Tag

Về thăm căn cứ Cái Chanh...

Phóng sự 30/04/2023 10:00
aa
TTTĐ - Căn cứ Cái Chanh thuộc ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Đây là nơi các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Ung Văn Khiêm... từng làm việc, cùng lãnh đạo quân, dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố mừng ngày thống nhất đất nước Tuần phim kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước TP Hồ Chí Minh quyết tâm tạo chuyển biến về mọi mặt trong thời gian tới Trưng bày gần 200 tư liệu, hiện vật về di tích nhà và hầm D67 tại Hoàng Thành Thăng Long

Tìm về dấu chân lịch sử

Tìm về Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh, từ TP Hồ Chí Minh, chúng tôi “tiến về” Bạc Liêu khoảng 280km. Từ trung tâm tỉnh tiếp tục đi theo quốc lộ 1 về hướng Cà Mau khoảng 6 cây số là qua cầu Dần Xây, rẽ phải rồi men theo con lộ Cầu Sập đi thị trấn Ngan Dừa mất khoảng 35 cây số nữa để đến trung tâm huyện Hồng Dân. Tuy vừa hết mùa xuân nhưng hai bên con đường, hoa vẫn nở rợp màu từng khóm.

Từ đây, chúng tôi tiếp tục men theo đường giao thông nông thôn liên xã Lộc Ninh - Ninh Thạnh Lợi. Con đường dài 18km chạy dọc theo những con sông chở nặng phù sa, hai bên là những hàng lá dừa nước xanh mát. Có được tuyến đường khang trang này cũng nhờ sự đồng lòng - Nhà nước và Nhân dân cùng làm.

Theo người dân nơi đây cho biết, trước kia muốn vào căn cứ Cái Chanh phải đi bằng xuồng ghe trên sông. Từ khi những cây cầu tạm, cầu dừa được thay thế bằng cầu bê tông, cầu sắt do Ban liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau tại TP Hồ Chí Minh quyên góp và kêu gọi mạnh thường quân ủng hộ kinh phí xây dựng, cùng với người dân tự nguyện hiến đất mở đường nên việc đi lại mới được như ngày nay.

Cổng vào Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt căn cứ Cái Chanh
Cổng vào Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Khu di tích Căn cứ Cái Chanh (còn có tên gọi khác là Khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu) nằm trên địa bàn xóm Cái Chanh nhỏ, ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi - xã Anh hùng của huyện Hồng Dân. Đây là di tích lịch sử đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2280/QĐ-TTg ngày 31/12/2020.

Tại đây, người đầu tiên chào đón chúng tôi bằng nụ cười hiền hòa là cô thuyết minh viên miền Tây trong bộ đồ bà ba bình dị mà duyên dáng - Phạm Thị Ánh Chúc. Cô vừa dẫn chúng tôi tham quan, vừa thuyết minh về quá trình hình thành cũng như những giá trị lịch sử của khu di tích đặc biệt này.

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng cùng đoàn về thăm căn cứ Cái Chanh năm 2023
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng cùng đoàn về thăm căn cứ Cái Chanh năm 2023

Thuyết minh viên Ánh Chúc cho biết, trong nửa đầu của thế kỷ XX, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta ngày càng ác liệt, cách mạng Việt Nam nói chung, tại Nam Bộ và Bạc Liêu nói riêng đặt ra những yêu cầu ngày càng lớn, đòi hỏi từng vùng, từng khu vực, từng địa bàn phải có những cơ sở, căn cứ cách mạng bí mật và vững chắc để đảm bảo an toàn cho các cơ quan của Đảng, nhất là các đồng chí lãnh đạo quân và Nhân dân kháng chiến. Xuất phát từ yêu cầu đó, Cái Chanh đã được chọn làm khu căn cứ cách mạng lúc bấy giờ.

Việc chọn nơi đây làm cứ điểm đứng chân bởi có rừng tràm bao quanh, kênh xáng chằng chịt nhưng lại dễ dàng di chuyển ra các sông lớn như Cái Trầu và Gành Hào; Đặc biệt tiếp giáp với các tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang nên rất thuận lợi cho việc liên lạc và phân tán lực lượng.

Từ khi được chọn, Cái Chanh đã trở thành căn cứ địa vững chắc của nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng. Từ năm 1949 - 1952, nơi đây là nơi trú đóng của Xứ ủy Nam Bộ, là địa bàn hoạt động, ghi đậm dấu chân của một số đồng chí lãnh đạo Đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam như đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (sau này là Tổng Bí thư) cùng các đồng chí lãnh đạo cao cấp như Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Thượng Vũ, Nguyễn Văn Nguyễn…

Từ năm 1950 - 1954, đồng chí Võ Văn Kiệt - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu lúc bấy giờ (sau này là Thủ tướng Chính phủ) cũng đã chọn nơi đây làm nơi đứng chân để lãnh đạo phong trào cách mạng của tỉnh.

Không gian trưng bày tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu qua các thời kỳ
Không gian trưng bày tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu qua các thời kỳ

Là một trong những địa bàn trọng điểm của Tây Nam Bộ, Đảng bộ và Nhân dân Bạc Liêu đã vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh, góp phần cùng với quân, dân cả nước đấu tranh, làm thất bại các chiến lược chiến tranh của địch.

