Tag

Mang sản phẩm OCOP 5 sao đến với người dân TP Hồ Chí Minh

Nông thôn mới 27/10/2023 12:39
aa
TTTĐ - Sáng 27/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND Quận 10 tổ chức khai mạc "Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng, miền năm 2023", tại Công viên Lê Thị Riêng.
Khai mạc "Tuần hàng quảng bá nông sản Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2023" Tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm OCOP
Không gian Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng, miền năm 2023 trong ngày khai mạc 27/10
Không gian Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng, miền năm 2023 trong ngày khai mạc 27/10

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Ngô Minh Châu cho biết, trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh luôn củng cố, tăng cường mối quan hệ với các tỉnh, thành trên cả nước nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng. Nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, UBND TP Hồ Chí Minh và UBND 38 tỉnh, thành đã tiến hành ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội và sự kiện này chính là một trong các hoạt động cụ thể.

Tại "Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng, miền năm 2023" có 439 doanh nghiệp, htác xã với gần 1.200 sản phẩm tham gia. Trong đó, sản phẩm OCOP có 756 sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao, riêng sản phẩm OCOP 5 sao có 5 tỉnh tham gia (Bến Tre, Kiên Giang, Bình Phước, Bình Định và Khánh Hòa).

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh kỳ vọng, sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng, miền sẽ được giới thiệu, quảng bá và thúc đẩy kết nối cung cầu, tiếp cận trực tiếp nhà phân phối và người tiêu dùng trong nước và quốc tế; Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất có cơ hội trao đổi, học tập nâng cao sản phẩm từ 3 lên 4 - 5 sao và hướng đến xuất khẩu sản phẩm ra các nước.

Đoàn đại biểu tham quan các gian hàng tại hội chợ
Đoàn đại biểu tham quan các gian hàng tại sự kiện

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Hồ Chí Minh, điểm nổi bật của tuần lễ lần này là lần đầu tiên tuần lễ được tổ chức với sự tham gia của các tỉnh, thành phố thuộc 5 vùng đã ký kết thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội với TP Hồ Chí Minh. Mỗi tỉnh, thành phố trưng bày, triển lãm các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng, miền được thiết kế theo đặc trưng văn hóa của từng vùng, miền.

Tại sự kiện cũng sẽ diễn ra các hoạt động bên lề như: Hội nghị kết nối cung cầu đặc sản vùng, miền và sản phẩm OCOP (tương tác trực tiếp, trao đổi và kết nối thông tin, hợp tác giữa các nhà phân phối, bán lẻ, doanh nghiệp thương mại điện tử và nhà cung cấp từ các tỉnh, thành có nhu cầu đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối tại TP Hồ Chí Minh).

Cùng với đó, Sở còn tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh và xây dựng chuỗi liên kết an toàn thực phẩm (trao đổi, học tập kinh nghiệm công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật và xây dựng các chuỗi liên kết nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm). Đối tượng tham gia là Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh thực phẩm chế biến…

Các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vùng miền được giới thiệu đến du khách
Các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vùng miền được giới thiệu đến du khách

"Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2023" sẽ mở cửa đón du khách từ 7h30 đến 22h trong 3 ngày (27 - 29/10) tại Công viên văn hóa Lê Thị Riêng (Quận 10).

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Xem thêm