Tag
Bộ Y tế

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến gói sẵn

Chung tay vì an toàn thực phẩm 03/04/2024 16:10
aa
TTTĐ - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức triển khai truyền thông, phổ biến khuyến nghị "Hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam".
Dịch vụ đặt cơm tất niên, thực phẩm chế biến sẵn dịp Tết Nguyên đán nở rộ tại Trung Quốc Giới trẻ "nghiện" thực phẩm chế biến sẵn dễ có nguy cơ mắc trầm cảm Thực phẩm chức năng Thập Vị Xoan quảng cáo sai quy định? Quý I/2024, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm

Theo Cục Y tế dự phòng, natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe. Tiêu thụ thừa natri là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim), làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và những rối loạn sức khỏe khác.

Các nghiên cứu cho thấy xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.

Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam
Hàm lượng Natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn

Việc đưa ra các khuyến cáo hàm lượng natri tối đa trong 100g thực phẩm là hết sức cần thiết nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, nhà sản xuất áp dụng các biện pháp giảm natri trong công thức chế biến, thay thế natri bằng gia vị khác trong thực phẩm góp phần cung cấp cho cộng đồng sản phẩm thực phẩm ít natri hơn.

Theo Cục Y tế dự phòng, căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 - 2025; căn cứ Quyết định số 2033/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2018 - 2025.

Đồng thời, căn cứ khuyến nghị toàn cầu về ngưỡng natri cho các loại thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới ban hành năm 2021, Cục Y tế dự phòng đã chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, Viện, Bệnh viện và chuyên gia từ Tổ chức Y tế thế giới xây dựng Khuyến nghị "Hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam".

Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thêm điều kiện tiếp cận thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe, góp phần phòng ngừa bệnh không lây nhiễm; đồng thời, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm cải tiến công thức thực phẩm để tạo ra các thực phẩm giảm natri vì sức khỏe cộng đồng, đồng thời gia tăng giá trị của chính doanh nghiệp.

Các đơn vị hỗ trợ hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm lành mạnh; là công cụ để phân loại thực phẩm nhiều natri hay ít natri hơn nhằm góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng chung của chế độ ăn; thực hiện mục tiêu giảm tiêu thụ natri tại Việt Nam và toàn cầu.

Cũng theo Cục Y tế dự phòng khuyến nghị hàm lượng natri dùng để khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm xem xét áp dụng để sản xuất các thực phẩm giảm natri nhằm cung cấp đến người dân các sản phẩm thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, sử dụng các thực phẩm giảm natri góp phần nâng cao sức khỏe, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

Khuyến nghị này dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và kết quả rà soát, khuyến nghị hàm lượng natri tối đa trên 100g thực phẩm đối với 11 nhóm thực phẩm chính và 46 tiểu nhóm thực phẩm phù hợp với danh mục quản lý tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP và các sản phẩm có tại thị trường Việt Nam.

Đọc thêm

Ngành y tế triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngành y tế triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 5420/KH-SYT ngày 31/10/2024 về triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11) năm 2024.
Những món ăn “đẩy lùi” bệnh cúm mùa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những món ăn “đẩy lùi” bệnh cúm mùa

TTTĐ - Người mắc cúm thường có triệu chứng sốt cao, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, chán ăn, ăn không ngon miệng và cảm giác gần như kiệt sức.
Những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm đau rát do bỏng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm đau rát do bỏng

TTTĐ - Với những vết bỏng nhẹ, diện tích nhỏ, bỏng không sâu có thể sơ cứu tại nhà, chúng ta nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để giúp giảm đau rát, phồng rộp, tránh để lại sẹo.
Hà Nội siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp cuối năm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp cuối năm

TTTĐ - Nhằm tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã triển khai nhiều đợt kiểm tra toàn diện. Qua đó, đơn vị phát hiện và xử lý hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng với số lượng lớn thực phẩm không đảm bảo. Đây là nỗ lực nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng trong bối cảnh tình trạng buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc đang gia tăng.
Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

TTTĐ - Hầu hết mọi người đều bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh để không bị hỏng. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có thời hạn sử dụng nhất định.
Sử dụng thức ăn đông lạnh có tốt cho sức khỏe? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sử dụng thức ăn đông lạnh có tốt cho sức khỏe?

TTTĐ - Thực phẩm đông lạnh trong một thời gian dài có thể làm mất đi một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng.
Những nguyên liệu “thần kỳ” có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng nhẹ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những nguyên liệu “thần kỳ” có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng nhẹ

TTTĐ - Với các trường hợp dị ứng thể nhẹ như xuất hiện của các nốt mề đay, mẩn ngứa, mọi người có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu này nhanh chóng với các nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm.
Những loại kháng sinh trong tự nhiên “xịn” hơn thuốc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại kháng sinh trong tự nhiên “xịn” hơn thuốc

TTTĐ - Nhiều rau, cây gia vị chứa những chất có nguồn gốc từ thực vật với khả năng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn được sử dụng như vị thuốc để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.
Những loại thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh xương khớp Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh xương khớp

TTTĐ - Các bệnh xương khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông, thời tiết lạnh giá. Trong chế độ ăn uống, bệnh nhân có thể bổ sung các loại thực phẩm giúp giảm chứng đau khớp.
Thành lập Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thành lập Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Ngày 2/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm.
Xem thêm