Cách bảo quản thực phẩm đồ khô tránh hư hỏng, ẩm mốc
Bảo quản kín, tránh không khí bên ngoài tác động
Các loại đồ khô hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng bởi thời gian sử dụng được lâu, dễ bảo quản và phù hợp với khẩu vị của mọi người. Không chỉ vậy, rất nhiều loại đồ khô còn được sử dụng như đồ ăn vặt, bữa ăn nhẹ hàng ngày để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân và tăng cường cơ bắp tốt hơn.
Đồ khô cũng là món ăn vặt giúp chị em không lo bị béo phì. Ngày này, nhiều phụ nữ thường mang theo các loại hạt sấy khô bên mình và ăn một lượng vừa đủ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Hạt sấy khô nếu ăn với mức độ đúng thì sẽ không làm bạn tăng cân. Ngược lại, nếu ăn các loại hạt sấy khô kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp bạn có thể sở hữu thân hình lý tưởng.
Chú ý bảo quản đồ khô tránh ẩm mốc |
Một nghiên cứu khác cũng khẳng định: Hàm lượng chất xơ và protein giàu có trong các loại hạt sấy khô còn giúp bạn luôn có cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy, thay vì tốn tiền với đồ ăn vặt có hại cho sức khỏe, các chị em có thể thay thế chúng bằng những loại thực phẩm khoa học hơn như hạt sấy khô.
Chất béo trong các loại hạt sấy khô thường là chất béo không bão hòa, đây là hàm lượng chất béo có lợi cho cơ thể con người. Vì vậy, dù trong các loại hạt sấy khô có chứa nhiều chất béo thì nó cũng không khiến chúng ta bị tăng cân.
Tuy nhiên, ẩm mốc, kẻ thù của tất cả các loại sản phẩm, nhất là các món đồ khô bảo quản lâu dài trong mùa thu đông. Vì khi bị mốc, các loại thức ăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
Do đó, chúng ta nên bảo quản những loại đồ khô ở nơi khô thoáng, không ẩm ướt, có thể dùng hạt chống ẩm bảo quản cho thực phẩm ngăn tình trạng ẩm mốc xảy ra do môi trường không khí luôn có sự biến đổi nhiệt độ, độ ẩm,…
Ngoài ra, hạt chống ẩm có tính bền vững cao nên không gây hại cho sức khỏe con người nên việc đóng gói sản phẩm đi kèm với gói hạt chống ẩm đều không ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm được bảo quản.
Chị em nội trợ có thể sử dụng màng bọc thực phẩm và túi zipper để niêm phong kín đảm bảo cho sản phẩm có thể bảo quản được lâu hơn, tránh sự thâm nhập của không khí vào lọ. Những loại vật liệu này cũng giúp chống oxi hóa, chống chảy đổ trong quá trình vận chuyển.
Để giữ thực phẩm khô lâu hơn, chúng ta cần phải để trong tủ lạnh (ngăn mát đựng rau quả hay ngăn đông tùy sản phẩm), bao ngoài bằng lớp giấy hoặc giấy hút ẩm, có thể sử dụng các lọ thuỷ tinh, hộp nhựa chuyên dụng bảo quản thực phẩm.
Dinh dưỡng trong thực phẩm khô
Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn những loại thực phẩm này không có lợi cho sức khoẻ vì quá trình làm khô có thể khiến thực phẩm "mất chất" nhưng trên thực tế thì không hẳn vậy. Quá trình làm khô có bị mất chất hay không còn tuỳ thuộc vào từng loại thực phẩm.
Vitamin A và C là nguồn dinh dưỡng chính được tìm thấy trong trái cây và rau tươi. Tuy nhiên, khi phơi trực tiếp dưới nắng, ánh nắng đã phá huỷ nguồn dinh dưỡng này. Mặt khác, hơi nóng cũng là tác nhân phá huỷ nguồn vitamin C. Ngược lại với vitamin A và C, chất xơ và sắt lại không bị ảnh hưởng do quá trình làm khô.
Trong khi đó, nguồn năng lượng (calorie) của loại thực phẩm này khi khô không thay đổi mấy so với ban đầu mà còn có vẻ dồi dào hơn. Vì khi làm khô, chúng vẫn giữ được hàm lượng đường cao và chất dinh dưỡng trở nên cô đặc do nước bị bốc hơi hết.
Cũng như rau và trái cây, quá trình làm khô của hải sản cũng làm mất đi một số loại dinh dưỡng chính trong cá như vitamin A, D, E...
Các loại hải sản khô như cá, mực, tôm... có giá trị dinh dưỡng cũng chẳng thua kém hải sản tươi |
Tuy nhiên, trên thực tế, trong các loại hải sản khô như cá, mực, tôm... có giá trị dinh dưỡng cũng chẳng thua kém hải sản tươi. Chẳng hạn, tôm khô chứa hàm lượng protein và muối khoáng rất cao, đặc biệt là can xi, phốt pho, natri và kẽm.
Thêm vào đó, các loại axít amin như amino axít, axít glutamic, protid, arginin... cũng khá cao, cả trong vỏ và thịt tôm.
Như vậy, giá trị dinh dưỡng của tôm nói riêng và hải sản nói chung là rất cao, kể cả hải sản tươi và hải sản khô. Hàm lượng muối khoáng bị mất do quá trình làm khô có thể được phục hồi khi nấu trong nước. Tuy nhiên, lượng muối khoáng bị mất đi không đáng kể.
Giàu lượng carbonhydrate, ngũ cốc là nguồn cung cấp dồi dào protein, sắt, canxi, sodium, magiê, B complex và xơ cho cơ thể. Khi nhắc đến ngũ cốc, người ta thường nói đến ngũ cốc tinh như bánh mì hay các loại bánh chế biến từ bột và ngũ cốc thô (là những hạt gạo, lúa mạch còn nguyên lớp lụa bên ngoài).
Ngũ cốc khô có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn như gia tăng việc đốt mỡ, cải thiện cholesterol trong máu... Chất phytoestrogen giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.
Thành phần chất béo trong ngũ cốc khá thấp, khoảng 2 - 5% trên 100mg, nhưng không có nghĩa một lượng ít ỏi chất béo đó không cung cấp đủ lượng chất béo cho cơ thể vì thật sự chúng bổ sung đến 50% lượng chất béo mà cơ thể cần hằng ngày.