Tag
Những cựu binh vĩ đại biến vết thương của mình trở thành bài học cho thế hệ trẻ

Bài 3: Khúc tráng ca vang mãi!

Phóng sự 25/07/2022 08:00
aa
TTTĐ - Nhiều năm qua, những người cựu tù Phú Quốc miệt cất khúc tráng ca về một thời máu lửa tại trường đại học, truyền cảm hứng trong các buổi sinh hoạt Đoàn, biểu diễn ở Tràng Tiền trước đông đảo du khách. Họ dần dần trở thành hình ảnh quen thuộc, động viên và khích lệ thế hệ trẻ. Đây là nỗ lực to lớn, vượt lên nỗi đau chiến tranh để mang tới sức mạnh tinh thần của các chiến binh từng đi qua “địa ngục trần gian”.
Bài 1: “Hãy nhìn đi, đây là thân thể bị tàn phá của chúng tôi...” Bài 2: Mổ bụng bày tỏ lòng son

Biến vết thương thành lời ca

Thực hiện Hiệp định Paris, hơn 40 năm về trước (tháng 3/1973) đã diễn ra cuộc trao trả tù binh - tù chính trị yêu nước về với cách mạng trong tư thế người chiến thắng, đầy cảm xúc... Cả nước mong chờ hàng vạn người con trung kiên của đất nước bị Mỹ Ngụy bắt bớ, đày đọa được trở về với cách mạng, với Nhân dân vùng giải phóng.

Ở nhà lao Phú Quốc, ông Lâm Văn Bảng, ông Kiều Văn Uỵch, ông Phùng Xuân Nghị, cũng như những cựu binh khác, sau mấy năm trải qua “địa ngục trần gian”, bị tra tấn, đánh đập tàn nhẫn, được xếp vào hạng “nan y tàn phế”, trở về trong cuộc trao trả bên sông Thạch Hãn.

Ngày về trên sông Thạch Hãn (Ảnh chụp lại)
Ngày về trên sông Thạch Hãn (Ảnh chụp lại)
"Lưu giữ và truyền lại không phải để ghi thêm thù hận với ai mà để mọi người hiểu được giá trị không thể lượng định của của cuộc sống bình thường của chúng ta hôm nay và nhất là đừng bao giờ vô ơn với những người đã hy sinh vì đất nước này”, thầy Vũ Đức Nghiệu, cán bộ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội.

Các cựu tù Phú Quốc được đưa về trại điều dưỡng ở miền Bắc. Về sau, người tiếp tục theo quân ngũ, người tiếp tục đi vào chiến trường B góp phần vào ngày toàn thắng 30/4/1975. Các ông Kiều Văn Uỵch, ông Phùng Xuân Nghị, cùng một số đồng đội khác thì lập gia đình, sống một cuộc đời bình dị như bao người dân khác.

Đối với các cựu tù Phú Quốc trở về, dù chiến tranh trên quê hương đã lùi xa, bệnh hoạn thương tật rồi cũng sẽ lắng xuống. Lịch sử không cho phép họ quên quá khứ. Những ngày gian khổ ở “địa ngục trần gian”, là ký ức không thể nào quên, là quá khứ của gan góc, dạn dày, đấu tranh cho lý tưởng cách mạng, quá khứ của lòng chung thủy và trong sáng… Đồng thời, họ cũng muốn truyền một tia nhiệt huyết từ những năm tháng đấu tranh đến với thế hệ trẻ của đất nước.

Đó chính là căn nguyên sâu sa nhất của việc hình thành Bảo tàng chứng tích chiến tranh. Những người làm việc tại bảo tàng chứng tích chiến tranh đều là cựu chiến binh, ví như Giám đốc Lâm Văn Bảng, Phó giám đốc Nguyễn Trọng Dư, Kiều Văn Uỵch, thuyết minh viên Nguyễn Đình Quốc, hậu cần Nguyễn Tiến Mô.

Đồng chí Trương Tấn Sang về thăm bảo tàng (Ảnh chụp lại)
Đồng chí Trương Tấn Sang về thăm bảo tàng (Ảnh chụp lại)

Trao đổi với PV, ông Bảng cười nói: Tiếng là chia ban bệ cho oách, chứ toàn anh em đồng đội cũ tự nguyện về đây, công việc làm từ A đến Z, theo phương châm bốn tự: Tự nguyện, tự túc, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm. Vừa giới thiệu hiện vật, các ông còn là nhân chứng sống để kể cho khách những câu chuyện, những kỷ niệm trong địa ngục trần gian Phú Quốc.

