Tag

Đánh thức một tình yêu… Hà Nội

Người Hà Nội 04/10/2024 17:07
aa
TTTĐ - “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố…/ Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”.
Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Tái hiện sống động không khí "cờ ngày nào tung bay trên phố" 700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Tháng 10 về, qua từng con ngõ nhỏ, từng góc phố của Hà Nội, dường như trở nên rộn rã, reo vui trong từng khoảnh khắc. Mỗi cư dân của Thủ đô, dù được sinh ra, lớn lên trong các nếp nhà băm sáu phố phường, hay là tới từ một vùng quê xa mọi miền Tổ quốc, chỉ cần gắn bó và xây dựng cuộc sống ở mảnh đất ngàn năm văn hiến này, đều ít nhiều từng một lần lắng mình theo giai điệu hào hùng của bài hát “Tiến về Hà Nội” - sáng tác bởi cố nhạc sĩ Văn Cao.

Đánh thức một tình yêu… Hà Nội

Kỳ lạ thay, một khúc tráng ca đã đi cùng Thủ đô suốt chặng đường 70 năm qua, tưởng như được ra đời ngay tại thời điểm Thủ đô rực rỡ cờ hoa đón đoàn quân Giải phóng, nhưng thực tế, ca khúc lại được chắp bút và hoàn thành từ trước ngày 10 tháng 10 năm 1954 tới… 5 năm. Dường như, bằng tất cả khát khao hòa bình, cố nhạc sĩ Văn Cao đã tiên đoán, đã mơ về một khung cảnh mang ý nghĩa lịch sử: Giải phóng Thủ đô - giải phóng trái tim của cả nước.

Ca khúc “Tiến Về Hà Nội” đã bước vào tuổi 75, vẫn đều đặn vang lên mỗi dịp Thu về, và năm nay, như thường lệ, cảm xúc hùng tráng trong từng nốt nhạc lại vang lên, cùng Thủ đô đón chào lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng.

70 năm, một chặng đường đầy thăng trầm và nỗ lực của mỗi người dân trên vùng đất dày trầm tích phù sa bồi đắp. Dường như mới hôm qua thôi, ở ngôi trường Bưởi bên bờ Hồ Tây, từng tốp thanh niên xếp lại bút vở lên đường nhập ngũ. Dưới bóng cây đại thụ nơi sân trường Bách khoa, trường Tổng hợp, biết bao lớp sinh viên đã đặt lại hoài bão cá nhân để hướng về lý tưởng đưa dân tộc thoát khỏi đêm dài lầm than.

Ký ức về lớp lớp thanh niên tuổi đôi mươi, dù ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam, cũng chọn thay màu áo trắng, khoác lên mình màu xanh của cây lá, màu của tự do, của những lẽ thường thuận tự nhiên nhất, để bước vào những chiến trường vì hai chữ “Hoà Bình”. Mỗi độ Thu về, những ký ức ấy lại trở nên vô cùng đặc biệt.

Đánh thức một tình yêu… Hà Nội

Nhắc về Hà Nội, không chỉ là nơi lưu giữ nhiều giá trị truyền thống quý báu, vùng đất địa linh mà các bậc hiền nhân đã chọn để xây dựng kinh đô, và giờ là Thủ đô - trái tim của cả nước. Nhắc về Hà Nội, còn là nhắc về cái nôi dung dưỡng những tâm hồn yêu văn chương, nghệ thuật, nơi xây dựng và hỗ trợ cho đời sống văn hóa tinh thần của mỗi người Việt.

Biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ đã từ nơi đây mà góp sức xây dựng lên nền văn hoá đậm đà của dân tộc, rồi cũng chính vùng đất Hà Nội là nơi tiếp nhận, phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật của nhiều địa phương. Nhắc về Hà Nội, còn là người đồng chí thuỷ chung, sẻ chia mọi khó khăn trong chiến tranh cũng như thời bình.

“Hà Nội cùng cả nước, vì cả nước”. Khẩu hiệu ấy dường như đã là linh hồn, là tư tưởng xuyên suốt không thể thiếu trong mỗi giai đoạn lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Hôm nay, tháng 10 năm 2024, dưới bóng cờ tung bay phấp phới trên cột cờ Hoàng Diệu, người dân Hà Nội vẫn đang hướng về các đồng bào vừa trải qua trận thiên tai lớn nhất trong sáu mươi năm qua. Chỉ còn vài ngày nữa thôi, thành phố Hà Nội sẽ chính thức đánh dấu một mốc mới trong sự chuyển đổi không ngừng của thời đại. Sự ra đời của Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cho phép tăng tính chủ động, tự chủ và xây dựng hệ thống chính trị của Hà Nội thực sự tinh gọn, hiệu quả.

