Tag

Nước giải khát vỉa hè: Rẻ nhưng có “khỏe”?

Chung tay vì an toàn thực phẩm 01/06/2024 13:30
aa
TTTĐ - Mới vào hè nhưng khắp các con phố, tuyến đường ở Hà Nội đã san sát các hàng quán bán nước giải khát mọc lên. Nhiều nơi chế biến sát vỉa hè, nơi đông xe cộ qua lại song khách hàng vẫn vô tư thưởng thức thức uống vừa rẻ vừa tiện này…
Ăn chè vỉa hè ngon, mát nhưng… dễ đau bụng Đồ uống vỉa hè: Cẩn thận rước bệnh vào người Tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh từ các món nướng vỉa hè Giữ gìn ý thức nơi công cộng để mùa thu Hà Nội đẹp trọn vẹn

Nước giải khát vỉa hè “lên ngôi”

Chỉ cần bỏ ra chút vốn là có thể dễ dàng mở ngay các quán giải khát vỉa hè với đủ loại thức uống từ mía đá, trà đá, trà chanh, nước trái cây giá bình dân…

Tuy nhiên, những dịch vụ giải khát kiểu này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm bởi có thể không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thực phẩm.

Nước mía có nhiều đường nên dễ trở thành môi trường lí tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè.
Nước mía có nhiều đường nên dễ trở thành môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè

Nước mía là một trong những loại thức uống hút khách trong những ngày hè oi ả. Tuy nhiên, nhiều nơi mía được róc vỏ sẵn, phơi bên lề đường mù mịt bụi, ruồi nhặng bâu bám, cốc chỉ được tráng qua loa trong chậu nước được dùng đi dùng lại. Trong khi đó, bản thân chủ cửa hàng cứ tay không mà làm hàng.

Trà chanh vỉa hè cũng vậy. Một số cơ sở kinh doanh không pha bằng công thức thông thường, thay vào đó là cách thức pha bằng bột trà để thu lợi nhuận cao.

Bản chất của bột trà không phải khai thác từ lá trà non thông thường mà sử dụng phế phẩm và trà già. Họ làm khô, nghiền nát để thành bột trà và sử dụng để pha trà chanh vỉa hè.

Không chỉ sử dụng bột trà, trà chanh vỉa hè còn sử dụng đường hóa học thay cho đường thông thường.

Ngoài ra, trà chanh còn được sử dụng chất thơm, chất tổng hợp để làm tăng mùi vị và màu sắc của nước uống.

Các xe bán nước giải khát di động như thế này vô cùng hút khách
Các xe bán nước giải khát di động như thế này vô cùng hút khách

Năm nay, những xe nước đường phố xuất hiện rất nhiều ở khắp các vỉa hè, lề đường.

Theo quan sát tại nhiều tuyến đường ở Hà Nội, nhiều quán nước ép, trà hoa quả nằm ngay trên vỉa hè, không cần tủ kính hay quầy pha chế chuyên nghiệp. Người bán chỉ cần 1 chiếc thùng đá, 1 máy ép, những chiếc cốc nhựa là đã đủ để phục vụ lượng khách tấp nập.

Các loại trà trái cây, nước ép thường đều là đồ uống tự pha chế, do đó quá trình từ sơ chế đến tạo nên thành phẩm đều không được quản lý và kiểm định nguồn gốc rõ ràng.

Chị Hồng Nhung (ở phố Lý Thường Kiệt) chia sẻ, chị hay chọn mua nước ép ở hàng gần cơ quan vì tính tiện lợi. “Đồ uống hoa quả ở đây rất đa dạng, giá lại rẻ nữa. Nước ngô, nước chanh chỉ khoảng 15 nghìn một cốc. Nước ép như quýt, ổi, cần tây cũng chỉ 30 nghìn. Ngày nào tôi cung mua 1,2 chai để uống giải khát”, chị cho biết.

