Tag

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

Môi trường 19/09/2024 11:52
aa
TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Đảm bảo an toàn, đời sống của Nhân dân sau mưa lũ Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ tại thượng lưu sông Mã, sông Bưởi (Thanh Hóa), thượng lưu sông Cả (Nghệ An) lên mức báo động báo động 1-báo động 2; sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) lên báo động 2-báo động 3; hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa) còn dưới báo động 1; hạ lưu sông Cả và sông La (Hà Tĩnh) lên báo động 1; các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam lên báo động 1-báo động 2, có sông trên báo động 2; riêng các sông nhỏ ở Quảng Bình, Quảng Trị có khả năng lên BĐ3. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: cấp 1.

Về tình hình hồ chứa thủy lợi, theo báo cáo của Cục Thuỷ lợi (tính đến 17h ngày 18/9), Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ, dung tích đang ở mức thấp đạt 43-65% dung tích thiết kế; hiện có 145 hồ hư hỏng, xuống cấp và 52 hồ đang thi công.

Nam Trung Bộ có 517 hồ, dung tích đang ở mức thấp, đạt 30-57% dung tích thiết kế; hiện có 26 hồ hư hỏng, xuống cấp và 19 hồ đang thi công.

Về đê điều, các tỉnh/thành phố ven biển từ Ninh Bình đến Bình Định có 971,5km đê biển, đê cửa sông; trong đó có 39 trọng điểm trên các tuyến đê dưới cấp 3; có 1 công trình đang thi công dở dang tại Thừa Thiên Huế.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 6h30 ngày 19/9, các đơn vị đã kiểm đếm, hướng dẫn 66.960 tàu/306.725 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động chủ động di chuyển vòng tránh; trong đó 199 tàu/868 người hoạt động khu vực ven biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi.

Các tàu đã nắm được thông tin và đang di chuyển về bờ. Các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bình Định cho biết lúa Hè Thu còn 1.635ha chưa thu hoạch, lúa Mùa ở tỉnh Bình Định đã gieo cấy 3.400ha; hoa màu chưa thu hoạch 32.404ha.

Theo bản tin phát lúc 5h ngày 19/9 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024; tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Dự báo đến 16h ngày 19/9, vị trí tâm bão ở trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam, sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, di chuyển với tốc độ 20-25km/h theo hướng Tây. Rủi ro thiên tai: cấp 3 ở vùng biển phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa); vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư); khu vực đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam.

Đến 4h ngày 20/9, vị trí áp thấp ở trên khu vực trung Lào; di chuyển 15-20km/h theo hướng Tây Tây Bắc và suy yếu dần. Rủi ro thiên tai: cấp 3 tại vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Nam (bao gồm đảo Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư); khu vực đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam.Ngày và đêm 19/9, phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), Nam Vịnh Bắc Bộ, khu vực từ Bình Định đến Cà Mau, phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông, Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2-5m.

Khu vực từ Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m; khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan và vùng biển phía Bắc của khu vực Giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2-3,5m.

Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2, riêng vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi cấp 3.

Dự báo từ ngày 19/9 đến đêm 20/9, khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 500mm; khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi có mưa phổ biến từ 80-170mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Từ đêm 20/9, mưa lớn trên các khu vực giảm dần. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1; khu vực từ Hà Tĩnh-Quảng Nam: cấp 2.

Đọc thêm

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm