Tag
Hà Nội

Xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết

Chung tay vì an toàn thực phẩm 11/11/2024 15:50
aa
TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1 - 8/11), toàn thành phố ghi nhận 566 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Dịch bệnh sốt xuất huyết bước vào giai đoạn cao điểm Ghi nhận thêm 346 ca mắc sốt xuất huyết trong một tuần Số trẻ em mắc tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết lại tăng Tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết như quận, huyện: Hà Đông (72 bệnh nhân); Cầu Giấy, Thanh Oai (38); Đống Đa (36); Nam Từ Liêm (34); Chương Mỹ (33); Phú Xuyên (30); Đan Phượng (27); Hoàng Mai (25); Hoàn Kiếm, Ba Vì (23), Ba Đình (20).

Cộng dồn năm 2024, thành phố ghi nhận 6.243 trường hợp, không có ca tử vong, giảm 80% so với cùng kỳ 2023.

Cán bộ y tế tuyên truyền cho người dân về phòng, chống dịch sốt xuất huyết (Ảnh TTYT)
Cán bộ y tế tuyên truyền cho người dân về phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Trong tuần ghi nhận 33 ổ dịch sốt xuất huyết tại 15 quận, huyện: Hà Đông 7; Thanh Oai 6; Nam Từ Liêm 5; Bắc Từ Liêm, Chương Mỹ, Đống Đa 2; Ba Vì, Đông Anh, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Phú Xuyên, Quốc Oai, Tây Hồ, Thường Tín 1; tăng 7 ổ dịch so với tuần trước (26 ổ dịch); cộng dồn năm 2024 TP ghi nhận 334 ổ dịch, còn 58 ổ dịch đang hoạt động.

CDC Hà Nội nhận định, đánh giá số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang ở giai đoạn cao điểm dịch hàng năm.

Hà Nội cũng ghi nhận 16 trường hợp mắc sởi (trong đó 14 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi, 2 trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi), không có ca tử vong, tăng 6 trường hợp so với tuần trước.

Bệnh nhân ghi nhận chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh.

Bệnh nhân ghi nhận tại các quận, huyện: Chương Mỹ (4 bệnh nhân); Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm (2); Hoài Đức, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thanh Xuân (1). Cộng dồn năm 2024, TP ghi nhận 62 trường hợp tại 22 quận huyện, không có ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tuần, TP ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, tăng 3 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, thành phố ghi nhận 2.334 trường hợp; không có ca tử vong; giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tuần, TP không ghi nhận ổ dịch tay chân miệng; cộng dồn năm 2024 ghi nhận 46 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.

Thành phố ghi nhận 1 trường hợp mắc ho gà tại huyện Quốc Oai, không có ca tử vong; cộng dồn năm 2024 ghi nhận 240 trường hợp, không có ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Các dịch bệnh khác như: Liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản, rubella, não mô cầu, COVID-19 không ghi nhận trong tuần.

CDC Hà Nội đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch.

Đồng thời, các đơn vị thực hiện giám sát tại các khu vực nguy cơ, ổ dịch sốt xuất huyết tại Nguyễn Khiết, Phúc Tân, Hoàn Kiếm (BI=25); Châu Mai, Liên Châu, Thanh Oai (BI=15); Tổ 27, Quan Hoa, Cầu Giấy (BI=15); Tân Độ, Hồng Minh, Phú Xuyên (BI=108); Tổ 6 khu A, Phúc Đồng, Long Biên (BI=20).

Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục thường trực bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Cùng với đó, các đơn vị cần giám sát công tác xử lý ổ dịch, khu vực nguy cơ sốt xuất huyết tại Ngọc Mỹ, Quốc Oai; Tự Nhiên, Thường Tín; Giảng Võ, Ba Đình; Chúc Sơn, Chương Mỹ.

Các địa phương chỉ đạo Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sốt xuất huyết, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân; tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Song song với đó, các Trung tâm Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, ho gà, sởi, tay chân miệng, não mô cầu... Đối với các bệnh có vắc xin thì khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Đọc thêm

Những loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận

TTTĐ - Các bệnh nhân bị mắc sỏi thận thường do chế độ ăn uống không lành mạnh, uống ít nước, ăn thực phẩm chứa nhiều axit uric, axit oxalic…
Giám sát an toàn thực phẩm trong trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Giám sát an toàn thực phẩm trong trường học

TTTĐ - Nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh, hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm, ngay từ đầu năm học 2024 - 2025, ngành Y tế TP Hà Nội đã phối hợp với ngành Giáo dục triển khai công tác giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú và căng tin trong trường học trên địa bàn.
Chào bán thực phẩm chức năng đã vươn tới vùng sâu, vùng xa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chào bán thực phẩm chức năng đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

TTTĐ - Những năm gần đây, tình trạng chào bán các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng xách tay xuất hiện tràn lan trên thị trường và đặc biệt là nó đã vươn tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Bán hàng online không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bán hàng online không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, việc bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng đầy đủ các quy định thì đều là vi phạm.
Lạc giữa "ma trận" thực phẩm chức năng trên TikTok Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lạc giữa "ma trận" thực phẩm chức năng trên TikTok

TTTĐ - Thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân, mỹ phẩm... đang là mặt hàng “hot” trên TikTok. Trong khi đó, nền tảng mạng xã hội này hiện không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
5 thực phẩm quen thuộc giúp giải độc phổi Chung tay vì an toàn thực phẩm

5 thực phẩm quen thuộc giúp giải độc phổi

TTTĐ - Tỏi, táo, cà chua, trà xanh… là những thực phẩm phổ biến giúp tăng cường sức khỏe của phổi. Khi bạn hít thở dễ dàng, bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.
Những thói quen ăn rau sai cần bỏ ngay lập tức Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những thói quen ăn rau sai cần bỏ ngay lập tức

TTTĐ - Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách chúng sẽ trở thành nguy cơ gây bệnh.
Thu giữ hơn 1 tấn khô bò không rõ xuất xứ bán qua mạng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thu giữ hơn 1 tấn khô bò không rõ xuất xứ bán qua mạng

TTTĐ - Qua công tác tra soát việc kinh doanh trên các trang mạng xã hội, Đội Quản lý thị trường số 18 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh vừa phát hiện, kiểm tra và tạm giữ 1.015kg khô bò không rõ nguồn gốc xuất xứ, đang được một doanh nghiệp giới thiệu, chào bán trên mạng xã hội Facebook.
Những cách “xoa dịu” dạ dày khi ăn quá no Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những cách “xoa dịu” dạ dày khi ăn quá no

TTTĐ - Khi ăn uống "quá độ" sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Tác hại của việc ăn quá no sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lâu dài.
Những loại thực phẩm giúp tăng sức bền cơ thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại thực phẩm giúp tăng sức bền cơ thể

TTTĐ - Để đủ sức khoẻ tham gia các môn vận động thể dục, chạy bộ, mỗi người cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó, một số loại thực phẩm giúp tăng cường sức bền không thể thiếu trong chế độ ăn uống
Xem thêm