Tag

Huyền thoại La Văn Cầu

Phóng sự 09/05/2024 09:00
aa
TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Câu chuyện chiến đấu của Anh hùng La Văn Cầu mãi là huyền thoại

Tự chặt tay, lao lên diệt lô cốt

Vừa qua, tại Thành uỷ Hà Nội đã diễn ra sự kiện vô cùng trang trọng: Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp có sự hiện diện của 250 đồng chí kiên trung đã góp công làm nên kỳ tích Chiến thắng Điện Biên "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" 70 năm trước.

Huyền thoại La Văn Cầu
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng chúc sức khoẻ Anh hùng LLVT La Văn Cầu tại buổi gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hôm 4/5

Lặng lẽ ngồi ở hàng ghế đầu tiên là một người lính già nhỏ bé, gầy gò, bên ống tay áo bên phải trống trơn. Tuổi tác đè nặng lên đôi vai của ông, nhưng thời gian dường như không che mờ được đôi mắt tinh anh và niềm tự hào. Người chiến sỹ ấy là Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu.

Được biết, anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1931, ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), người dân tộc Tày. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, dù mới 16 tuổi, La Văn Cầu đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội.

Huyền thoại La Văn Cầu
Anh hùng La Văn Cầu tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ Nhất, năm 1952. (Ảnh nhân vân cung cấp)

Anh hùng La Văn Cầu cho biết, ông đã tham gia 2 chiến dịch lớn với tổng cộng hơn 25 trận đánh, trong đó trận đánh đồn Đông Khê trong Chiến dịch biên giới Thu - Đông từ ngày 16 đến 18/9/1950 là đáng nhớ nhất, bởi cánh tay phải của ông vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Đại tá La Văn Cầu đã kể về trận đánh đồn Đông Khê 2, năm 1950, đầy khốc liệt và bi tráng.

Ông nhớ lại: "Tổ có 5 người do tôi làm Tổ trưởng. Lần đầu tiên chúng tôi đánh bộc phá - đơn vị bộc phá đầu tiên. Bộc phá có ít nên tôi có sáng kiến lấy mìn của địch để phá hàng rào. Lúc đó, địch bắn xuống như mưa, nhưng ai cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ nên dù có bị thương cũng không dám nói ra vì sợ mọi người nhụt chí".

"Đạn bắn trúng cánh tay phải và má phải của tôi. Lúc đó, tưởng chết, nên tôi cố hô: "Hồ Chủ tịch muôn năm, Việt Nam độc lập muôn năm". Khi tỉnh lại, một bên mình đã tê đi, cánh tay phải lủng lẳng, má phải mất. Lại nghĩ đến nhiệm vụ, tôi vùng dậy tìm gói bộc phá, nhưng lúc này rất khó đi" - anh hùng La Văn Cầu bồi hồi nhớ lại.

"Tôi nghĩ đằng nào cũng bị thương rồi, nhiệm vụ còn dang dở, thà chặt luôn tay cho đỡ vướng. Nghĩ là làm, tôi nhờ Tiểu đội trưởng Nông Văn Thêu giúp mình chặt cánh tay bị thương rồi tiếp tục dùng tay trái ôm bộc phá áp sát lô cốt địch, giật liền cả hai nụ xòe và chạy về phía sau. Sau tiếng nổ lớn, tôi lại ngất đi. Trong lúc ấy, các đồng đội đã thay tôi tiếp tục ôm bộc phá lao lên diệt các lô cốt khác của địch...

Không biết ngất bao lâu nhưng khi tỉnh lại, tôi thấy lô cốt đã tan tành, chỉ còn một đống gạch trắng xóa, bóng các anh xung kích từng loạt, từng loạt nhảy vào vị trí Đông Khê. Trận Đông Khê giành thắng lợi hoàn toàn nhưng nhiều đồng chí, đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh” - người anh hùng 93 tuổi nói tiếp.

Biểu tượng tinh thần anh dũng

Tấm gương chiến đấu của anh hùng La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn quân, trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn - một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta từ Chiến dịch Biên giới năm 1950.

Huyền thoại La Văn Cầu
Anh hùng La Văn Cầu thăm lại chiến trường ác liệt khi xưa (Ảnh nhân vật cung cấp)

Về phần cá nhân đồng chí La Văn Cầu, dẫu cánh tay phải bị tháo khớp đến bả vai, ông nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới, xác định sẽ biến tay trái trở thành tay phải. Sau 3 tháng luyện tập, người chiến sỹ huyền thoại đã có thể dùng tay trái như tay phải, kể cả việc khó như bắn súng.

Do thành tích trong chiến đấu, ngày 19/5/1952 ông được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, khi đang là tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Cùng năm đó, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Thi đua ái quốc theo Sắc lệnh số 107-SL.

Huyền thoại La Văn Cầu
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu chụp ảnh lưu niệm cùng đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội.

Được phong hàm Đại tá từ năm 1985, ông đã được tặng Huân chương quân công hạng Nhì, hạng Ba, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, từng là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tên ông còn được đặt cho một con đường tại phường 2, thành phố Vũng Tàu, một con phố ở Nam Định và một khu phố ở thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Với thành tích đặc biệt, ông vinh dự được gặp và ăn cơm cùng Bác Hồ. Sau đó, ông được phân công về công tác ở Phòng Tổ chức quân khu I, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam… cho đến tháng 8/1996 thì nghỉ hưu.

“Tôi xác định phải tự lực, tập làm mọi việc bằng một tay với tinh thần lạc quan, hy vọng vào cuộc sống tươi đẹp phía trước. Chừng nào trái tim còn đập, tôi vẫn còn muốn được cống hiến, cống hiến thay cả phần đồng đội để xứng đáng với sự hy sinh của họ. Đây là điều tôi luôn tâm niệm trong suốt cuộc đời”, anh hùng La Văn Cầu vui vẻ nói.

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Xem thêm