Tag
Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

Người Hà Nội 29/09/2024 17:59
aa
TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Người giữ lửa làng nghề đậu bạc Định Công Mở lớp đào tạo nghề truyền thống đậu bạc Định Công

Nghề truyền thống nức tiếng kinh thành

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công tương truyền có từ thời Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI) từ câu chuyện của ba anh em Trần Điền, Trần Điện, Trần Hoà rất khéo tay, chăm chỉ và yêu thương nhau.

Sau khi chạy loạn quân xâm lược, hoà bình lập lại, 3 anh em đã dùng nghề làm đồ trang sức bằng vàng bạc học được để mở chung hiệu lấy tên “Kim Hoàn”.

Những sản phẩm vàng bạc do ba anh em làm ra đều rất tinh xảo với những hoa văn, họa tiết trang trí đầy tỉ mỉ, gây nức tiếng gần xa.

Sau này, cả ba anh em đã truyền dạy nghề cho dân làng Định Công Thượng và truyền thống làm nghề vàng bạc và ngày càng mở mang, thêm tinh xảo, làm ăn phát đạt nổi tiếng khắp vùng, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND phường Định Công báo cáo quá trình phát triển nghề Đậu bạc Định Công

Để ghi nhớ công ơn, dân làng đã lập đền thờ ba vị Tổ Nghề, vào ngày 12/2 âm lịch hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội tri ân ba vị tổ nghề rất trang trọng. Những người thợ kim hoàn ở mọi nơi lại về dự hội, làm lễ dâng hương ở nhà thờ tổ.

Định Công được biết đến là đất tổ nghề Kim Hoàn của Việt Nam. Trải qua năm tháng, thợ Kim Hoàn Định Công nổi tiếng khéo tay, tài hoa và có nhiều lương công (thợ giỏi). Sản phẩm đậu bạc của Định Công nức danh khắp đất kinh kỳ xưa, nhiều Nghệ nhân được vào làm việc cho Triều Đình. Nghề đậu bạc phát triển và trở thành 1 trong 4 nghề tinh hoa nhất kinh thành Thăng Long và đã đi vào ca dao tục ngữ: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng; Đồ bạc Định Công, đồ đồng Ngũ Xã”.

Sản phẩm đậu bạc Định Công

Để có được một sản phẩm đậu bạc, những người thợ phải mất tới hàng chục ngày thậm chí cả tháng trời với những thao tác công phu, tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề cao. Người làm nghề phải nắm chắc 4 kỹ thuật cơ bản: trơn, đấu, chạm, đậu. Trong đó, kĩ thuật đậu bạc đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo và nhỏ nhắn, tỉ mỉ.

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm trao Bằng công nhận Nghề truyền thống Hà Nội cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân phường Định Công

Sản phẩm đậu bạc đạt yêu cầu phải đậu đều tay, hàn luột, không đọng vảy, các chi tiết hài hòa, cân xứng. Mỗi sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật khắt khe về kỹ thuật nhưng lại tinh tuý ở giá trị thẩm mỹ và sử dụng.

Bạc được dùng phải là loại 999 (trước gọi là bạc 10) thì mới có thể kéo thành các sợi chỉ nhiều kích cỡ khác nhau.

Nếu như trước đây, sản phẩm đậu bạc chỉ là những chiếc nhẫn, những đôi khuyên nhỏ, thì nay các nghệ nhân kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại để thổi hồn cho các tác phẩm của mình. Có những sản phẩm như tranh đậu bạc phải mất trên một tháng để hoàn thành. Theo sử gia Phan Huy Chú, nghề đậu bạc làng Định Công đã có khoảng 1500 năm nay.

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Các đồng chí lãnh đạo quận Hoàng Mai tặng hoa chúc mừng phường Định Công

Sản phẩm đậu bạc của Định Công nức danh khắp đất Kinh kỳ xưa và nhiều nghệ nhân được vào Kinh thành làm đồ trang sức phục vụ Triều Đình. Những năm đầu của thế kỷ XIX, làng Định Công có từ 50 - 60% gia đình theo nghề kim hoàn. Khi nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường, số gia đình theo nghề đậu bạc ở Định Công chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Để học được nghề kim hoàn truyền thống đòi hỏi người học phải có đôi bàn tay khéo léo, thời gian học nghề lâu, muốn có thu nhập tốt thì phải trải qua thời gian dài rèn luyện. Phường Định Công hiện đang trong quá trình đô thị hóa, nền kinh tế mở rộng, người dân có nhu cầu học đại học cao, diện tích đất dành cho sản xuất ngày càng hẹp, có nhiều ngành nghề lĩnh vực khác học nhanh hơn, có thu nhập tốt hơn, nên nghề Kim Hoàn tại Định Công đã và đang bị mai một trầm trọng, cần được bảo tồn, phục dựng và phát triển.

