Tag

“Mẹo” rửa rau đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm

Chung tay vì an toàn thực phẩm 16/09/2024 15:00
aa
TTTĐ - Nhiều bà nội trợ thường băn khoăn cách rửa rau xanh đúng "chuẩn" để giảm thiểu các hoá chất độc hại tồn dư trong quá trình trồng trọt, thu hoạch, bụi bẩn, vi trùng có hại cho sức khỏe.
Rửa rau bằng nước bẩn có thể nhiễm hàng loạt vi khuẩn gây bệnh đường ruột Bão lũ và "bão" giá rau xanh Đảm bảo cung cấp đủ lượng rau xanh cho người tiêu dùng Thủ đô Trẻ lười ăn rau ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?

Lựa chọn mua rau an toàn

Lựa chọn mua rau củ quả tươi ngon, an toàn cho gia đình là vấn đề mà các chị em nội trợ luôn băn khoăn và lo lắng. Nếu không biết cách lựa chọn thì sẽ đồng thời mang các mầm bệnh vào người bởi thực phẩm không sạch, không an toàn.

Làm sao để biết cách lựa chọn rau củ quả tươi ngon, không ngâm hóa chất là một câu hỏi lớn của nhiều người. Vì vậy, có mỗi số cách lực chọn được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa ra 4 cách lựa chọn rau, quả tươi, an toàn, đó là dựa vào hình dáng bên ngoài, màu sắc, thông qua việc sờ, nắm và mùi.

Đầu tiên là cách lựa chọn rau củ quả tươi ngon dựa vào hình dáng bên ngoài. Khi đi chợ lựa rau củ cần ưu tiên quan sát hình dáng bên của rau củ trước khi mua.

Các chị em nên chọn các loại rau củ có màu tươi xanh tự nhiên, còn nguyên vẹn không bị dập nát hay thâm nhũn.

Rau bị phun thuốc hoặc ngâm thuốc thường có lá xanh bất thường, cộng với thân rau rất to. Những loại rau này không để lâu qua ngày được, chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ.

Đồng thời, chúng ta không nên chọn những trái hoặc củ có vẻ ngoài phổng phao, mập mạp với kích thước to lớn bất thường hoặc xuất hiện tình trạng da căng, có vết nứt dọc theo thân; chỉ nên chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ một chút để an toàn hơn.

“Mẹo” rửa rau đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm
Lựa chọn mua rau củ quả tươi ngon, an toàn cho gia đình là vấn đề mà các chị em nội trợ luôn băn khoăn và lo lắng

Cách nhận biết nhanh nhất rau củ có còn tươi hay không chính là nhìn vào màu sắc của chúng. Bởi vì rau củ và quả tươi có màu sắc tự nhiên, không bị héo úa.. Nếu phát hiện thấy màu sắc bất thường, xuất hiện các vệt màu loang thì không nên chọn mua để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Các loại rau ăn lá thường được sử dụng nhiều chất kích thích cũng như thuốc bảo vệ thực vật.

Để đảm bảo sức khỏe khi chúng ta lựa chọn các loại rau ăn lá cần chú ý không nên chọn những loại rau có màu xanh đậm bóng, quá mướt; chọn những loại rau lá có màu xanh nhạt, cây rau nhìn không có bất kỳ sự bất thường nào.

Khi chọn củ quả, chúng ta cần để ý đến hình dáng, không chọn những của quả đã biến dạng, trầy xước nặng và có những vết cắt xéo lạ. Đây có thể là một trong những dấu hiệu của việc bơm, tiêm thuốc kích thích vào trong củ quả.

Ngoài ra, chị em nên chọn củ quả có vỏ tươi, màu sắc tự nhiên không quá đậm. Với mỗi loại củ quả chọn kích thước ở mức trung bình hoặc nhỏ sẽ đảm bảo an toàn hơn, tránh được tình trạng sử dụng các loại rau củ đột biến bất thường không rõ nguồn gốc.

Hiện nay, nhiều thương lái vì lợi ích kinh tế mà sử dụng hóa chất vào các loại rau, củ quả nhằm tăng trọng lượng, rút ngắn trình chín của củ quả.

Chính vì nguyên nhân đó, khi lựa chọn rau củ chúng ta cần chú ý đến các chất bảo quản thực vật trên lá, cuống lá, cuống quả hoặc núm quả… ; khi phát hiện trên rau củ có các vết lấm tấm hoặc vết trắng, vết lạ ở rau hoặc củ thì không nên chọn mua.

Khi đi chợ chị em cũng thường sử dụng cách ngửi mùi để xác định độ tươi của sản phẩm. Hiện tại nhiều loại hoá chất được sử dụng nhằm tăng độ tươi và bảo quản rau củ rất tinh vi có thể đánh lừa người tiêu dùng.

Tuy vậy, chúng ta có thể sử dụng cách ngửi thử mùi rau củ, khi ngửi mà nhận thấy chúng có mùi lạ, mùi hắc hắc, mùi thuốc sâu hay hóa chất thì đó là rau củ quả không tươi ngon, được để qua ngày hoặc được xử lý hóa chất để nhìn được tươi ngon hơn.

Nếu muốn chọn mua rau củ tươi ngon, cách đơn giản nhất mà có thể sử dụng là lấy tay cầm và sờ vào rau củ quả, nếu có cảm giác nặng tay, giòn chắc thì đó chính là thực phẩm tươi sạch.

Còn nếu cầm lên mà thấy nhẹ tay, cảm giác mềm thì những thực phẩm đó đã có phun thuốc trừ sâu hoặc hóa chất ở trong đó.

Với các loại rau lá miết nhẹ lá rau để xem rau có độ đàn hồi không, nếu rau bủn ra thì không nên mua. Với các loại củ quả có thể dùng tay ấn nhẹ, nếu rau củ tươi sẽ có tính giòn, đàn hồi tốt.

Cách ngâm rửa rau đúng “chuẩn”

Rau xanh là một mặt hàng thường xuyên và thiết yếu trong tiêu dùng hằng ngày của người dân. Trước những thông tin nhiều loại rau, quả sử dụng hóa chất, chất kích thích độc hại được bày bán tại các chợ dân sinh khiến nhiều người không yên tâm về độ an toàn của rau củ ngoài chợ.

Nhiều bà nội trợ, các gia đình có kinh tế đã lựa chọn mua thực phẩm tại các siêu thị hay chuỗi cửa hàng tiện ích với niềm tin rằng hàng hóa được kiểm soát, kiểm định chặt chẽ về chất lượng, có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

“Mẹo” rửa rau đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm
Rửa sạch tất cả các loại rau để tránh được vi khuẩn, vi trùng

Ngoài việc chọn mua rau đảm bảo chất lượng, quá trình sơ chế, rửa rau cũng rất quan trọng. Nhiều bà nội trợ cũng băn khoăn liệu rửa rau bằng nước thông thường đã đủ làm sạch chúng?

Rửa rau quả tươi bằng nước sạch có thể giúp loại bỏ vi trùng và các chất cặn bã không mong muốn trên bề mặt của chúng trước khi ăn. Tuy nhiên, nhiều người còn sử dụng thêm các loại hợp chất tẩy rửa khác như giấm, nước chanh, muối hoặc thậm chí dùng các chất tẩy rửa, dung dịch sát khuẩn.

Tuy nhiên, các chuyên gia về an toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng bừa bãi các loại chất tẩy rửa để làm sạch thực phẩm bởi vì các chất này có thể bám lên bề mặt rau củ, gây ngộ độc cho người sử dụng.

Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều.

Trước khi rửa rau xanh bằng nước sạch thì nên vệ sinh rửa tay bằng xà phòng, cọ rửa các loại đồ dùng, chậu, bồn rửa chuyên dùng để ngâm rửa rau củ quả thật sạch bề mặt.

Chúng ta nên rửa rau bằng cách làm sạch nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh hoặc vừa xối nước vừa dùng tay chà nhẹ lên các mặt của lá, kẽ lá để đảm bảo rau sạch các loại bụi bẩn. Trong lúc rửa, nên nhặt bỏ các lá có màu vàng, lá già, bị hỏng.

Sau khi rửa xong có thể ngâm với nước muối để loại bỏ lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng hoặc các vi khuẩn lây bệnh. Lưu ý không nên ngâm quá lâu, nếu không rau sẽ bị mất các loại vitamin và khoáng chất.

Ngoài cách dùng muối, để làm giảm hàm lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, người tiêu dùng cũng cần ngâm thực phẩm trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.

Bên cạnh đó nên lưu ý giữ thực phẩm sống, bao gồm cả rau xanh, tách biệt khỏi những thực phẩm đã chế biến sẵn sàng để ăn; sử dụng dao, thớt, dụng cụ sơ chế riêng cho đồ sống và đồ chín, hoặc rửa sạch các dụng cụ đó trong quá trình sử dụng giữa đồ sống và chín; bảo quản thực phẩm sống, rau xanh và thực phẩm chín tách biệt.

Đọc thêm

Khuyến khích người dân chung tay phòng, chống ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Khuyến khích người dân chung tay phòng, chống ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Ngày 28/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Thói quen ăn uống "mukbang" hại sức khoẻ ra sao? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thói quen ăn uống "mukbang" hại sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Những clip “mukbang” (xu hướng ẩm thực trực tuyến) các bữa ăn khổng lồ xuất hiện trên TikTok, Facebook đang lan truyền thói quen ăn uống có hại sức khỏe, gây chứng rối loạn ăn uống.
Truy xuất nguồn gốc cơ sở cung cấp bếp ăn tập thể trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Truy xuất nguồn gốc cơ sở cung cấp bếp ăn tập thể trường học

TTTĐ - Trong tháng 11/2024, Sở Y tế Hà Nội tham gia đoàn kiểm tra liên ngành Chương trình sức khỏe học đường và an toàn thực phẩm trong trường học.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lạnh

TTTĐ - Nhiều người thường chủ quan cho rằng thời tiết nắng nóng, vi khuẩn sinh sôi, thực phẩm dễ bị ôi thiu do đó các vụ ngộ độc thực phẩm chỉ xảy ra mùa hè. Trên thực tế, thời tiết trở lạnh cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc nếu khâu chế biến, bảo quản không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa

TTTĐ - Chiều 20/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, chấm điểm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2024 tại quận Đống Đa.
Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Năm 2024, toàn quận Tây Hồ, Hà Nội có 1.982 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; 1 trung tâm thương mại; 42 siêu thị; 10 chợ. Giai đoạn 2018 - 2024, quận đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 40 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
Xem thêm