Tag
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

Nông thôn mới 28/09/2024 16:00
aa
TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Huyện Quốc Oai: Tập trung vệ sinh môi trường, phục hồi sản xuất Huyện Chương Mỹ: Chủ động trồng rau, cây vụ đông sớm khi lũ rút Huyện Chương Mỹ: Thống kê thiệt hại, phục hồi sản xuất sau mưa lũ Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Dồn nguồn lực cho ngành nông nghiệp

Mặc dù mưa, bão đã qua, song hiện nay tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn bị ngập lụt như: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức. Ngoài nỗi lo về cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, điều kiện sống thiếu thốn, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường... thì phần đông người dân tại các khu vực này như “ngồi trên đống lửa” bởi toàn bộ hoa màu, vật nuôi của gia đình đều “đội nón ra đi” theo dòng nước lũ.

Đây không chỉ là nguồn trông chờ, sự hi vọng của họ vào thời điểm cuối năm đang đến gần mà còn là công sức lao động của cả một năm trời với cả sự đầu tư về nguồn vốn và tâm huyết.

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai
Trận bão lũ vừa qua đã làm cho vườn bưởi nhà bà Bùi Thị Bảo, xóm Bến, thôn My Hạ, xã Thanh Mai (Thanh Oai, Hà Nội) bị thiệt hại khoảng 80%

Tại huyện Thanh Oai, những vườn cây ăn trái chịu thiệt hại nặng nề, nhiều cây bị rụng quả, đổ gãy và bị ngập úng. Để nhanh chóng thoát nước, cứu cây, các chủ vườn đã khẩn trương khơi thông cống, rãnh để cây không bị ngập úng. Những cây bị vàng lá, nếu thối rễ nặng, không còn khả năng phục hồi thì nông dân đem tiêu hủy. Nếu cây bị gãy thì cắt bỏ những cành cây gãy, dập nát và cắt bỏ quả hỏng để tạo dinh dưỡng khôi phục cho cây. Ngoài ra, người dân còn sử dụng các chế phẩm phân bón phù hợp, kích thích cho sự phát triển, phục hồi của cây.

Bà Bùi Thị Bảo, xóm Bến, thôn My Hạ, xã Thanh Mai (Thanh Oai, Hà Nội) tâm sự: "Vườn bưởi nhà tôi rộng gần 1ha và hàng trăm gốc bưởi bước vào thời kỳ chuẩn bị thu hoạch. Trong đợt bão lũ vừa qua, gió to thổi mạnh nên nhiều cây bị đổ, cành gãy, quả bị rụng, ước thiệt hại khoảng trên 80%. Để bảo vệ số cây và phục hồi những cây còn lại, tôi đã kiểm tra, loại bỏ các cây hư hỏng và rắc vôi bột khử trùng nguồn đất; đồng thời phun phân bón lá có chứa canxi, đồng, boron, kẽm để bảo vệ trái non".

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai
Bão lũ những ngày vừa qua gây thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp, ước khoảng hơn 2.286 tỷ đồng

Để người dân có phương pháp khắc phục các vườn cây ăn quả đúng và hiệu quả thì Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã cử cán bộ các phòng chuyên môn đi kiểm tra, nắm bắt, hướng dẫn bà con các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão, giúp bà con ổn định sản xuất.

Thống kê thiệt hại của ngành nông nghiệp, đồng chí Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Bão lũ những ngày vừa qua gây thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp, ước khoảng hơn 2.286 tỷ đồng.

Trong đó, thiệt hại đối với trồng trọt khoảng trên 60.000ha ước tính khoảng 1.956 tỷ đồng, chăn nuôi khoảng 31,8 tỷ đồng, thủy sản khoảng 298,9 tỷ đồng. Ngoài ra, bão lũ còn gây ra 32 sự cố đê điều, 151 sự cố công trình thủy lợi. Những địa phương bị thiệt hại nặng nề phải kể đến như: Tây Hồ, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thị xã Sơn Tây, Ba Vì”...

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai
Bão lũ gây thiệt hại đối với trồng trọt khoảng trên 60.000ha ước tính khoảng 1.956 tỷ đồng

Để phục hồi, phát triển sản xuất nông nghiệp sau bão lũ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát, đánh giá, đề xuất thành phố hỗ trợ 1.150 tỷ đồng. Đồng thời, cấp bổ sung nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, ngân hàng chính sách để cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó ưu tiên các đối tượng bị thiệt hại có nhu cầu vay để phục hồi và phát triển sản xuất; kịp thời bố trí kinh phí để khắc phục các công trình đê điều, thủy lợi phục vụ ổn định đời sống Nhân dân và phát triển sản xuất…

Trước mắt, việc thúc đẩy sản xuất vụ Đông đang được đặt lên hàng đầu. Các quận, huyện, thị xã được yêu cầu rà soát và đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, bù đắp cho sự thiếu hụt sản lượng do thiệt hại sau bão, bao gồm cả việc điều chỉnh cơ cấu và loại hình sản xuất, lựa chọn những cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, nhằm đảm bảo năng suất cao và ổn định.

