Tag
Gắn kết và nhân lên sức mạnh cộng đồng trong đại dịch

Bài 3: Chuyển ứng phó thành trách nhiệm

Phóng sự 12/08/2021 08:00
aa
TTTĐ - Đại dịch Covid-19 trở thành phép thử mới về sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam. Để đặc tính này trở nên bền vững, không chỉ chờ đến khi đất nước gặp thiên tai, dịch bệnh mới được phát huy, đòi hỏi mỗi người đân đều phải thấy được tầm quan trọng của ý thức cá nhân, sức mạnh cộng đồng, tinh thần đại đoàn kết.
Khi trách nhiệm cộng đồng trở thành một phần văn hóa doanh nghiệp Nêu cao trách nhiệm cộng đồng bằng việc đeo khẩu trang Love Mask
Bài 2: Dồn sức cho cuộc chiến chống Bài 2: Dồn sức cho cuộc chiến chống "giặc" Covid-19
Gắn kết và nhân lên sức mạnh cộng đồng trong đại dịch Gắn kết và nhân lên sức mạnh cộng đồng trong đại dịch

Đề cao tinh thần công dân, trách nhiệm cộng đồng

Bài học về tinh thần công dân, sức mạnh cộng đồng được đúc kết từ đại dịch Covid-19 là vô cùng ý nghĩa và cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ để khơi dậy sức mạnh to lớn của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.

Tuy nhiên, nhìn lại cuộc chiến với giặc “Covid-19” suốt gần 2 năm qua, bên cạnh đa số người dân Việt Nam đều thể hiện tinh thần công dân trong việc phòng, chống đại dịch vẫn còn không ít người vứt bỏ điều này. Họ không cùng xông ra mặt trận "chống dịch như chống giặc", mà lùi về phía sau "chém gió", chia sẻ những thông tin bịa đặt, tiêu cực, gây hoang mang, sợ hãi cho người dân.

Cùng với những "anh hùng" bàn phím là những người không chấp hành các quy định của chính quyền, khuyến cáo của ngành y tế về phòng, chống dịch. Nhiều người ra đường không mang khẩu trang, tụ tập nhóm đông người ăn nhậu.

Ngang ngược hơn, có những kẻ chống lại người thi hành công vụ, cán bộ tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 và còn có nhiều người có những vi phạm khác, dù chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có thể gây nguy hiểm cho xã hội.

Bài 3: Chuyển ứng phó thành trách nhiệm
Tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng phải trở thành trách nhiệm công dân

Bởi vậy, theo các nhà nghiên cứu, không thể nói suông về việc kế thừa tinh thần cộng đồng của cha ông. Trong bối cảnh hiện nay, phải chuyển hóa từ sự “ứng phó” thành trách nhiệm công dân với cộng đồng thông qua giáo dục tổng thể trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Học sinh ngay từ nhỏ cần được giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, được tham gia các hoạt động tương thân, tương ái, trợ giúp mọi người và các hoạt động có tính cộng đồng.

Trong giai đoạn dịch bệnh, với mục tiêu bồi đắp trách nhiệm cộng đồng cho người trẻ, anh Phạm Thanh Tuấn, giáo viên môn giáo dục công dân trường THCS - THPT Diên Hồng, Quận 10, TP HCM đã đưa nhiều nội dung giáo dục khi giao bài kiểm tra cho học sinh.

Bởi theo anh Tuấn, hơn bất cứ khi nào, chính những lúc khó khăn, những người trẻ tương lai của đất nước phải thấy được trách nhiệm của bản thân mình, phải biết bỏ qua lợi ích cá nhân, hẹp hòi, ích kỷ vì lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc.

Cuộc chiến chống Covid-19 muốn thành công, không phải riêng lẻ một người làm được, mà cần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. Không chỉ riêng những sự kiện liên quan đến Covid-19, mà với tất cả những vấn đề trong xã hội hiện nay, ý thức của cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành công tập thể.