Hiện nay, nghề đậu bạc Định Công chỉ còn lại số ít người còn làm nghề, mặc dù vậy các sản phẩm đậu bạc của Định Công vẫn được khách hàng, cũng như các chuyên gia đánh giá rất cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật. Tại các cuộc thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ toàn quốc, sản phẩm Đậu Bạc của Định Công đã giành rất nhiều giải cao như nhất, nhì, ba.., sản phẩm mẫu mã đa dạng, kết hợp nhiều chất liệu như đá quý, gỗ, sơn mài, thân thiện kỹ thuật độc đáo, tinh xảo nên được khách hàng ưa chuộng, được sử dụng nhiều làm quà tặng cho các cơ quan Bộ ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác... Chủ đề đa dạng, tính ứng dụng cao từ các sản phẩm trang sức như nhẫn, vòng, hoa tai, sản phẩm trang trí như bức tranh nhiều chủ đề, các lô gô, đồ trưng bày, sản phẩm ứng dụng như ví, hộp đựng card, khay, đĩa…

Nghệ nhân nghề đậu bạc Định Công

Nghề Đậu bạc định công có 4 Nghệ nhân được phong tặng danh hiệu, gồm: 1 Nghệ nhân Nhân dân (Quách Văn Hiểu), 1 Nghệ nhân ưu tú (Quách Văn Trường) (đã mất năm 2022) và 2 Nghệ nhân, con của 2 nghệ nhân trên (Quách Văn Tú, Quách Phan Tuấn Anh) được UBND thành phố Hà Nội công nhận. Các nghệ nhân đã và đang là người giữ hồn cho nghề Đậu Bạc truyền thống duy trì và phát triển. Chi hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Định Công do hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý thành lập có 25 thành viên. Có khoảng 10 hộ kinh doanh là người Định Công ra bên ngoài sản xuất kinh doanh Kim Hoàn trong và ngoài Hà Nội.

Dịp lễ hội truyền thống hàng năm có khoảng 50 hộ sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp về dâng hương tại đền thở Tổ nghề Kim Hoàn. Các nghệ nhân nghề truyền thống và nhân dân thường xuyên quan tâm chăm sóc khuôn viên đền thở Tổ nghề. Những nghệ nhân, thợ trẻ đã nhanh chóng nắm bắt được những bí quyết làm nghề và trở thành thợ giỏi.

Trước nguy cơ nghề truyền thống quý báu của địa phương bị mai một trầm trọng, các nghệ nhân tha thiết mong muốn và rất tích cực trong việc dạy truyền nghề cho Nhân dân trong và ngoài địa phương có tình yêu nghề, muốn gắn bó phát triển nghề Đậu Bạc bằng nhiều hình thức.

Giữ gìn nghề truyền thống đậu bạc Định Công cũng là một trong các nghề truyền thống của quận Hoàng Mai, là di sản phi vật thể của thành phố và đất nước, cần được giữ gìn và phát huy giá trị.

Đưa nghề kim hoàn đậu bạc Định Công vươn xa

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Đồng chí Đàm Tiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ đón nhận bằng công nhận danh hiệu "Nghề truyền thống Hà Nội - nghề kim hoàn Đậu bạc Định Công", đồng chí Đàm Tiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai khẳng định, nghề đậu bạc ở làng Định Công là một trong tứ trụ tinh hoa làng nghề của kinh thành Thăng Long xưa. Qua bàn tay khéo léo của những người thợ kim hoàn tại đây, các sản phẩm tinh xảo từ vàng, bạc được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Có thể nói, nghề đậu bạc đã có từ rất lâu đời, bắt nguồn cùng với sự hình thành và phát triển của làng Định Công từ xưa đến nay.

Lễ đón nhận bằng công nhận danh hiệu "Nghề truyền thống Hà Nội - nghề kim hoàn Đậu bạc Định Công", theo Quyết định số 4383/QĐ-UBND ngày 21/8/2024 của UBND TP Hà Nội, không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong hành trình gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của địa phương, mà còn là minh chứng cho sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân, thợ kim hoàn và nhân dân phường Định Công. Nghề kim hoàn Đậu bạc đã có lịch sử hàng nghìn năm, gắn liền với những câu chuyện đầy tự hào về những người thợ tài hoa nơi đây.

Ngày hôm nay, chúng ta không chỉ ghi nhớ công lao của các thế hệ đi trước mà còn phải suy nghĩ về tương lai của nghề truyền thống này. Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, nghề kim hoàn đang đối mặt với nhiều thách thức: nguồn nhân lực kế cận ngày càng thiếu hụt, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển nghề đậu bạc Định Công là nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết.

Quận ủy, HĐND, UBND Quận Hoàng Mai đã có những chính sách hỗ trợ thiết thực như mở lớp đào tạo nghề từ cơ bản đến nâng cao, tuyên truyền giáo dục về giá trị văn hóa của nghề tại các trường học trên địa bàn. Đồng thời, cần quảng bá sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử để thu hút khách hàng trong nước và quốc tế.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận thay mặt lãnh đạo quận kêu gọi sự chung tay của toàn thể cán bộ, Nhân dân phường Định Công cũng như các cấp chính quyền trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này. Hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ để bảo tồn nét đẹp tinh hoa của nghề kim hoàn Đậu bạc cho thế hệ mai sau.

"Lãnh đạo Quận Hoàng Mai chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các nghệ nhân và người dân trong việc phát triển nghề truyền thống này. Với sự quyết tâm từ phía chính quyền địa phương và sự nỗ lực từ cộng đồng, tôi tin rằng chúng ta sẽ đưa nghề kim hoàn Đậu bạc Định Công vươn xa hơn nữa. Xin nhấn mạnh rằng việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống không chỉ giúp nâng cao đời sống kinh tế cho người dân mà còn gìn giữ bản sắc văn hóa đặc sắc của quê hương" - Đồng chí Đàm Tiến Thắng khẳng định.

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Nghệ nhân Nhân dân Quách Văn Hiểu phát biểu đáp từ

Phát biểu đáp từ tại buổi lễ, Nghệ nhân Nhân dân Quách Văn Hiểu xúc động: "Đến thời điểm hiện nay nghề quý của địa phương tiếp tục được quan tâm, hôm nay phường Định Công tổ chức long trọng lễ đón nhận danh hiệu nghề truyền thống do TP Hà Nội công nhận. Đây là sự kiện hết sức giá trị, vinh dự cho nghề truyền thống Định Công đã được các cơ quan nhà nước ghi nhận, mở ra cơ hội tạo thêm việc làm, thu hút nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển nghề truyền thống của địa phương.

Đây là niềm vui lớn không chỉ của riêng tôi mà của chung những nghệ nhân, những người thợ đã và đang đóng góp, cố gắng rất nhiều cho nghề truyền thống của địa phương, là tín hiệu tốt đẹp cho 1 khởi đầu mới với nhiều giá trị".

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Lãnh đạo Đảng uỷ, UBND phường Định Công tặng hoa cảm ơn các nghệ nhân, chủ các gian hàng kim hoàn tham gia buổi lễ

Trước đó các đại biểu đã thực hiện nghi thức dâng hương tại Cụm di tích Đình, Đền Miếu khu Thượng.

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Màn trình diễn áo dài kết hợp trang sức đậu bạc Định Công trong khuôn khổ buổi lễ

Trong khuôn khổ buổi lễ, các đại biểu đã được xem màn trình diễn kết hợp giữ áo dài và trang sức bạc Định Công của các bạn trẻ phường; tham quan các gian hàng trưng bày và bán sản phẩm bạc được chế tác tinh xảo từ bàn tay của nghệ nhân và người thợ đậu bạc Định Công; tham quan các gian hàng làng nghề quận Hoàng Mai như: Làng nghề truyền thống bánh cuốn Thanh Trì; thưởng thức màn hát giao duyên quan họ trên thuyền…

