Tag

Quý I/2024, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm

An toàn thực phẩm 02/04/2024 17:23
aa
TTTĐ - Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra chỉ trong quý I/2024 khiến người dân lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm cũng như việc quản lý an toàn thực phẩm khi mùa hè đang đến gần
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tại chung cư Palm Heights Cả nước xảy ra 80 vụ ngộ độc thực phẩm Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc cơm gà hơn 200 trăm người nhập viện Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm ra sao?

Chớm hè báo động nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Trong thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị.

Ngày 1/4, các nguồn tin địa phương cho biết, trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại vừa xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm khác liên quan đến cơm gà, khiến nhiều học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, phường Xương Huân, Nha Trang phải nhập viện điều trị.

Cụ thể, nhiều học sinh tại đây sau khi ăn cơm gà mua trước cổng trường đã xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, tiêu chảy.

Một học sinh đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang, nghi do ngộ độc sau khi ăn cơm gà bán trước cổng trường.
Một học sinh đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang, nghi do ngộ độc sau khi ăn cơm gà bán trước cổng trường

Trước đó, cũng tại TP Nha Trang đã xảy ra vụ ngộ độc tập thể tại quán cơm gà Trâm Anh khiến 369 người phải nhập viện. Kết quả xét nghiệm mẫu phẩm lấy tại quán cơm gà Trâm Anh cho kết quả dương tính với chủng Salmonella spp và Bacillus cereus.

Theo Bộ Y tế, trong tháng 3/2024, cả nước xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm làm 368 người bị ngộ độc. Tính chung quý I/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong (giảm 4 ca so với cùng kỳ năm 2023).

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, nguyên nhân là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ; quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu thực phẩm chưa đúng cách; ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, thực phẩm không qua gia nhiệt, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch…

Kiên quyết xử lý nghiêm

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan trên địa bàn chủ động triển khai: Xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh), chú trọng thời gian từ tháng 4 - 8.

Lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa thăm hỏi các bệnh nhân trong vụ ngộ độc. Ảnh: TL
Lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa thăm hỏi các bệnh nhân trong vụ ngộ độc cơm gà Trâm Anh khiến hàng trăm người nhập viện

Trong đó, lực lượng chức năng cần chú ý ngộ độc do nấm độc vào mùa xuân hè, ngộ độc do các loại động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (nhất là các tỉnh/thành phố khu vực Miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên); chú ý ngộ độc do các loại thủy, hải sản có chứa độc tố tự nhiên như cá nóc, so biển, ốc biển lạ (nhất là các tỉnh/thành phố ven biển); đặc biệt chú ý đối tượng là đồng bào vùng ven biển, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Các đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.

Các đơn vị kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp).

Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.

Các đơn vị tăng cường công tác thông tin truyền thông, chú ý kết hợp các hình thức, phương tiện truyền thông kỹ thuật số, phối hợp với các báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương tăng cường dung lượng, thông tin về an toàn thực phẩm, chú trọng việc tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở các thông tin, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Đối với nội dung tuyên truyền về kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm, người tiêu dùng cần chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.

Người dân chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường; không nên tự đóng gói kín các thực phẩm trong điều kiện không đông đá tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếm khí phát triển, ví dụ như Clostridium botulinum.

Các địa phương huy động sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể xã hội cùng chung tay, góp sức vì thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn; vận động, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thời phê phán hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, gây nguy hại đối với sức khỏe con người.

Công tác phối hợp liên ngành trong các hoạt động tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra cần được tăng cường; trong đó phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nông sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên… làm thực phẩm.

Các đơn vị liên ngành phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành Công thương thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ; đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công, ngăn chặn kịp thời việc lưu thông trên thị trường các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.

Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch, phương án, lực lượng, thuốc men và trang thiết bị để triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm; hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.

Đọc thêm

Doanh nghiệp lợi dụng cơ chế "thông thoáng" tự công bố sản phẩm An toàn thực phẩm

Doanh nghiệp lợi dụng cơ chế "thông thoáng" tự công bố sản phẩm

TTTĐ - Ngày 8/5, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có trả lời báo chí về tình trạng doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng giả cũng như thực phẩm bổ dưỡng và thực phẩm dinh dưỡng y học giả diễn ra khá phổ biến.
Hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng trên toàn quốc An toàn thực phẩm

Hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng trên toàn quốc

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành công văn số 960/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố về việc hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Chủ quán xin lỗi vì lòng xe điếu dài 40m chỉ là "câu view" An toàn thực phẩm

Chủ quán xin lỗi vì lòng xe điếu dài 40m chỉ là "câu view"

TTTĐ - Ngày 8/5, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Cầu Giấy, Hà Nội đã kiểm tra đột xuất cơ sở “Lòng chát quán” (18 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy) đang nổi tiếng với món lòng xe điếu dài 40m.
Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất giò chả vi phạm ATTP An toàn thực phẩm

Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất giò chả vi phạm ATTP

TTTĐ - Sáng 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại công ty cổ phần Phương Linh Food (Xã Liên Châu, Huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Thành lập 2 đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa An toàn thực phẩm

Thành lập 2 đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định số 2312/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm (ATTP) tại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn thành phố.
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ sữa, thực phẩm chức năng, thuốc giả An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ sữa, thực phẩm chức năng, thuốc giả

TTTĐ - Ngày 7/5, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến và trực tiếp với các bộ, ngành và địa phương về vấn đề thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN) giả.
Công ty TNHH Familyfood khắc phục các lỗi vi phạm về ATTP An toàn thực phẩm

Công ty TNHH Familyfood khắc phục các lỗi vi phạm về ATTP

TTTĐ - Ngày 6/5, Ban Chỉ đạo ATTP Huyện Thạch Thất đã có buổi làm việc hậu kiểm với công ty TNHH Thực phẩm Cuộc Sống (Nhà máy Familyfood, KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội) về việc khắc phục các lỗi vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP).
Vụ án sữa giả: Vì lợi nhuận mà bất chấp, rất đáng lên án Dinh dưỡng

Vụ án sữa giả: Vì lợi nhuận mà bất chấp, rất đáng lên án

TTTĐ - Vụ việc sữa giả xảy ra thời gian qua rất nghiêm trọng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan trực tiếp đến trẻ nhỏ và người bệnh, những đối tượng cần bảo đảm dinh dưỡng đặc biệt.
Một nhà thuốc tại TP Hồ Chí Minh có mặt hàng sữa giả An toàn thực phẩm

Một nhà thuốc tại TP Hồ Chí Minh có mặt hàng sữa giả

TTTĐ - Qua khảo sát hơn 4.500 nhà thuốc, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã phát hiện một cơ sở tại quận Bình Thạnh kinh doanh sữa giả.
Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ An toàn thực phẩm

Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Ngày 6/5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng cho biết vừa phát hiện, bắt giữ 1 vụ, 1 đối tượng có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xem thêm