Đánh thức một tình yêu… Hà Nội

Hướng tới tương lai nhưng không thể quên đi quá khứ. Ngay lúc này, gần 10.000 người dân của Thủ đô - những nghệ sĩ không chuyên đủ mọi lứa tuổi đến từ khắp các xã, phường, quận, huyện của Hà Nội đang cùng nhau tập luyện hăng say để tái hiện lại thực cảnh một Thủ đô của 70 năm về trước, ngày đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, mở ra một giai đoạn chiến tranh giải phóng dân tộc đầy tự hào, là khúc tráng ca vẫn lặng lẽ chảy trong trái tim mỗi người. Đây là một thực cảnh ý nghĩa trong chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hoà bình” tại Hà Nội diễn ra tại phố đi bộ Hồ Gươm ngày 6 tháng 10 năm 2024.

Đánh thức một tình yêu… Hà Nội

70 năm là cả một đời người. Những chàng trai trong đoàn quân tiến về Thủ đô năm ấy, giờ đã là những vị cao niên, mặc áo the đội khăn xếp đỏ trong mỗi kỳ hội làng. Những cô gái xúng xính cờ hoa rạng ngời hạnh phúc e thẹn đỏ mặt trong chiếc áo dài tươm tất đón đoàn Giải phóng quân ngày nào, giờ cũng đã lên chức bà, chức cụ. Hà Nội chuyển mình từng giờ, từng phút. Những thanh âm hào hùng của một thời, có lẽ đang phai dần trong tiếng hối hả nhộn nhịp của kinh tế phố phường. Những thanh thiếu niên tuổi mười tám đôi mươi ngày hôm nay, chỉ biết về một mùa Thu giải phóng Thủ đô qua những thước phim màu của đạo diễn Roman Carmen, qua những bức ảnh chứa đầy khoảnh khắc lịch sử, hay những lời dạy ví von “Hồi bằng tuổi cháu…” của ông bà. Rồi những kiến thức “văn hóa” ấy sẽ sớm bị gián đoạn bởi các trào lưu đương thời đầy cám dỗ. Với mong muốn lưu giữ, tái hiện lại và tri ân các bậc tiền nhân, những người đã đặt nền móng cho mỗi thay đổi của hôm nay, chương trình “Ngày hội Văn hoá vì Hoà bình” đã dựng lại các địa điểm nổi tiếng gắn liền với hình ảnh của Thủ đô, là những chứng tích lịch sử qua từng năm tháng, đó cũng là các dấu mốc cửa ô cho chặng đường đón đoàn quân Giải phóng năm nào. Thực cảnh sẽ là dấu ấn quan trọng, khơi gợi tình yêu quê hương, dân tộc trong mỗi người dân Thủ đô. Là dịp để đưa Thủ đô sống lại khoảnh khắc hào hùng 70 năm trước, là cơ hội để thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử, và cũng là dịp để tất cả chúng ta cùng nhau ngồi lại, cảm nhận Hà Nội vào mùa đẹp nhất trong năm, cũng là mùa ghi dấu những sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Đánh thức một tình yêu… Hà Nội

Cùng nhau chậm lại một chút, bước qua những địa danh đã làm nên thương hiệu của Thủ đô, là những mốc giới quan trọng mà cha ông ta đã từng ngày đêm đấu trí giành lại từng tấc đất từ quân xâm lược. Nếu chưa từng có cơ hội được bước đi trên con đường mà những đoàn quân Giải phóng đã đi qua để cảm nhận giá trị của hoà bình, thì có lẽ đây là dịp thích hợp để mỗi người dân Thủ đô được nhớ về khoảnh khắc hào hùng của 70 năm về trước. Để rồi có thể, chúng ta sẽ nhận ra: Mọi khái niệm của tương lai, luôn bắt đầu từ hôm nay.

Đánh thức một tình yêu… Hà Nội

Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” là Ngày hội lớn của Nhân dân Thủ đô và cả nước, là điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng, thiết thực kỷ niệm 1014 năm vua Lý Thái Tổ định đô tại Kinh thành Thăng Long.