Ngày 30/4/1975, cùng với cả nước, bằng sự mưu trí, dũng cảm, linh hoạt, Ban Chỉ huy tổng công kích của tỉnh Bạc Liêu đã kết hợp sáng tạo giữa đấu tranh chính trị, binh vận với việc điều lực lượng vũ trang áp sát thị xã tỉnh lỵ để tạo sức ép về quân sự; Đồng thời tổ chức đấu tranh tâm lý, thuyết phục, vận động, chính quyền tay sai Sài Gòn tại đây từ bỏ ý định tử thủ, tự nguyện buông súng đầu hàng vô điều kiện cho cách mạng, nên sự thắng lợi đã không phải đổ máu.

Hình ảnh tái hiện lại nhà ở của các đồng chí lãnh đạo tại căn cứ
Hình ảnh tái hiện lại nhà ở của các đồng chí lãnh đạo tại căn cứ

Có thể nói, từ khi được chọn làm căn cứ cho đến khi kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn, khu Căn cứ Cái Chanh đã làm tròn vai trò, sứ mệnh lịch sử quan trọng của mình, chở che, nuôi dưỡng và phát triển lực lượng cách mạng, là niềm tự hào của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bạc Liêu.

Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

Khu di tích Căn cứ Cái Chanh ngày nay có diện tích khoảng 40.000m2. Công trình được phục dựng, tái hiện gồm các hạng mục: Nhà bia giới thiệu di tích, nhà trưng bày về quá trình trú đóng và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu.

Ngoài ra, khu còn có các công trình được phục dựng và lưu giữ như: Nhà ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam bộ; Nhà Hội trường của Tỉnh ủy và hầm chữ L; Nhà ở và làm việc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy; Bếp ăn tập thể; Nhà ở và làm việc của bộ phận Y tế và Văn thư, Thông tin (điện đài), cán bộ Cơ yếu; Nhà Trung đội phòng thủ... với nhiều thiết kế và vật dụng độc đáo.

Tác giả (bên trái) trao đổi với Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi
Tác giả (bên trái) trao đổi với Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi tại Khu di tích Căn cứ Cái Chanh

Theo Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi Dư Văn Lục, nhà ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ được tái hiện lại theo nguyên gốc của một gia đình người dân nuôi giấu, đùm bọc đồng chí từ 1949 - 1951 tại Cái Chanh, xã Ninh Thạnh Lợi. Theo đó, do nền đất ở đây là vùng ngập nước nên việc đào hầm trú ẩn rất khó khăn vì nước sẽ ngấm đầy vào hầm.

Bà con biết vậy nên đã mang những chiếc lu to vốn dùng trữ nước của nhà mình để khu căn cứ chôn xuống đất nuôi giấu cán bộ. Chiếc lu được chôn và có nắp đậy chắc chắn đã tạo thành một chiếc hầm trú vừa tránh đạn bom vừa không bị ngấm nước. Chiếc lu này cũng được đặt ngay chân giường của đồng chí Lê Duẩn và nó trở thành căn hầm trú ẩn của đồng chí.

Không gian trưng bày chính có ba tượng bán thân bằng đồng của các đồng chí lãnh đạo tại khu căn cứ gồm: Đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt.
Không gian trưng bày chính có ba tượng bán thân bằng đồng của các đồng chí lãnh đạo tại khu căn cứ gồm: Đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt

Nói về chiếc xuồng lườn nhỏ đặt trang trọng ngay giữa nhà trưng bày, thuyết minh viên Phạm Thị Ánh Chúc cho biết, chiếc xuồng này là phương tiện đi lại từ khu căn cứ tới các cơ sở của đồng chí Võ Văn Kiệt, khi đồng chí là Khu ủy viên. Đồng chí Võ Văn Kiệt mỗi khi đi công tác thường dùng xuồng này để chèo chống luồn lách qua những vạt tràm rậm rạp để che mắt quân thù.

Nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến khu căn cứ được bố cục thành 3 chủ đề chính: “Phong trào đấu tranh tự phát của nông dân Ninh Thạnh Lợi năm 1927”; “Căn cứ Xứ ủy Nam Bộ (1949 - 1952)” và “Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu (1973 - 1975), với hơn 200 hình ảnh hoạt động và 3 tượng bán thân bằng đồng của các đồng chí lãnh đạo tại khu căn cứ như: Đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Hùng và đồng chí Võ Văn Kiệt.

Đông đảo người dân và du khách tham quan, chụp hình lưu niệm tại di tích Khu căn cứ Cái Chanh
Đông đảo người dân và du khách tham quan, chụp hình lưu niệm tại di tích Khu căn cứ Cái Chanh (Ảnh: Khu di tích cung cấp)

Từ khi được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia và được tỉnh quan tâm đầu tư tu bổ, phục dựng, tái hiện lại quá trình trú đóng, hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Tỉnh ủy Bạc Liêu, nơi đây đã trở thành “địa chỉ đỏ”, điểm tham quan về nguồn, giáo dục truyền thống đầy ý nghĩa của Đảng bộ và Nhân dân trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu.

Di tích lịch sử Căn cứ Cái Chanh ngày nay hàng năm đón hàng ngàn lượt đảng viên, đoàn viên, Nhân dân và du khách về tham quan, học tập... Trong đó, đặc biệt còn có cả những người khách nước ngoài, những người từng ở bên kia chiến tuyến về đây tham quan, chiêm ngưỡng sự bình dị mà thiên tài của cách mạng Việt Nam.

Đọc thêm

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Xem thêm