Tag

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

Nông thôn mới 03/10/2024 11:19
aa
TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Sản phẩm nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập Làng nghề gìn giữ hồn thiêng sông núi Bàn tay vàng làng nghề truyền thống thi tài làm bánh Trung thu Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

Đây là hoạt động thường niên, có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá, tuyên dương các làng nghề, phố nghề truyền thống; các nghệ nhân, thợ giỏi có các sản phẩm tiêu biểu, giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; kết nối tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP. Tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và kết nối các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc
Các đại biểu lễ khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024"

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho biết: Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề, số lượng làng nghề ở miền bắc chiếm gần 40%, tập trung nhiều nhất ở Vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 1.500 làng; trong đó khoảng 300 làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống.

Trải qua lịch sử hình thành hàng trăm năm, đây là nơi sản sinh và lưu giữ nghề truyền thống với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, cùng với đó là những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc, di sản... mang đến tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế và du lịch nông thôn Việt Nam. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc
Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phát biểu tại lễ khai mạc

Hội chợ lần này sẽ diễn ra từ ngày 3 - 6/10, tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Hội chợ với quy mô 100 gian hàng, được trưng bày, giới thiệu sản phẩm được thiết kế, trang trí đặc biệt với sự tham gia của gần 100 đơn vị, doanh nghiệp cả nước, trong đó có 31 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Nghệ An; các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ…

Các sản phẩm mang tới Hội chợ gồm nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của các làng nghề, phố nghề truyền thống như: Gốm sứ Bát Tràng, tơ tằm Mỹ Đức, thêu ren Thường Tín, đồ gỗ Canh Nậu, tò he Xuân La, mây tre đan Phú Vinh, nón lá làng Chuông, sơn mài Hạ Thái, khảm trai Chuôn Ngọ...

Ngoài ra, Hội chợ còn trưng bày nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, hữu cơ, tiêu biểu, chủ lực và các sản phẩm tiềm năng của địa phương trong cả nước.

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc
Ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc

Đặc biệt, hội chợ còn bố trí khu thao diễn nghề thủ công mỹ nghệ tiêu biểu với 8 gian hàng đặc biệt bằng chất liệu tre với 8 nghệ nhân đại diện cho 8 nhóm ngành hàng thủ công mỹ nghệ tham gia thao diễn trực tiếp tại hội chợ: Nghề chạm khắc bạc, thêu, dệt thổ cẩm, dệt lụa, đục tượng gỗ, nghề mây tre đan, khảm trai, nặn tò he.

Nhằm đa dạng hoá các hình thức xúc tiến thương mại, mở ra thị trường mới, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho các địa phương, điểm nhấn tại Hội chợ là hoạt động livestream bán sản phẩm Làng nghề và các nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok.

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc
Người dân, du khách tham quan và mua sắm tại các gian hàng

Cũng trong khuôn khổ hội chợ, Ban tổ chức sẽ hỗ trợ kinh phí tổ chức đưa các đoàn nghệ nhân, thợ thủ công, cán bộ nông nghiệp các địa phương đến tham quan và học tập tại Hội chợ. Thông qua các hoạt động tiếp cận với các doanh nghiệp, các thợ thủ công, cán bộ nông nghiệp tại các địa phương sẽ học hỏi, tìm hiểu thông tin về ngành nông nghiệp, các liên kết chuỗi giá trị, nhu cầu của thị trường, các xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, sau gần 6 tháng triển khai, phát động, Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) đã thu hút hơn 287 tác phẩm, bộ tác phẩm của 133 tổ chức, cá nhân, nghệ nhân, thợ giỏi ở 23 quận, huyện, thị xã tham gia. Theo quy chế, Hội đồng giám khảo đánh giá, lựa chọn, phân hạng, tôn vinh và trao tặng 61 giải thưởng cho các tác phẩm dự thi, bao gồm: 1 giải đặc biệt, 5 giải nhất, 10 giải nhì, 15 giải ba và 30 giải khuyến khích cho 5 nhóm sản phẩm làng nghề.

