Tag
Nơi người dương sống cùng người âm

Bài 3: Ước mơ của người đàn bà hơn 50 năm giữ mộ

Phóng sự 13/03/2022 12:10
aa
TTTĐ - Bước sang tuổi 83, bà Bùi Xuân Hương có “thâm niên” 54 năm sinh sống, trông coi bên trong nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ (Quận 2, TP HCM).
Bài 2: Chuyện không giống ai của những người coi sóc mộ phần Bài 1: Phận đời 30 năm cư ngụ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa

Sống tại "cánh cổng địa ngục"

Ngôi nhà của bà Bùi Xuân Hương được gọi đùa là “cánh cổng hướng vào địa ngục”, do các vị khách chủ yếu là người quá cố hoặc đôi khi là những kẻ nghiện ngập, hút chích. Tuy nhiên, bà cụ Hương vẫn cảm thấy bình yên ở nơi ghê rợn đó. Thậm chí, bà Hương còn mong muốn sẽ sống nốt quãng đời còn lại giữa nghĩa trang rộng lớn này.

Tốc độ đô thị hóa rầm rộ của Quận 2 (TP HCM) hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến nhịp sống của bà Hương. Mặc kệ các cao ốc hoa lệ được hình thành ven sông Sài Gòn, bà Hương vẫn hàng ngày tỉ mẩn dọn dẹp, lau rửa các ngôi mộ trong nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ, công việc mà bà đã quen tay từ hơn nửa thế kỷ qua. Thời gian dường như đông cứng bên trong bốn bức tường hàng rào của nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ, nơi gia đình bà Hương sống cùng với hơn 1.200 "ngôi nhà" của những người đã khuất.

Bài 3: Ước mơ của người đàn bà hơn 50 năm giữ mộ
Bà Hương đã hơn 50 năm chăm sóc "nhà" của những người quá cố

Bà Hương nhớ rành rọt quá trình thành lập nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ. Hồi năm 1969, hội Kiến An hùn với hội Ngọc Lữ được 1,9 triệu đồng, mua mảnh đất Quận 2 làm nơi chôn cất các thành viên trong hội. Lúc đó, khu vực xung quanh nghĩa trang rất hoang vu, ít người qua lại, dân cư thưa thớt. Việc đi lại từ nội thành ra nghĩa trang quá khó khăn, vì thế, hội Kiến An - Ngọc Lũ tính toán cần phải thuê người địa phương chăm sóc, hương khói cho các phần mộ. Họ đã chọn gia đình bà Bùi Xuân Hương.

Hội sợ người mất lạnh lẽo nên muốn có ai đó vào xây nhà ở cho có người ra vào. Vì thế, hội đã chọn vợ chồng bà Hương. Người phụ nữ 83 tuổi nhớ lại: "Vợ chồng tôi được chọn vì hay đến nhổ cỏ, lau rửa các phần mộ. Tôi ở đây từ năm 1969 đến giờ. Ông nhà tôi và tôi đều coi như làm phước nên vào đây ở từ đó, trông mộ không có thù lao gì hết. Thấm thoắt đã hơn 50 năm. Ông nhà tôi mất rồi, giờ chỉ còn lại tôi với mấy đứa con, cháu trông coi hơn nghìn ngôi mộ”.

Sau năm 1975, nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ được Nhà nước quản lý và trở thành nơi an nghỉ của nhiều người dân thành phố. Ban đầu, khi mới thành lập, nghĩa trang chỉ có một vài hàng mộ. Năm tháng trôi qua, “dân cư” của nghĩa trang càng ngày càng đông đúc. Bây giờ, xung quanh ngôi nhà cấp 4 của bà Hương là hàng hàng lớp lớp các ngôi mộ xây theo nhiều kiểu dáng, màu sắc, trang trí khác nhau. Sầm uất chẳng khác gì một khu phố thu nhỏ!

