Những công trình sáng tạo tiêu biểu của người trẻ EVN mừng Đại hội Đoàn
PV GAS được vinh danh những công trình sáng tạo TTTĐ - Tháng 11/2021, là cột mốc đánh dấu nhiều công trình sáng tạo của PV GAS được vinh danh tại các sự kiện cấp ... |
Những công trình, phần việc này cũng là hoạt động thiết thực của tuổi trẻ EVN hướng tới chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027.
Đây là “trái ngọt” gặt hái được qua nhiều năm không ngừng lan tỏa, tích cực triển khai phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên EVN. Qua đó phát huy sức trẻ, bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo của đoàn viên trong việc đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, tìm tòi, cải tiến, sáng kiến, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Niềm vinh dự, tự hào của các tác giả lan tỏa mạnh mẽ, tạo niềm tin và động lực thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong đông đảo đoàn viên, thanh niên nói chung và tuổi trẻ ngành điện nói riêng.
Các công trình sáng tạo của thanh niên EVN được Trung ương Đoàn tuyên dương |
Nhóm tác giả: Nguyễn Việt Anh, Võ Ngọc Quang đã sáng tạo công trình “Thiết kế và cấu hình trung tâm kiểm soát an toàn công trình trên bậc thanh thủy điện sông Đà”, tận dụng tối đa hệ thống trang thiết bị quản lý an toàn công trình hiện có của các công trình thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà phục vụ công tác giám sát, phân tích, cảnh báo sớm an toàn cho các công trình thủy điện.
Công trình thiết kế và cấu hình trung tâm kiểm soát an toàn được thiết kế và triển khai bởi Đoàn Thanh niên Thủy điện Sơn La để kết nối tín hiệu quan trắc an toàn công trình các công trình thủy điện trên lưu vực sông Đà bao gồm: Thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Huội Quảng - Bản Chát, để phục vụ công tác giám sát, phân tích, cảnh báo sớm an toàn cho các công trình thủy điện, xử lý nhanh các số liệu, nâng cao chất lượng báo cáo về an toàn đập… cho các công ty thủy điện trong công tác quản lý vận hành công trình. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tiết lũ, cung cấp nước cho hạ du, đảm bảo giao thông phía hạ du vào mùa kiệt và phát điện cho hệ thống quốc gia.
Hai tác giả: Trịnh Xuân Lượng, Phạm Văn Duy sáng kiến công trình “Tự động gửi tin nhắn báo cáo sản xuất và tình hình thủy văn Nhà máy Thủy điện Lai Châu”. Theo đó, tự động hóa hoàn toàn việc tính toán dữ liệu, tạo tin nhắn báo cáo sản xuất và tính hình thủy văn Nhà máy thủy điện Lai Châu; Bỏ hoàn toàn công việc nhắn tin SMS qua đầu số điện thoại, thay vào đó là nhắn tin thương hiệu.
Sử dụng giải pháp này kiểm tra, thống kê tình trạng tin nhắn đã gửi đi qua trang web của đơn vị cung cấp “Key API”. Các thông tin khách hàng và nội dung tin nhắn được bảo mật bởi token của đơn vị cung cấp qua số điện thoại đăng ký.
Các tác giả của 5 công trình sáng tạo tại lễ vinh danh |
Công cụ nhắn tin tự động báo cáo số liệu sản xuất và tình hình thủy văn nhà máy thuỷ điện Lai Châu được lập trình dựa trên ngôn ngữ lập trình và liên kết với website để lấy "Key API" gửi tin nhắn mà không cần phải nhắn tin bằng tay qua điện thoại; Thay thế nhân viên vận hành trong quá trình thu thập số liệu và soạn thảo tin nhắn báo cáo trong các mốc thời gian, nhằm giảm thiểu công vụ trong ca trực…
Công trình “Sản phẩm phần mềm tính toán điện tử dùng theo quy định mới ban hành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” của nhóm tác giả: Đoàn Xuân Thắng, Đỗ Việt Bách, giúp tiết kiệm nhân lực và thời gian trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của phân xưởng vận hành.
Nhóm tác giả dựa trên văn bản hướng dẫn của EVN và sơ đồ đấu nối của nhà máy để xây dựng ra được công thức tính tỷ lệ điện tự dùng nhà máy chuẩn xác nhất. Lập trình phần mềm thu thập cơ sở dữ liêu chung và phương pháp lọc dữ liệu để tự động tính toán cho ra kết quả tỷ lệ điện tự dùng đúng theo quy định mới của EVN.
Việc áp dụng giải pháp này mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình đảm bảo tính toán đầy đủ và chính xác nhất chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy, tiết kiệm nhân lực… Hệ thống đã được đưa vào sử dụng và bước đầu nhân rộng trong EVN.
Tác giả Hà Thành Nam với công trình “Thiết kế, chế tạo hệ thống tự động nhắn tin cảnh báo hạ du theo trạng thái tổ máy thủy điện”, đã giúp tiết kiệm nhân lực và thời gian trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của phân xưởng vận hành; Góp phần đảm bảo an toàn cảnh báo người dân trong vùng hạ du của Thủy điện Sơn La khi nhà máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất điện, thay đổi lưu lượng dòng chảy qua tuabin tổ máy.
Hệ thống tự động nhắn tin cảnh báo đến các trạm cảnh báo hạ du khi tổ máy chuyển các trạng thái làm việc hoàn toàn thay thế cho việc nhân viên vận hành nhắn tin bằng tay đến các trạm hạ du. Việc áp dụng giải pháp này mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình đảm bảo các thông báo về tình hình chạy máy, thông báo điều tiết xả nước của nhà máy đến được với chính quyền và người dân khu vực hạ du nhà máy.
Công trình “Tiết kiệm nước kỹ thuật, điện tự dùng bơm AP001 hệ thống điều tốc tổ máy” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường. Giải pháp của anh được thực hiện với chi phí vật tư thấp (sử dụng 6 role trung gian), tuy nhiên giá trị mang lại rất lớn. Giá trị làm lợi thu được năm đầu tiên áp dụng giải pháp là 4,7 tỷ đồng.
Áp dụng công trình vào thực tế có thể tiết kiệm được nguồn nước cấp cho hệ thống nước kỹ thuật, tiết kiệm điện tự dùng khi tổ máy dừng dự phòng; Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Sáng kiến đã được đưa vào sử dụng tại nhà máy thuỷ điện Sơn la, Lai châu và tiến tới các nhà máy có cùng hệ thống thiết bị công nghệ trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam.