Tag

Tác giả Trần Đức Hiển - chiêm nghiệm đời sống để có trang văn

Người Hà Nội 22/06/2021 09:00
aa
TTTĐ - Tác giả Trần Đức Hiển yêu văn chương và quyết tâm theo đuổi nghiệp văn, vượt qua bao gian khó bản thân để theo học Khoa Sáng tác - Lý luận và Phê bình văn học (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Mới đây anh xuất bản tập truyện “Vầng sáng” (NXB Dân trí) với rất nhiều chất liệu đời sống. Trần Đức Hiển chia sẻ với báo Tuổi trẻ Thủ đô về chuyện bếp núc trong văn chương.
Ra mắt ấn phẩm song ngữ Việt - Anh của hai tác giả nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam

- Văn chương là con đường dài và nhọc nhằn, anh có thể chia sẻ chuyện anh bước vào văn chương?

- Văn chương quả thật đến với tôi như một điều không định trước. Thực ra tôi không nghĩ là mình lại trở thành người viết văn. Đây không phải ước mơ của tôi hồi trẻ bởi ngày xưa chúng tôi thường rất mơ hồ về tương lai, định hướng của mình. Hầu hết chỉ mơ ước đỗ được một trường đại học hay cao đẳng nào đó chứ ít người “có khả năng” (từ điều kiện kinh tế đến khả năng kiến thức) theo đuổi ước mơ sở thích của mình. Bởi ngày ấy đa số là phải đi học thêm ngoài rất nhiều mới may ra có hy vọng, mà tôi thì đến mua sách học còn khó, đấy là chưa nói đến mua sách tham khảo, sách nâng cao, thỉnh thoảng mượn được cuốn là may lắm rồi.

Tác giả Trần Đức Hiển
Tác giả Trần Đức Hiển

Khi tôi đi làm công nhân, thỉnh thoảng lại di chuyển chỗ làm nhưng hành trang của tôi lúc nào cũng có vài cuốn sách. Tôi cũng có sở thích cứ đến một chỗ làm mới ở một vùng đất mới là tôi phải mua ít nhất một cuốn sách ở đó để làm kỉ niệm. Và mặc dù ở nơi công trường, việc đọc sách cũng như việc viết là không phù hợp, nhưng tôi may mắn được gặp anh cùng công ty cũng có sở thích giống tôi, đó là anh Đinh Ngọc Hùng, cùng chia sẻ những trang viết.

Anh Hùng đã có nhiều bản thảo. Rồi do công việc, anh em gián đoạn liên lạc mấy năm nhưng chính anh là người cho tôi biết về Trường viết văn Nguyễn Du, khi ấy đã là Khoa Sáng tác-Lý luận và Phê bình văn học của trường ĐH Văn hóa Hà Nội (thật sự trước đó tôi chẳng hề biết gì về nó) và tận tình giúp đỡ tôi khi anh đã là sinh viên K8, còn tôi vẫn là công nhân. Tôi lại càng có động lực và quyết tâm để cuối cùng cũng toại nguyện trở thành học viên ở đây.

- Với bản thân, anh thấy đi theo văn chương những năm tháng này khó hay dễ?

- Theo tôi nghĩ thì viết văn không bao giờ là dễ cả. Nó là cả một hành trình đầy khổ hạnh. Chắc chắn những người đã theo con đường văn chương đều thấu hiểu viết là một quá trình sống với cô đơn, cô đơn đến tột cùng nếu như không mốn nói là cô độc để sống cùng nhân vật. Hơn nữa viết văn chương thường là nghèo mà thực sự thì “cơm áo không đùa với khách thơ” nên khi người khác nhìn vào, thậm chí ngay cả với người thân, bạn bè cũng đều có vẻ cám cảnh.