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc
"Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024" là nơi kết nối tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP

Cũng theo Phó Giám đốc Nguyễn Đình Hoa, năm 2024 này ghi nhận các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tham dự đều có tính sáng tạo, tiêu biểu, tinh hoa, thẩm mỹ, mang giá trị truyền thống, có tính thương mại...

Đặc biệt, có tính thân thiện với môi trường, ưu tiên sử dụng nguyên liệu tái chế, sản phẩm có thiết kế kiểu dáng đẹp, độc đáo, có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ tốt, có hoa văn họa tiết và màu sắc độc đáo và tính văn hóa truyền thống. Xuất hiện nhiều các sản phẩm nhỏ, gọn, tinh xảo để làm quà tặng, quà biếu và đồ lưu niệm cho khách du lịch; sản phẩm mang đậm nét truyền thống truyền tải và thể hiện được nét văn hóa riêng của Hà Nội.

Hiện, cả nước có trên 5.000 làng nghề và làng có nghề đang hoạt động; trong đó số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là trên 2.000, thu hút khoảng 1,58 triệu lao động với thu nhập bình quân khoảng 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Có nhiều làng tồn tại từ 500 - 1.000 năm lại đây, trở thành những làng nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết đến, như lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng...

Đọc thêm

Cần thay đổi tư duy xây dựng Nông thôn mới ở Mù Cang Chải Nông thôn mới

Cần thay đổi tư duy xây dựng Nông thôn mới ở Mù Cang Chải

TTTĐ - Làm việc với BCH Đảng bộ huyện Mù Cang Chải vào sáng 28/12, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho rằng, huyện Mù Cang Chải cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức, tư duy của người dân trong việc xây dựng Nông thôn mới với phương châm "chỉ bàn làm không bàn lùi” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Mù Cang Chải Kinh tế

Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Mù Cang Chải

TTTĐ - Chiều 27/12, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh, đến thăm, kiểm tra một số mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải.
Huyện Đông Anh: Thêm 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Huyện Đông Anh: Thêm 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: Mai Lâm, Vân Hà, Tiên Dương và 1 xã Nông thôn mới nâng cao: Thụy Lâm của huyện Đông Anh.
Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn qua diễn đàn khuyến nông Nông thôn mới

Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn qua diễn đàn khuyến nông

Ngày 27/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Ngày 24/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Nông thôn mới

Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

TTTĐ - Hà Nội có số lượng hợp tác xã dẫn đầu cả nước (chiếm 9,9%), trong đó, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp đóng góp tích cực trong tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP). Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp thành phố ngày càng được nâng cao, ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng hơn.
Hà Nội chủ động trong công tác lấy nước gieo cấy vụ Xuân Nông thôn mới

Hà Nội chủ động trong công tác lấy nước gieo cấy vụ Xuân

TTTĐ - Mục tiêu của Hà Nội là chủ động cao nhất trong công tác lấy nước vụ Xuân 2025 nhằm tận dụng hiệu quả các đợt tăng cường xả nước từ các hồ chứa thủy điện; cố gắng lấy đủ nước trong thời gian của hai đợt xả, không để phát sinh thêm thời gian lấy nước.
Xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Phúc Thọ Nông thôn mới

Xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Phúc Thọ

TTTĐ - Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội vừa thẩm định 3 xã Nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu trên địa bàn huyện Phúc Thọ, gồm: Tam Hiệp, Phụng Thượng và Hát Môn. Trong đó, Hát Môn là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Tặng bò cho đoàn viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn Kinh tế

Tặng bò cho đoàn viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Ngày 23/12, Đoàn Thanh niên xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã trao tặng 2 con bò làm kế sinh nhai, tạo tiền đề để phát triển kinh tế cho đoàn viên người đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Mebi Farm Nông thôn mới

Xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Mebi Farm

TTTĐ - Ngày 22/12, Công ty Cổ phần Mebi Farm đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao Mebi Farm (xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Đây được đánh giá là hạng mục quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng đầu ra của sản phẩm trứng gà.
Xem thêm