Đại gia đình hạnh phúc bên 1.200 ngôi mộ

Ngoài bà cụ Bùi Xuân Hương, 3 thế hệ khác trong gia đình cùng sinh sống trong ngôi nhà giữa nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ. Ông Đặng Văn Hiệp, con trai bà cụ Hương, phụ trách xây dựng, kiến tạo các ngôi mộ. Cả đời ông Hiệp đã từng xây mộ ở nhiều nơi, lang thang khắp các nghĩa trang lớn nhỏ trong thành phố, mãi đến khi ba mất (6 năm trước), ông mới quyết định trở về nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ sinh sống, chăm sóc mẹ. Những ngôi mộ ở đây đa phần đều được ông Hiệp xây dựng.

Bài 3: Ước mơ của người đàn bà hơn 50 năm giữ mộ
Bà Hương "làm bạn" với 1.200 ngôi mộ

Những người con khác của bà cụ Hương đều xây dựng gia đình quanh khu vực nghĩa trang. Họ vẫn thường tới lui thăm nom bà cụ. Chiều chiều, chị Đinh Thị Tường Vi, cháu dâu bà đẩy xe thức ăn nhanh bán ngay trước cổng nghĩa trang để mưu sinh. Sống giữa không gian âm u của người chết nhưng 50 năm qua, cả gia đình bà Hương vẫn cảm thấy thoải mái như sinh hoạt với cộng đồng dân cư bình tường. Bà quan niệm, sống bên người chết cũng như sống bên người sống. Đã là hàng xóm của nhau, mình sống sạch sẽ, không quậy phá thì không ai làm gì mình.

Bà cụ 83 tuổi tâm sự: “Nhà tôi cũng có điện nước sạch để dùng. Các ngày lễ Tết, bạn bè, người thân của tôi và các con đến nhà chơi. Khi nhà có tiệc, tôi cũng thuê rạp về dựng làm nơi đãi khách. Chỉ riêng phần nước rửa mộ là hơi khó một chút. Do đất ở nghĩa trang thấp hơn, tôi phải xin đặt giếng khoan ở một nhà trong khu dân cư, dùng 4-5 bình lớn chứa nước, 3-4 ngày bơm nước một lần. Lau rửa mộ hơi tốn nước, tôi dùng nước giếng khoan cho tiết kiệm. Khoan giếng ở ngay đây không được".

Điều khá đặc biệt là bà Hương không sợ ma cỏ gì hết. Sống chung với người chết đã quen, bà coi họ chẳng khác gì hàng xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. “Mình không đụng họ thì họ không đụng mình”, bà Hương bảo vậy.

Bài 3: Ước mơ của người đàn bà hơn 50 năm giữ mộ
Phút nghỉ ngơi bên cạnh những "người hàng xóm" đặc biệt

Trong nửa thế kỷ trông coi nghĩa trang, duy chỉ một lần bà Hương khiếp sợ. Chuyện đó đã xảy ra khá lâu, liên quan đến một cháu bé 12 tuổi tử vong do đuối nước đúng dịp Tết sắp đến. Bà kể: “Chuyện xảy ra vào năm 1992. Tôi còn nhớ, hôm đó là 29 tháng Chạp, tôi được thông báo sẽ tiến hành chôn cất một cháu bé trong đêm.

Tối đó, xe tang gồm hơn chục người kéo vào nghĩa địa. Bố mẹ thằng bé khóc ngất, tội nghiệp lắm. Thằng bé đáng ra không chết nhưng mà vì nghe lời xúi dại của chúng bạn, nên phải ra đi ở tuổi 12. Tôi nghe gia đình kể, nó đi chơi cùng bạn bè, tới một khúc sông, bạn bè nó biết bơi nên rủ nhau bơi qua bờ bên kia. Nó không biết bơi nhưng nghe bạn bè nói “tụi tao lội qua kia, mày không lội được thì mày lặn”. Thằng bé khờ khạo cũng xuống theo, rồi hụt chân không cứu kịp”.

Sau khi chôn cất đứa bé xấu số, bà Hương bần thần mãi đến hôm sau. Có lẽ, sự ám ảnh đã ảnh hưởng đến tâm trí, khiến bà liên tưởng đến những điều ghê rợn. Kể từ đó, bà hương khói cho phần mộ này nhiều hơn, như là chút lòng thành của mình đối với thằng bé tội nghiệp.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Xem thêm