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai
Đồng chí Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang khẩn trương tổng hợp, rà soát, điều chỉnh cơ cấu, loại hình, khu vực trồng cây vụ Đông, triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo lương thực thực phẩm đến cuối năm 2024 và phục vụ Tết nguyên đán 2025 trên địa bàn thành phố.

“Trong 7 nhiệm vụ cấp bách chỉ đạo về ứng phó và các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đặt nhiệm vụ khôi phục sản xuất nông nghiệp ở vị trí số 1. Các địa phương đang phối hợp với đơn vị chức năng, huy động các lực lượng tham gia khắc phục và triển khai phương án phục hồi sản xuất. Đặc biệt, tập trung đẩy nhanh thu hoạch lúa vụ mùa, nhất là diện tích diện tích bị gãy đổ, theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” và triển khai sản xuất vụ Đông”, đồng chí Nguyễn Đình Hoa nhấn mạnh.

Đồng hành cùng nông dân khôi phục sản xuất

Phục hồi sản xuất là yếu tố quan trọng nhất đối với nông nghiệp hiện nay, do đó, các địa phương đang nhanh chóng rà soát, thống kê tình hình thiệt hại để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ người dân tiếp tục trồng cấy, sớm ổn định cuộc sống.

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai
Mưa, bão đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân tại các địa phương

Cùng với ngành nông nghiệp Thủ đô, Hội Nông dân thành phố Hà Nội cũng có nhiều chính sách, hỗ trợ các hội viên nông dân bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3. Theo đồng chí Nguyễn Hải Hoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội, hiện Hội đang tăng cường rà soát, nắm bắt, báo cáo về tình hình ngập úng, những thiệt hại do bão gây ra đối với đời sống, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân trên địa bàn thành phố để đề xuất với cấp ủy, chính quyền có biện pháp hỗ trợ kịp thời và khắc phục những thiệt hại.

Cùng với đó, tổ chức Hội các cấp cũng tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền thăm hỏi, động viên hội viên nông dân bị thiệt hại vượt qua khó khăn tiếp tục sản xuất. Tổ chức các hoạt động đoàn kết, tương trợ trong nông dân; các biện pháp ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân, đặc biệt là các hộ nông dân già, yếu, neo đơn, người tàn tật; các biện pháp hỗ trợ về kinh phí, giống, vốn, vật tư, thức ăn chăn nuôi… giúp nông dân khôi phục vàphát triển sản xuất nông nghiệp.

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai
Đồng chí Nguyễn Hải Hoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ gia đình bị thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa, lũ

Đặc biệt, Hội Nông dân thành phố đang rà soát, đánh giá các hộ nông dân vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân bị thiệt hại nặng nề do bão, đồng thời thiết lập hồ sơ pháp lý xem xét xử lý nợ bị rủi ro cho các hộ vay vốn theo quy định.

Để hỗ trợ nhiều hơn cho các hội viên nông dân, Hội Nông dân thành phố cũng đề nghị các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp, chế phẩm xử lý môi trường phục vụ cho sản xuất; có cơ chế hỗ trợ kịp thời các mô hình nông nghiệp bị thiệt hại; khắc phục kịp thời sự cố về giao thông, thủy lợi, đườngđiện nội đồng để phục vụ sản xuất. Đồng thời giảm các loại thuế phí, điện phục vụ sản xuất.

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai
Hội Nông dân thành phố Hà Nội cũng có nhiều chính sách, hỗ trợ các hội viên nông dân bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3

Đối với các nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố giao Hội Nông dân thành phố, Ban điều hành Quỹ chỉ đạo rà soát, đánh giá thiệt hại, xem xét việc miễn phí vay hoặc gia hạn nợ cho các hộ vay vốn bị thiệt hại nặng nề theo quy định. Đồng thời Ban cũng đề xuất thành phố cấp bổ sung nguồn quỹ hỗ trợ nông dân năm 2024 (40 - 50 tỷ đồng) để cho vay phát triển sản xuất, trong đó ưu tiên các đối tượng bị thiệt hại có nhu cầu vay để phục hồi và phát triểnbsản xuất.

Có thể thấy, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, ngoài việc tập trung khôi phục sản xuất, khẩn trương bù đắp lương thực, thực phẩm thiếu hụt cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm thì người dân còn hi vọng sớm ổn định cuộc sống, sớm tìm ra được giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Có như vậy, con người mới có thể chung sống hòa bình cùng với thiên nhiên.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Xem thêm