Bản thân ông Bảng cũng là “hiện vật” sống động về những ngày tháng tù đày tại Phú Quốc. Hai mươi tuổi, chàng trai Lâm Văn Bảng hăm hở viết đơn tình nguyện tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, ông Bảng hứng gần 20 viên đạn vào thân thể, chân tay dập nát, đồng đội tưởng ông đã chết nên đem xác giấu vào hố bom.

Ông Bảng rơi vào tay địch, nếm đủ mùi tra tấn tại 3 trại giam Chí Hòa, Hố Nai, Phú Quốc. Vì thế, đối với ông Bảng, các kỷ vật tại bảo tàng không chỉ có giá trị về mặt hiện vật, nó còn là linh hồn, là phần thiêng liêng của những anh em chiến sỹ năm xưa. Và ông muốn góp phần lữu giữ những linh hồn đó.

Cháy mãi lửa truyền thống

Ở một góc của bảo tàng chứng tích chiến tranh, cành ổi khẳng khiu được chăm chút, vun trồng. Ông Lâm Văn Bảng bùi ngùi: “Cành này chiết từ cây ổi mọc trên trên phần đất trước kia là hố chôn tập thể giữa đảo Phú Quốc. Nó vươn lên từ mảnh đất thấm máu xương của đồng đội chúng tôi. Trong thân, cành, lá của của nó là linh hồn của biết bao liệt sĩ”.

Những chứng nhân lịch sử đem bài học về truyền thống Cách Mạng đến với thế hệ trẻ

Những chứng nhân lịch sử đem bài học về truyền thống cách mạng đến với thế hệ trẻ

Đối với những người cựu tù Phú Quốc tại bảo tàng, sự tồn tại của cây ổi nhỏ bé lại mang ý nghĩa biểu tượng lớn lao. Họ thấy ở cây ổi một dấu gạch nối từ quá khứ đến hiện tại, từ nhà tù tăm tối đến ngày hòa bình huy hoàng; Đồng thời, cũng thôi thúc họ tiếp nối truyền thống yêu nước và mang ngọn lửa ấy đến với những con người của ngày nay.

Những năm qua, ông Lâm Văn Bảng, ông Kiều Văn Uỵch, ông Phùng Xuân Nghị... đã tận hiến vì điều đó. Họ xuất hiện tại các cuộc mít tinh quy mô, hay trên bục giảng của các trường học, hoặc có mặt ngay ở phố đi bộ Tràng Tiền để biểu diễn và kể câu chuyện thực của cuộc đời chiến sỹ trong lao ngục.

Về phía ngược lại, ngày càng nhiều người biết đến bảo tàng chứng tích chiến trang. Đến nay, bảo tàng đã đón hàng vạn khách tới tham quan, trở thành địa chỉ ngoại khóa của nhiều trường học. Đồng chí Trương Tấn Sang, đồng chí Trương Mỹ Hoa, đồng chí Ngô Thanh Hằng... cũng đã về thăm.

Sau khi chứng kiến các hiện vật và gặp gỡ nhân chứng tại bảo tàng, Giáo sư David Stic, giảng viên Đại học California (Mỹ) đã viết: “Tôi thấy sự khốc liệt, ác liệt và thực sự bất ngờ thấy bảo tàng có những hiện vật đậm nét lịch sử chiến tranh. Tôi nghĩ rằng bảo tàng rất cần thiết cho mọi người, nhất là sinh viên để hiểu viết về lịch sử của những người bị bắt, bị tù đày”.

Khúc tráng ca vang mãi
Khúc tráng ca vang mãi

Trong một lần Bảo tàng tổ chức triển lãm tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, thầy Vũ Đức Nghiệu, cán bộ trường viết: “Đây là những bài học được viết bằng máu, bằng xương của những con người trung liệt, cần phải được lưu giữ để truyền cho con cháu hôm nay và muôn đời mai sau. Lưu giữ và truyền lại không phải để ghi thêm thù hận với ai mà để mọi người hiểu được giá trị không thể lượng định của của cuộc sống bình thường của chúng ta hôm nay, và nhất là đừng bao giờ vô ơn với những người đã hi sinh vì đất nước này”.

Chúng tôi xin mượn những lời tâm huyết này để tạm kết cho loạt bài về những người chiến sĩ vĩ đại lấy vết thương và quá khứ gian khổ để tô thắm truyền thống cách mạng, đồng thời truyền lửa cho thế hệ trẻ. Một bài báo khép lại với người đọc và người viết song công việc của những cựu tù Phú Quốc tại bảo tàng chứng tích chiến tranh thì không bao giờ ngừng nghỉ.

Đọc thêm

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Xem thêm