Đồ uống vỉa hè: Cẩn thận rước bệnh vào người
Ngon nhưng dễ ngộ độc
Nhiều quán trà chanh, nước mía hay quán chè nằm ngay ở vỉa hè, lề đường, không cần tủ kính hay biển hiệu hoành tráng mà chỉ cần vài chiếc thùng xốp với những cốc nhựa đựng nhưng vẫn luôn tấp nập khách.
Đặc biệt, xung quanh các trường học không thể không có những quán giải khát như thế này, thực khách chủ yếu là các em học sinh, sinh viên.
Đồ uống vỉa hè tiểm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm |
Trà chanh vỉa hè là loại nước uống tự pha chế, không phải thức uống được đóng chai nên không được quản lý và kiểm định nguồn gốc rõ ràng.
Một số cơ sở kinh doanh trà chanh vỉa hè lại không được pha bằng công thức thông thường, thay vào đó là cách thức pha bằng bột trà để thu lại lợi nhuận cao.
Bản chất của bột trà không phải khai thác từ lá trà non thông thường mà sử dụng phế phẩm và trà già. Họ làm khô, nghiền nát để thành bột trà và sử dụng để pha trà chanh vỉa hè.
Không chỉ sử dụng bột trà trà chanh vỉa hè còn sử dụng đường hóa học thay cho đường thông thường. Ngoài ra, trà chanh còn được sử dụng chất thơm, chất tổng hợp để làm tăng mùi vị và màu sắc của nước uống.
Bên cạnh đó, các thực khách thưởng thức những thức uống ngon mát ngay tại vỉa hè đồng nghĩa với việc hít luôn khói bụi, nhất là vào giờ cao điểm, nhiều phương tiện lưu thông trên đường.
Hay như mía sau khi được cạo sạch lớp vỏ ngoài, rồi đựng cho vào một cái xô hoặc dựng vào một chỗ nào đó mà không có bất kỳ cái gì để che đậy.
Đó là chưa nói đến việc trong quá trình ép mía cũng thực hiện ngoài đường chẳng có gì che phủ máy ép.
Nước mía có nhiều đường nên dễ trở thành môi trường lí tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè. Thêm vào đó, vị ngọt của mía cũng thường thu hút ruồi nhặng bay đến và bám vào thức uống, ly cốc, máy ép và trên thân của những cây mía đã róc sẵn chờ ép cho khách. Tình trạng này sẽ gia tăng, và trở nên tồi tệ hơn khi các hàng quán vỉa hè có chất lượng an toàn vệ sinh kém.
Cũng có trường hợp ngâm cây mía trong những thùng nước pha đường hóa học có độ ngọt cao hơn đường mía gấp trăm lần để tăng thêm cả lượng nước và độ ngọt khi ép cho khách, hoặc sử dụng đá được làm từ nước lã không đảm bảo an toàn…
Chè vỉa hè cũng là một món ăn hút khách |
Nhiều thùng xốp bán chè không được che đậy và nằm ngay trên hệ thống cống rãnh thoát nước. Các cốc chè ăn dở bị vứt ở gần đó, ruồi nhặng bâu đầy.
Mặt khác, thành phần không thể thiếu cho các loại thức uống giải khát này là đá. Đá cũng chưa chắc chắn là đá sạch vì biết đâu nước để làm đá lại không phải là nước sạch.
Thêm vào đó, theo chuyên gia hóa - thực phẩm, một số dụng cụ của các quán vỉa hè không phải là loại được khuyến khích dùng để chứa đựng thực phẩm, bởi nguy cơ người dùng nhiễm kim loại nặng rất cao.
Kim loại nặng cũng có thể nằm trong nguồn nước mà nếu không qua chế độ lọc rửa thì không loại bỏ được. Nước uống đường phố nhiễm chì, thủy ngân và cadimi quá mức sẽ gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Chưa kể, để có những loại nước uống bắt mắt, người ta dùng những loại hóa chất tạo mùi thơm, màu đẹp mắt và vị ngon, phần lớn trong số đó là hóa chất công nghiệp độc hại...
Thói quen cần thay đổi
Sử dụng đồ ăn thức uống bán trên hè phố là thói quen của nhiều người. Hành động tưởng chừng vô hại này có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí tính mạng người dân.
Thường gặp nhất đó là các bệnh lý về đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy. Thực tế có những vụ ngộ độc thực phẩm vỉa hè nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, đó là chưa kể việc các loại hóa chất không rõ nguồn gốc, thậm chí độc hại cho sức khỏe người sử dụng về lâu dài có thể dẫn tới ung thư.
Theo thống kê của Chương trình phòng chống ung thư quốc gia, 35 - 40% bệnh ung thư có nguyên nhân do dùng thực phẩm không an toàn.
Để lựa chọn đồ ăn thức uống đường phố an toàn, theo ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, người tiêu dùng nên mua và sử dụng đồ ăn thức uống tại các địa điểm bày bán sạch sẽ, cách xa nơi có rác thải, bùn lầy, cống rãnh; Có bàn, giá tủ được đặt cách mặt đất ít nhất 60cm để giảm bớt nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây hại, tránh bụi bẩn từ mặt đất bám vào thực phẩm.
Người tiêu dùng nên chọn những nơi bán mà người chế biến, phục vụ mặc trang phục (quần áo, tạp dề...) sạch sẽ, không nhàu nát, đeo khẩu trang, bao tay khi chế biến, phục vụ.
Những mối nguy cơ ô nhiễm thực phẩm TTTĐ - Hiện nay, thực trạng thực phẩm không an toàn đã ở mức báo động, đe dọa đến sức khoẻ và tính mạng con ... |
Cách chọn bánh Trung thu bảo đảm an toàn thực phẩm TTTĐ - Vào dịp này, bên cạnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn, vẫn còn một ... |
Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn mọc "dại" TTTĐ - Không giống như nhổ răng thông thường, nhổ răng khôn thường gây ra tình trạng đau nhức hơn. Sau quá trình ấy, người ... |