Chương trình tạo không khí vui tươi phấn khởi, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, lòng tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng, hòa bình, hữu nghị của Thăng Long - Hà Nội; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức đồng lòng xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến, văn minh, hiện đại”; quảng bá đến bạn bè quốc tế hình ảnh Thủ đô Hà Nội hòa bình, năng động, sáng tạo, thanh lịch, thân thiện, mến khách và an toàn. Qua đó, tôn vinh, giới thiệu các di sản văn hóa, nghệ thuật dân gian tiêu biểu của Thủ đô, các làng nghề truyền thống và văn hóa ẩm thực Hà Nội.

Đọc thêm

Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực Nhịp điệu cuộc sống

Sáng tạo thực hiện những nội dung khó để phát triển nguồn nhân lực

TTTĐ - Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU đánh giá cao Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu, triển khai sáng tạo, có chiều sâu, nhiều chuyển biến tích cực những nội dung mới, khó và chưa có tiền lệ trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.
Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc Người Hà Nội

Lấy gia đình làm nền tảng để giữ gìn văn hóa, bản sắc

TTTĐ - Gia đình là một thiết chế văn hóa - xã hội đặc biệt, nơi sản sinh, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người. Huyện Thanh Oai, Hà Nội, thời gian qua đã tích cực gìn giữ, vun đắp hệ giá trị gia đình, góp phần hình thành những con người mới đáp ứng với tình hình phát triển hiện nay của đất nước.
Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững Người Hà Nội

Góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững

TTTĐ - Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng thanh lịch và văn minh, việc triển khai thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ trọng yếu. Điều này không chỉ giúp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống mà còn nâng cao chất lượng đời sống xã hội và xây dựng một cộng đồng vững mạnh, góp phần tạo dựng hình ảnh Thủ đô phát triển bền vững.
Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Những lời ca, điệu nhạc đắp xây tâm hồn, văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Những làn điệu truyền thống đậm nét Thăng Long hay những giai điệu sôi động, rộn rã trong nhịp sống Hà Nội hiện đại, âm nhạc đã đồng hành, xây dựng và bồi đắp tâm hồn người Thủ đô, góp phần quan trọng vào nền văn hóa đặc trưng nơi này. Phát huysức mạnh của âm nhạc trong xây dựng chuẩn mực con người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, các chuyên gia đã cùng tham góp những ý kiến quý báu để tạo nên hệ giá trị vừa sâu sắc nhân văn vừa xứng tầm với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc Người Hà Nội

Kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc

TTTĐ - Các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh cần được xác định rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ thực hiện, nhằm phù hợp với bối cảnh mới. Những chuẩn mực này không chỉ là đích đến mà còn mà còn là kim chỉ Nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc, vai trò trong thời đại hội nhập và phát triển.
Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi Người Hà Nội

Nguyễn Đình Thi và những điều còn mãi

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa, nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi vẫn nguyên giá trị, trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn tạo cảm hứng, khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng độc lập, tự do; tình yêu thương con người và tình yêu Hà Nội.
Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa” Nhịp điệu cuộc sống

Dịp cuối năm, hàng ngàn du khách đến làng nghề “người đẹp vì lụa”

TTTĐ - Phường Vạn Phúc, từ làng nghề sản xuất lụa thủ công, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nay đã có ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển du lịch trải nghiệm. Sự phát triển của phường Vạn Phúc hôm nay cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của vùng đất bên dòng Nhuệ giang hiền hoà, thanh bình.
Những chàng trai thôn Lam Sơn múa lân sư rồng bằng cả đam mê Người Hà Nội

Những chàng trai thôn Lam Sơn múa lân sư rồng bằng cả đam mê

TTTĐ - Hình ảnh những chàng trai, cô gái thôn Lam Sơn (huyện Thường Tín, Hà Nội) say sưa luyện tập múa Lân sư rồng đã khắc họa một bức tranh đẹp về tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống.
Nguyễn Đình Thi - một người Hà Nội tiêu biểu, hào hoa, thanh lịch Người Hà Nội

Nguyễn Đình Thi - một người Hà Nội tiêu biểu, hào hoa, thanh lịch

TTTĐ - Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp cùng Thành ủy Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hội thảo.
Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội

TTTĐ - Xác định và phát triển hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội, các chuyên gia và từng địa phương tại Thủ đô đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm xây dựng các tiêu chí con người Thủ đô đại diện cho vị thế Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Xem thêm