư thừa có thể trở thành độc tố và gây ảnh hưởng tới dạ dày, thành ruột non, giảm chức năng ruột… Thêm vào đó, việc ăn quá no làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động quá mức, dễ gặp phải các bệnh như đau dạ dày, khó tiêu…

Đôi khi, trong những bữa cỗ hay bữa nhậu nhẹt cùng bạn bè, người thân, chúng ta “trót” ăn thả ga khiến bụng rơi vào trạng thái no căng, khó chịu. Cách dễ nhất để giải quyết cảm giác khó chịu này là chờ hệ tiêu hóa làm việc, tuy nhiên có nhiều cách khác để “xoa dịu” bao tử nhanh chóng hơn.

Khi ăn quá nhiều so với bình thường sẽ khiến bụng khó tiêu, đôi khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi và khó thở. Tuy nhiên, chỉ cần một cốc nước chanh hoặc trà có thể giải quyết ngay lập tức sự khó chịu của dạ dày.

Trà thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng xoa dịu cảm giác đầy bụng. Trong khi đó, hàm lượng axit trong nước chanh cũng có tác dụng đẩy nhanh tiêu hóa thức ăn, đồng thời giúp giảm cân.

Khi lỡ ăn quá nhiều, con người dễ rơi vào trạng thái "căng da bụng thì chùng da mắt" nhưng việc đi ngủ ngay sau khi ăn no rất hại cho hệ tiêu hoá. Vì vậy, khi ăn quá no, mọi người nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn.

Đi bộ ít nhất 5 - 10 phút sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa trào ngược dạ dày, ợ nóng. Ngoài ra, đi bộ sau bữa ăn cũng giúp tránh tích trữ nhiều chất béo, đây là cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhưng cần tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn, nó có thể gây tác dụng ngược.

Sữa chua cũng là một món ăn tráng miệng có tác dụng “xoa dịu” dạ dày bởi có chứa vi khuẩn axit lactic, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và kích thích sự gia tăng của các loại khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, nhất là các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Một cốc sữa chua sau khi ăn các món ăn nóng cũng sẽ giúp cơ thể bảo vệ lớp niêm mạc của đường tiêu hóa.

Dạ dày là cơ quan có tính đàn hồi tốt, do đó thỉnh thoảng ăn quá no cũng không sao. Tuy nhiên nếu chúng ta không biết cách kiểm soát chế độ dinh dưỡng và thường xuyên ăn quá no sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ đến sức khỏe.

Đọc thêm

Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Năm 2024, toàn quận Tây Hồ, Hà Nội có 1.982 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; 1 trung tâm thương mại; 42 siêu thị; 10 chợ. Giai đoạn 2018 - 2024, quận đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 40 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Xem thêm