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Các đại biểu tham quan gian hàng đậu bạc Định Công trong khuôn khổ lễ hội
Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Nhiều sản phẩm tinh xảo, phù hợp với thị hiếu người dùng mọi lứa tuổi được trưng bày và giới thiệu tại các gian hàng
Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Cũng trong khuôn khổ lễ hội, bánh cuốn Thanh Trì - sản phẩm của làng nghề truyền thống Hà Nội cũng thu hút đại biểu và du khách ghé thăm
Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Đại biểu và du khách hào hứng trải nghiệm mua sắm sản phẩm kim hoàn từ bàn tay khéo léo của nghệ nhân phường Định Công
Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công được công nhận nghề truyền thống Hà Nội
Màn hát giao duyên trên thuyền trong khuôn khổ lễ hội

Buổi chiều cùng ngày, cán bộ, người dân được hoà mình vào trò chơi dân gian, thưởng thức chương trình văn nghệ đặc biệt “Sắc vàng Định Công”.

Đọc thêm

Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực Nhịp điệu cuộc sống

Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực

TTTĐ - Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU đánh giá cao Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu, triển khai sáng tạo, có chiều sâu, nhiều chuyển biến tích cực những nội dung mới, khó và chưa có tiền lệ trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.
Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc Người Hà Nội

Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc

TTTĐ - Gia đình là một thiết chế văn hóa - xã hội đặc biệt, nơi sản sinh, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người. Huyện Thanh Oai, Hà Nội, thời gian qua đã tích cực gìn giữ, vun đắp hệ giá trị gia đình, góp phần hình thành những con người mới đáp ứng với tình hình phát triển hiện nay của đất nước.
Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững Người Hà Nội

Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững

TTTĐ - Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng thanh lịch và văn minh, việc triển khai thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ trọng yếu. Điều này không chỉ giúp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống mà còn nâng cao chất lượng đời sống xã hội và xây dựng một cộng đồng vững mạnh, góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững.
Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Những làn điệu truyền thống đậm nét Thăng Long hay những giai điệu sôi động, rộn rã trong nhịp sống Hà Nội hiện đại, âm nhạc đã đồng hành, xây dựng và bồi đắp tâm hồn người Thủ đô, góp phần quan trọng vào nền văn hóa đặc trưng nơi này. Phát huysức mạnh của âm nhạc trong xây dựng chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, các chuyên gia đã cùng tham góp những ý kiến quý báu để tạo nên hệ giá trị vừa sâu sắc nhân văn vừa xứng tầm với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc Người Hà Nội

Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc

TTTĐ - Các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh cần được xác định rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ thực hiện, nhằm phù hợp với bối cảnh mới. Những chuẩn mực này không chỉ là đích đến mà còn mà còn là kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc, vai trò trong thời đại hội nhập và phát triển.
Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi Người Hà Nội

Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa, nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi vẫn nguyên giá trị, trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn tạo cảm hứng, khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng độc lập, tự do; tình yêu thương con người và tình yêu Hà Nội.
Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa” Nhịp điệu cuộc sống

Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa”

TTTĐ - Phường Vạn Phúc, từ làng nghề sản xuất lụa thủ công, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nay đã có ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển du lịch trải nghiệm. Sự phát triển của phường Vạn Phúc hôm nay cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của vùng đất bên dòng Nhuệ giang hiền hoà, thanh bình.
Những chàng trai thôn Lam Sơn múa lân sư rồng bằng cả đam mê Người Hà Nội

Những chàng trai thôn Lam Sơn múa lân sư rồng bằng cả đam mê

TTTĐ - Hình ảnh những chàng trai, cô gái thôn Lam Sơn (huyện Thường Tín, Hà Nội) say sưa luyện tập múa Lân sư rồng đã khắc họa một bức tranh đẹp về tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống.
Nguyễn Đình Thi - một người Hà Nội tiêu biểu, hào hoa, thanh lịch Người Hà Nội

Nguyễn Đình Thi - một người Hà Nội tiêu biểu, hào hoa, thanh lịch

TTTĐ - Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp cùng Thành ủy Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hội thảo.
Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội

TTTĐ - Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội, các chuyên gia và từng địa phương tại Thủ đô đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm xây dựng các tiêu chí con người Thủ đô đại diện cho vị thế Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Xem thêm