Cách bảo quản thức ăn trong dịp Tết đảm bảo an toàn thực phẩm
Những cái Tết đáng nhớ của Bác ở Hà Nội Ngắm mai vàng thương Tết phương Nam Tết ấm áp trong vòng tay đồng đội Tết xa nhà của người trẻ Việt |
Những món ăn dễ ôi thiu trong dịp Tết
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, những mâm cỗ dâng lên Tổ tiên luôn được mọi gia đình chú trọng. Bữa ăn ngày Tết vì thế mà cũng no đủ, cầu kỳ hơn so với ngày thường, các loại đồ ăn chế biến sẵn được rất nhiều người lựa chọn để bảo quản trong tủ lạnh.
Bánh chưng là một thực phẩm quen thuộc ngày Tết, miền Bắc thì dễ mốc, miền Nam thì dễ ôi thiu. Do vậy, người dân cần hiểu để có cách thức ăn cũng như bảo quản hợp lý. Thông thường bánh chưng sẽ được làm từ gạo nếp, thịt ba chỉ và đậu xanh.
Bảo quản bánh chưng trong dịp Tết bằng cách hút chân không |
Để bảo quản bánh chưng tránh bị mốc và ôi thiu, người tiêu dùng lưu ý sau khi mua bánh chưng về nếu để bánh bên ngoài cần cất bánh ở nơi khô ráo, thoáng gió tránh cho bánh bị ẩm mốc. Ngoài ra, hiện nay phương pháp hút chân không để bảo quản bánh chưng cũng rất phổ biến, phương pháp này không chỉ giúp cất trữ bánh hợp vệ sinh mà còn hạn chế côn trùng, bụi bẩn.
Cách tốt nhất để bảo quản bánh chưng là bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Bánh chưng khi để ở nhiệt độ ngoài trời có thể bảo quản trong 3-4 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nồm, ẩm ướt; với bảo quản bằng hút chân không bánh chưng có thể bảo quản được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường; bảo quản ngăn mát tủ lạnh có thể để được từ 15-20 ngày.
Nếu không kịp tiêu thụ bánh chưng, các bà nội trợ cũng có thể bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên khi rã đông nên bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng. Nếu ăn bánh chưng bị thiu chua, mốc meo có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm gây có hại cho sức khoẻ.
Với trường hợp bánh chưng bị mốc lá hoặc mới mốc một góc, chúng ta nên loại bỏ và không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra vẫn có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng.
Ngoài ra, nơi bảo quản thực phẩm tươi sống trong dịp Tết như thịt, cá là ngăn đá tủ lạnh. Trước khi cho vào hộp hoặc túi ni lông thì chúng ta nên rửa sạch và cắt miếng phù hợp khi chế biến; Đậy kín hộp và buộc chặt túi rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi chế biến nên lấy ra rã đông hoàn toàn và nhớ nấu hết thực phẩm đã rã đông.
Việc bảo quản rau xanh tươi lâu trong ngày Tết thì phải loại bỏ lá sâu, giập, cắt bỏ rễ và rửa sạch rồi cho vào túi thực phẩm buộc chặt và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Thức ăn nấu chín nếu bảo quản lâu thì phải để nguội rồi đậy kín mới đưa vào tủ lạnh.
Tích trữ thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách dễ gây ngộ độc thực phẩm
Các bà nội trợ cũng mang tâm lý lo sợ không đủ thức ăn, có mỗi dịp Tết mà lo lắng không chu toàn nên ra sức mua sắm thực phẩm. Không ít gia đình sẵn sàng chi số tiền lớn để mua thực phẩm ngày Tết để rồi bất lực nhìn đống thức ăn phải đổ bỏ quá lãng phí.
Chú ý cách bảo quản thực phẩm ngày Tết đúng cách |
Chị Thanh Vân (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Thói quen “tích trữ” thực phẩm đủ ăn trong và sau Tết đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi gia đình. Do đó, cứ đến dịp cuối năm, tôi thường có mua trước các loại đồ khô, gia vị, bánh kẹo mứt Tết, rượu bia… Gần Tết sẽ chuẩn bị mua nhiều bánh chưng, làm sẵn một nồi canh măng, một nồi thịt đông, vài cây giò lụa, giò chả, gói sẵn nem…
Kết quả năm nào cũng vậy, những chiếc bánh chưng ăn không hết sẽ cho vào tủ lạnh rồi chiên lên ăn dần đến phát “ngán”. Những nồi thịt đông, canh măng… cũng hâm đi hâm lại đến rệu rã. Năm nào đến mùng 7, mùng 8 Tết cũng phải đổ bỏ một số thức ăn không thể ăn hết được".
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mọi người cần tuân thủ những nguyên tắc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi mua thực phẩm tươi sống thì cần chú ý chọn thực phẩm tươi, sạch, không có mùi ôi thiu; Không ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng, ngay cả khi chúng không bị mốc và không có mùi.
Nếu muốn bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cần giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 5ºC để ngăn chặn vi trùng có hại phát triển và sinh sôi; Tránh chất đầy tủ lạnh bởi nếu quá đầy, không khí không thể lưu thông tốt, ảnh hưởng đến nhiệt độ chung.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, biết, muốn lưu trữ thực phẩm lâu, chúng ta cần chú ý trong quá trình lựa chọn thực phẩm. Cụ thể, các bà nội trợ phải chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
“Ngày xưa, thời bảo cấp thiếu thực phẩm nên ngày Tết ăn nhiều, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn. Các nhà thường chung nhau “đụng” lợn, cá… với khối lượng lớn lưu trữ Tết. Ngày nay, làm thời gian trong năm, thực phẩm đầy đủ, dư thừa nên nhu cầu ăn uống ngày Tết cũng không quá nhiều. Một số siêu thị, cửa hàng… cũng mở cửa xuyên Tết vì vậy chúng ta mua vừa phải, hạn chế trữ quá nhiều thực phẩm, ăn lâu ngày không hết”, PGS.TS Lâm chia sẻ.