Còn theo Tiến sĩ Đỗ Hữu Nguyên Lộc, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM, một dân tộc muốn hùng mạnh thì mỗi cá nhân trong đó cũng phải là những người có ý thức cao, biết suy nghĩ cho cộng đồng. Trách nhiệm với cộng đồng cũng đi từ chính trách nhiệm của mình, nếu mình không làm tốt việc của mình thì không thể nào tốt với cộng đồng.

Bài 3: Chuyển ứng phó thành trách nhiệm

Phát huy giá trị bài học đại đoàn kết

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra các chủ trương và giải pháp chủ yếu để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là thực hiện tốt chính sách xã hội, tạo điều kiện cho mọi giai cấp, tầng lớp xã hội phát triển vững mạnh; Vừa phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để tạo sự đồng thuận xã hội, đồng thuận giữa Nhà nước và Nhân dân.

Thực tế trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, bảo đảm lợi ích chính đáng của các tầng lớp Nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội, thể hiện sự ưu việt của chế độ nước ta. Để thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", Đảng ta xác định, cần giải quyết tốt các mối quan hệ, thu hẹp những khác biệt giữa các bộ phận xã hội. Giải quyết tốt vấn đề này không chỉ trực tiếp góp phần củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà còn là cơ sở để đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch hòng chống phá khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta...

Để tiếp tục phát huy sức mạnh này, Đảng ta xác định cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành toàn xã hội đối với việc xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Mặt trận Tổ quốc - cơ quan có vai trò tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc- phải hướng mạnh về cơ sở, phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức thành viên; Lắng nghe ý kiến Nhân dân, kịp thời phản ánh, tham mưu với cấp ủy, phối hợp chính quyền giải quyết các vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống nhân dân; Tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; Đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia hiệu quả hơn trong xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí… Đội ngũ cán bộ Mặt trận cần nâng cao năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm, biết lắng nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin.

chị em ruột Nguyễn Minh Anh, học sinh lớp 8 trường Tiểu học Trần Quốc Toản và Nguyễn Minh Quang, lớp 4 tuổi của trường mầm non Hoa Dạ Hợp, thành phố Hòa Bình đã đập lợn đất để ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19
Hai chị em Nguyễn Minh Anh, học sinh lớp 8 trường Tiểu học Trần Quốc Toản và Nguyễn Minh Quang, lớp 4 tuổi của trường mầm non Hoa Dạ Hợp (Hòa Bình) đập lợn đất để ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19

Theo Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương: Bài học kinh nghiệm về tập hợp, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là bài học quý giá nhất, đã trở thành biểu trưng sức mạnh của tình đoàn kết trước nhiều thử thách. Vì vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố luôn xác định phải tiếp tục duy trì và “thổi bùng” ngọn lửa đại đoàn kết để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp.

“Những người làm công tác Mặt trận trên địa bàn Thủ đô Hà Nội luôn xác định phương châm hoạt động là không xa rời cơ sở, bởi đây là nơi Mặt trận nắm bắt tình hình, tập hợp ý kiến của nhân dân. Vì vậy, hướng về cơ sở, sát với cơ sở luôn được chúng tôi xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Ngoài ra, Mặt trận sẽ kết hợp với các tổ chức thành viên để có sự thống nhất trong tổ chức thực hiện các cuộc vận động trong Nhân dân nhằm tránh chồng chéo. Đây cũng là cách nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác Mặt trận. Bên cạnh đó, công tác tiếp nhận hỗ trợ, phân bổ và giám sát việc chi trả hỗ trợ phải bảo đảm công khai, minh bạch... đảm bảo công bằng với mọi người dân”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chia sẻ

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn đang kiểm soát được dịch và chiến thắng từng bước một trong trận chiến với Covid-19 với các quyết sách đúng đắn, quyết liệt và dứt khoát của Đảng, Nhà nước, từ sự đồng lòng của toàn dân.

Dịch bệnh rồi sẽ rời xa, song bài học kinh nghiệm này sẽ vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời gian tới, để khơi dậy sức mạnh to lớn của toàn dân tộc, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Xây dựng đất nước hùng cường và giàu mạnh.

Đọc thêm

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Xem thêm