Tag

Nâng cao mức sống và thu nhập của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phóng sự 03/09/2022 20:49
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội hiện có 14 xã có đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường và Dao) sinh sống tập trung. Những năm qua, thành phố đã dành một nguồn lực không nhỏ để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đời sống đồng bào trên địa bàn thành phố không ngừng được nâng cao, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt.
Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” đến với đồng bào dân tộc thiểu số Quốc Oai: Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng vùng dân tộc thiểu số Phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số Phấn đấu đưa xã miền núi đầu tiên của Hà Nội về đích Nông thôn mới nâng cao

Đời sống kinh tế xã hội của người dân ngày càng được nâng cao

Theo thống kê, thành phố hiện có 14 xã có đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường và Dao) sinh sống tập trung, trong đó huyện Ba Vì có 7 xã, huyện Thạch Thất có 3 xã, huyện Quốc Oai có 2 xã, huyện Chương Mỹ và huyện Mỹ Đức mỗi huyện có 1 xã.

Thời gian qua, nhờ triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách dân tộc, đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Hà Nội đã được cải thiện rõ rệt.

Điển hình là xã Ba Vì (huyện Ba Vì), nơi có tới 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Khai thác thế mạnh địa phương, đồng bào dân tộc Dao nơi đây đã phát triển mạnh nghề thuốc Nam.

Ông Lăng Văn Hà, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ba Vì thông tin: Toàn xã có trên 500 hộ thì hơn 300 hộ làm nghề thuốc Nam. Không chỉ phát triển nghề thuốc Nam theo quy mô hộ gia đình, người dân trong xã đã tập hợp, thành lập 9 hợp tác xã thuốc Nam, giúp nghề thuốc Nam phát triển bài bản hơn, mang lại nguồn thu nhập cao hơn.

Cụ thể, năm 2021, xã có thu nhập bình quân đạt 61 triệu đồng/người/năm, trong đó cả 3 thôn trong xã là Yên Sơn, Hợp Sơn, Hợp Nhất đều được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề thuốc Nam truyền thống.

Nâng cao mức sống và thu nhập của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cuộc sống đồng bào các xã dân tộc miền núi đang đổi thay từng ngày nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng và thành phố

Tại xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), nhiều đồng bào dân tộc đã trở thành những tấm gương tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong đó có nhiều hộ gia đình đi đầu về các mô hình sản xuất, cải tạo vườn tạp, đất trống, đồi trọc để tăng diện tích cây trồng.

Không ít hộ đồng bào dân tộc còn biết áp dụng mô hình kinh tế trang trại, không chỉ giúp gia đình xóa nghèo bền vững mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ khác trong xã thoát nghèo.

Tiêu biểu là hộ gia đình bà Bùi Thị Ngọc, phát triển trang trại tổng hợp, bà Ngọc nuôi lợn rừng, gà đồi, thả cá kết hợp trồng keo, các loại cây ăn quả như: Bưởi Diễn, đu đủ, rau xanh,... mỗi năm có thu nhập trên 300 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 5 - 7 lao động thời vụ (tùy từng thời điểm) tại địa phương.

Với cách làm bài bản, 14 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của Hà Nội luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm, không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn. 100% số xã đã có đường bê tông hoặc trải nhựa đến trung tâm xã.

Đặc biệt, 100% các xã, thôn đặc biệt khó khăn có hệ thống thủy lợi, từng bước đáp ứng yêu cầu cơ bản của sản xuất và dân sinh, trong đó trên 20% kênh mương của các xã được kiên cố hóa; 100% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt và từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất; 100% số xã đã có điểm bưu điện, 100% các thôn có đường dây điện thoại, Internet đến thôn, bảo đảm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Cùng với đó, hệ thống trường học được tu sửa và xây mới đáp ứng yêu cầu học tập của con em đồng bào; Tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu được đẩy lùi; Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc được đồng bào ủng hộ và thực hiện có hiệu quả...

Thu hẹp dần tiến tới không còn khoảng cách về mức sống

Theo báo cáo của Ban Dân tộc thành phố Hà Nội tại Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2022 và triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội đã được triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng.

Tiêu biểu như triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tính đến nay, Hà Nội đã bố trí 983 tỷ đồng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Hà Nội đặt mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thu hẹp dần tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập so với vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Nâng cao mức sống và thu nhập của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Hà Nội đặt mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 20%/năm; Đến năm 2025, cơ bản bằng mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn ngoại thành của Thành phố; Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố; Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu làng văn hóa 65%; Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa 86%-88%.

Bên cạnh đó, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 100% thôn, làng có nhà văn hóa; Duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia 80%-85%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 75%-80%; Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch từ các nguồn và tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo quy định; 100% xã vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 40% xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Thành phố cũng sẽ đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.

Định hướng mục tiêu đến năm 2030: Mức sống và thu nhập của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với Nhân dân các xã vùng ngoại thành Hà Nội; Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố; Giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới, trong đó, 60% đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. 100% xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Hoàn thành các chỉ tiêu trong mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững đến năm 2030.

Đọc thêm

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Xem thêm