Khi người ta lấy kinh tế là thước đo thì kẻ viết văn đúng là một sự không thức thời và xa rời thực tế, thậm chí là không bình thường nên tất nhiên cũng chả mấy được coi trọng. Nên đúng là nếu chỉ đơn thuần sống bằng văn chương, bằng những con chữ kiệt cùng là rất khó khăn.

Tác giả Trần Đức Hiển - chiêm nghiệm đời sống để có trang văn
Tập sách "Vầng sáng" của tác giả Trần Đức Hiển

- Trong tập truyện “Vầng sáng” của anh, đa số nhân vật đều xuất thân nghèo khổ, tật bệnh, tại sao vậy?

- Tôi nghĩ mỗi người viết văn đều xuất phát từ một sự việc, hiện tượng nào đó khiến họ bị ám ảnh, bức xúc hoặc bất lực… Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn, bố mẹ tôi đều là nông dân. Thế hệ 8X ở nông thôn như tôi chắc ai cũng được sống những ngày nghèo khó, từng trải qua những bữa cơm độn khoai, sắn. ngay từ nhỏ thì tôi đã được chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh khổ cực và sự thiệt thòi của những số phận người nghèo.

Cái nghèo khiến họ đi đâu cũng có vẻ khúm núm, tự ti, không dám ngẩng cao đầu. nhất là khi họ phải đến các “cửa quan” thì dường như chả thấy có sự tôn trọng nào dành cho họ. và họ vẫn được gọi là “nhà quê’ hoặc “đồ nhà quê”. Bản thân tôi cũng từng rất tự ti và cũng từng bị gọi là “đồ nhà quê” nên có thể nói là tôi cũng là một nhân vật “thấp cổ bé họng”.

Phải nói là tôi rất dị ứng với từ nhà quê ấy và có lẽ chính điều ấy đã tạo chất liệu cho tôi viết văn. Bởi tôi luôn cảm thấy bất lực trước những hoàn cảnh và số phận khổ cực, bi ai trong xã hội, để giải tỏa những căng thẳng ấy, tôi viết!

- Với tập truyện này, anh kỳ vọng gì?

- Ban đầu tôi chưa định ra tập truyện. Sau đó tôi được sự động viên khích lệ của một số anh em bạn bè, nhất là sự thúc giục và giúp đỡ tận tình của một nhà văn trẻ nên cuốn sách đã ra đời. Đây là tập hợp những truyện ngắn của tôi trong khoảng 10 năm nay, cũng có thể coi là đánh dấu một chặng đường.

Đó là thời gian tôi cố gắng tìm tòi, thể nghiệm một số kĩ thuật viết, kể cả một số truyện còn viết theo bản năng nên chắc rằng chưa hoàn hảo như mong muốn. Chỉ mong tập truyện giúp bạn đọc có thêm một chút để giải trí, có thể cùng suy ngẫm, chiêm nghiệm và thấu cảm hơn với những số phận đa dạng ở đời sống thực là vui rồi.

- Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của anh!

Trần Đức Hiển sinh năm 1982. Ngoài một số tập truyện ngắn in chung, “Vầng sáng” là tập truyện đầu tay.

Anh đã đạt giải Nhì cuộc thi viết tùy bút "Điểm tựa cuộc sống" trên tập san Áo Trắng do báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2013; Giải khuyến khích cuộc thi Sáng tác cho thiếu nhi do Ban mục vụ văn hoá Giáo phận Qui Nhơn tổ chức năm 2019; 2 Giải khuyến khích cuộc thi viết "Các vấn đề gia đình thời nay" do báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức năm 2019, 2020.

Hiện anh là phóng viên tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Sóc Sơn.

infographic: 3 đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả infographic: 3 đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả
"Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" - tiểu thuyết lay động về tình yêu bên bờ vực cái chết của Hồ Điệp Thanh Thanh
Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức thưởng Tác giả trẻ Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức thưởng Tác giả trẻ

Đọc thêm

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô Người Hà Nội

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia tiếp quản Thủ đô

TTTĐ - Ngày 3/10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Xem thêm