Khi được hỏi về nguồn gốc hoa quả hay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chị Nhung chỉ cười trừ và cho biết “khuất mắt trông coi” mà thôi…

Đừng tự rước họa vào người

Sử dụng đồ ăn thức uống bán trên hè phố là thói quen của nhiều người. Hành động tưởng chừng vô hại này có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí tính mạng người dân.

Thường gặp nhất đó là các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy. Thực tế có những vụ ngộ độc thực phẩm vỉa hè nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, đó là chưa kể việc các loại hóa chất không rõ nguồn gốc, thậm chí độc hại cho sức khỏe người sử dụng về lâu dài có thể dẫn tới ung thư.

Các loại hoa quả được ép và bày bán ngay vỉa hè đông xe qua lại
Các loại hoa quả được ép và bày bán ngay vỉa hè đông xe qua lại

Theo thống kê của Chương trình phòng chống ung thư quốc gia, 35 - 40% bệnh ung thư có nguyên nhân do dùng thực phẩm không an toàn.

Cùng với việc siết chặt công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm đường phố, mỗi người cần phải trở thành một người tiêu dùng thông thái để chọn lựa các cơ sở chế biến đảm bảo vệ sinh, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Nói về vấn đề này, ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho rằng, để làm tốt công tác an toàn thực phẩm nói chung và quản lý hiệu quả đối với hình thức kinh doanh thức ăn đường phố nói riêng, cần có sự quan tâm phối hợp của người quản lý, người kinh doanh, người tiêu dùng.

Người tiêu dùng phải có kiến thức về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe. Họ cần lên tiếng phản đối việc kinh doanh thực phẩm không an toàn; không mua thực phẩm tại các cơ sở không bảo đảm vệ sinh.

Để lựa chọn đồ ăn thức uống đường phố an toàn, theo ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, người tiêu dùng nên mua và sử dụng đồ ăn thức uống tại các địa điểm bày bán sạch sẽ, cách xa nơi có rác thải, bùn lầy, cống rãnh; có bàn, giá tủ được đặt cách mặt đất ít nhất 60cm để giảm bớt nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây hại, tránh bụi bẩn từ mặt đất bám vào thực phẩm.

Người tiêu dùng nên chọn những nơi bán mà người chế biến, phục vụ mặc trang phục (quần áo, tạp dề...) sạch sẽ, không nhàu nát, đeo khẩu trang, bao tay khi chế biến, phục vụ.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể

TTTĐ - Hằng năm vẫn có liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên khắp cả nước khiến nhiều học sinh hay ...

Cần thẳng thắn và trách nhiệm hơn trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm Cần thẳng thắn và trách nhiệm hơn trước nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm

TTTĐ - Để xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc nhẹ hơn là rối loạn tiêu hóa hay đơn giản chỉ là khó chịu khi ...

Xử phạt vi phạm thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm Xử phạt vi phạm thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 18 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 272 ...

Đọc thêm

Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác an toàn thực phẩm sau bão lụt

TTTĐ - Sau bão lụt, quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP); phòng tránh nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng, tiêu chảy…
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

TTTĐ - Thời gian qua, Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã liên tục kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 2: Cảnh giác với những sản phẩm "nhà làm"

TTTĐ - Những năm gần đây, thị trường các sản phẩm bánh Trung thu "tự làm" khá sôi động tuy nhiên việc quản lý, kiểm tra lĩnh vực này đang có những khó khăn nhất định.
Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc Sức khỏe

Thu giữ gần 7.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng bắt vụ vận chuyển bánh Trung thu trái phép với số lượng lớn.
Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Lựa chọn sản phẩm bánh Trung thu phù hợp với người bị tiểu đường Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn sản phẩm bánh Trung thu phù hợp với người bị tiểu đường

TTTĐ - Các loại bánh nướng, bánh dẻo thường chứa hàm lượng đường, chất béo và năng lượng cao, chính vì thế nhiều người mắc bệnh tiểu đường sợ không dám ăn loại bánh này trong dịp Tết Trung thu.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Xem thêm