Tag

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

Phóng sự 30/04/2024 10:00
aa
TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Thời khắc giải phóng Thủ đô qua hồi ức của một vị tướng Hồi ức không quên trong chiến thắng mùa Xuân 1975 Hồi ức lịch sử khi nghe tin miền Nam đã giải phóng: Hạnh phúc vỡ oà

Cận kề sinh tử

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh (sinh năm 1939) gia nhập quân đội khi đã 24 tuổi, với sức vóc gầy yếu, chiều cao khiêm tốn 1m55, cùng cân nặng 42kg. Những con số trên dường như quá bất lợi để trở thành người lính chiến đấu thực thụ.

Tuy nhiên, cuộc đời binh nghiệp của ông lại gắn liền với chiến trường miền Đông Nam Bộ oanh liệt, với nhiều trận đánh lớn, nhỏ, từ giải phóng Chi khu Đồng Xoài, Phước Long, Chi khu Định Quán, Lâm Đồng, Xuân Lộc, Long Khánh… cho đến những trận đánh trên đường 13, chiến dịch Nguyễn Huệ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử...

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh

Ông bồi hồi nhớ lại thời điểm ngày 10/8/1966, trận đánh đầu tiên diễn ra tại đường 10 - Vĩnh Thiện (nay là huyện Bù Đăng, Bình Phước) của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Ngọc Doanh chỉ huy đã chiến đấu quyết liệt với tiểu đội biệt kích.

Không may trong lúc giao chiến, 2 đồng đội của ông đã hy sinh, còn bản thân ông bị bắn thẳng mặt, vỡ xương hàm, chân bị bắn rách toác cơ đùi. Trên đường lui về cùng đồng đội còn phải chịu thêm thương tích do bom của địch gây ra.

Do mất nhiều máu và thương tích nặng nên đồng đội tưởng ông đã chết. Tuy nhiên, phép màu đã xảy ra, trong lúc đang an táng cho ông thì đồng đội vô cùng sửng sốt khi thấy chân ông còn ấm nên đã ngừng việc chôn lấp, thay vào đó ông được chở thẳng đi cấp cứu.

Lằn ranh giữa sống và chết lại đến với tướng Doanh vào tháng 3/1969, trong vai trò Chính trị viên Tiểu đoàn 1, ông cùng đồng đội đánh trận Dầu Tiếng (Tây Ninh).

Khi ấy, kỵ binh thiết giáp của chính quyền Sài Gòn điều vào, chúng dùng bom Napan thả khiến anh em bị thương rất nhiều, các tài liệu, sổ sách ghi chép bị cháy hết.

Trên đường cơ động về, bị địch đánh chặn đường, Chính trị viên Nguyễn Ngọc Doanh lại bị miếng bom văng vào đầu, chấn thương sọ não. Ông bị ngất, đồng đội khiêng về cấp cứu, mổ sống lấy mảnh bom ra.

Hai tháng sau, ông quay lại đơn vị tham gia đánh trận Tà Tê (Bù Đăng, Bình Phước). Chốt Tà Tê bị Mỹ đánh B52, dùng máy ủi san bằng, dựng lô cốt, quân ta đánh ba lần mới đập tan được lô cốt này.

Trong trận đánh đó, ông tiếp tục bị thương vào đầu gối. Do không được điều trị kịp thời khiến cơ chân bị teo, di chứng lên tận thần kinh sọ não. Hiện nay, tướng Doanh vẫn đang sống khi mang trong mình tỷ lệ thương tật 78%.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Doanh chụp lưu niệm trước dinh Tỉnh trưởng Phước Long ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975 (ảnh: NVCC)
Đồng chí Nguyễn Ngọc Doanh chụp ảnh lưu niệm trước Dinh Tỉnh trưởng Phước Long (thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay) trong ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975

Trận chiến khốc liệt và niềm trăn trở

Trong dòng hồi tưởng của mình, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh tiếp tục nhớ lại quãng thời gian Trung đoàn 141 được chọn đánh trận then chốt giải phóng Đồng Xoài, bắt sống Chi khu trưởng.

Vượt lên mọi khốc liệt của chiến trường, ông đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy một cách anh dũng, cùng đồng đội lập nên nhiều chiến công lẫy lừng khắp mặt trận miền Đông.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh chia sẻ album ảnh kỷ niệm thời chiến của ông với phóng viên
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh chia sẻ ảnh kỷ niệm thời chiến với phóng viên

Ngày 6/1/1975, đơn vị của ông đã đánh thắng và cắm cờ tại dinh Tỉnh trưởng Phước Long. Trong chiến dịch tổng tiến công đêm 29, rạng sáng 30/4, Trung đoàn 141 do ông làm Trung đoàn trưởng đã phối hợp mở toang “Cánh cửa thép Xuân Lộc”, để các cánh quân của bộ đội ta cùng tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Nói về trận Xuân Lộc, tướng Danh cho biết đây cũng là trận đấu khốc liệt và khó khăn nhất của ông. Ông nhớ lại, khi đó địch ở trên nhà thờ bắn xuống, dưới thì cho xe tăng ẩn nấp dưới hào bắn lên, quân ta thiệt hại mất 1 chiếc xe tăng.

Lúc này ta phải dùng pháo 85mm mới bắn hạ được địch trên tháp chuông, lần đó có khoảng 80 người của phía địch đầu hàng.

Dù chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng dường như trong lòng vị tướng này vẫn luôn mang trong mình nỗi trăn trở về những người đồng đội cũ.

Ông đau xót khi nghĩ về việc họ đã hy sinh ở đâu đó trên đất nước này nhưng tới nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt để mang họ về với quê hương, với gia đình…

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm