Tag

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho Hội Nông dân trong thực hiện Chương trình số 02

Nông thôn mới 20/12/2019 11:16
aa
TTTĐ – Nhằm giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người dân trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Hội Nông dân thành phố.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho Hội Nông dân trong thực hiện Chương trình số 02

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Hội Nông dân thành phố nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Hội Nông dân trong thực hiện Chương trình số 02

Bài liên quan

Hội thảo “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi” tại Hoà Bình

Tập trung các nguồn lực xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống nông dân

Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn

5 đội tham gia Hội thi “Dân vận khéo” cấp thành phố tại cụm số 2

Thủ tướng đối thoại với nông dân, gỡ khó cho ngành nông nghiệp

Cùng dự buổi đối thoại có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà cùng đại diện Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và 150 đại biểu nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã…

Khó khăn cần tháo gỡ

Tại buổi đối thoại, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội hết sức quan tâm đến công tác dân vận, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Chương trình đối thoại nhằm cụ thể hóa Quyết định số 217, 218 của Trung ương; Quyết định số 6525; Quyết định số 2200 của Thành ủy; Kế hoạch 138 và 159 của Thành ủy thực hiện Quy định 11 của Bộ Chính trị "Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân".

Thông tin về hoạt động của Hội Nông dân tham gia thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Lê Ngọc Thắng chia sẻ: "Góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, trong 10 năm qua, hội viên, nông dân trong thành phố đã hiến hơn 415.000m2 đất; đóng góp 4,5 triệu ngày công lao động; ủng hộ hơn 700 tỷ đồng làm giao thông và các công trình công cộng khác; tập trung triển khai tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể".

Trong 10 năm (2009-2019), các cấp Hội đã xây dựng được 1.523 mô hình kinh tế tập thể; phát triển 14.294 mô hình kinh tế hộ; xây dựng 783 câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, câu lạc bộ nông dân phát triển kinh tế; hỗ trợ nông dân xây dựng hơn 1.400 mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn…

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là công nghệ thấp, tính cạnh tranh chưa cao; các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn còn hạn chế; vấn đề nước sạch cho khu vực nông thôn, ô nhiễm môi trường còn nhiều bất cập…

Toàn cảnh buổi đối thoại giữa Thường trực Thành ủy với đại biểu Hội Nông dân thành phố
Toàn cảnh buổi đối thoại giữa Thường trực Thành ủy với đại biểu Hội Nông dân thành phố

Đề cập tới một trong những khó khăn hiện nay liên quan tới bài toán hạ tầng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trạch Mỹ Lộc (huyện Phúc Thọ) Nguyễn Thế Kiên cho rằng, hệ thống kênh mương do các DN thủy lợi quản lý đang nảy sinh nhiều bất cập trong điều tiết tưới tiêu, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con. Do đó, TP cần sớm có biện pháp khắc phục, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất.

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã cũng bày tỏ băn khoăn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Giám đốc Hợp tác xã Đông Cao (huyện Mê Linh) Vũ Văn Kỳ cho rằng, công tác dự báo nhu cầu thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm hiện còn hạn chế. Cũng bởi vậy, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân chưa chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, dẫn đến hiện tượng “được mùa mất giá”.

Cùng với vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp, một số đại biểu kiến nghị về môi trường, nước sạch. Ông Lê Văn Toản, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hùng Sơn (huyện Mỹ Đức) mong muốn thành phố quan tâm đầu tư các dự án nước sạch về nông thôn để nhân dân được dùng nước sạch theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới…

Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc

Sau khi lắng nghe các ý kiến của đại biểu đại diện Hội Nông dân, lãnh đạo thành phố đã ghi nhận và chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thêm một lần nữa khẳng định quyết tâm xây dựng nông thôn mới với mục tiêu cuối cùng và duy nhất là phục vụ cho chính lợi ích của người dân. Chính điều này đã củng cố thêm niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

Mặt khác, thông qua cuộc đối thoại, lãnh đạo thành phố còn lồng ghép giới thiệu, triển khai những chủ trương, chính sách mới, nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh ở cơ sở. Cán bộ, hội viên Hội Nông dân được trực tiếp lắng nghe định hướng chỉ đạo, cơ chế, giải pháp đối với phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kinh tế- xã hội của thành phố. Đặc biệt, người dân sẽ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình cũng như vai trò chủ thể của chính mình trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới.

Tại buổi đối thoại, các đồng chí lãnh đạo thành phố đã lắng nghe nhiều ý kiến, tâm tư của đại diện đại biểu Hội Nông dân
Tại buổi đối thoại, các đồng chí lãnh đạo thành phố đã lắng nghe nhiều ý kiến, tâm tư của đại diện đại biểu Hội Nông dân

Kết luận buổi đối thoại, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, với tinh thần làm việc tích cực, cởi mở…, hội nghị đối thoại có 30 ý kiến, trong đó có 23 ý kiến của đại biểu Hội Nông dân, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, chủ trang trại và hội viên nông dân, cùng 7 ý kiến của các sở, ngành.

Các ý kiến, kiến nghị tập trung vào 25 nhóm vấn đề cụ thể và 5 vấn đề lớn, gồm: Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; Chương trình mỗi xã một sản phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, dịch bệnh; vấn đề đê điều, thủy lợi.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có vai trò, trách nhiệm quan trọng của các cấp Hội Nông dân từ thành phố đến cơ sở lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới… Đặc biệt, phải tập trung và 5 vấn đề lớn, 25 nhóm vấn đề cụ thể; phải có ghi chép, báo cáo cụ thể từng vấn đề…

Về những kiến nghị, đề xuất của các đại biểu nông dân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành chủ động và tích cực tham mưu hướng dẫn thực hiện, đánh giá hiệu quả thực tế các chính sách hiện hành của thành phố; Hỗ trợ các hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; chỉ đạo các sở, ngành tập hợp, trả lời bằng văn bản các kiến nghị của nông dân; tập trung giải quyết những đề xuất, kiến nghị theo thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất nông nghiệp.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiếp tục tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 20/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội, hằng năm có bố trí ngân sách bổ sung cho hoạt động của quỹ; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…

Cuộc đối thoại với đại biểu Hội Nông dân Thủ đô là dịp để các đồng chí lãnh đạo thành phố lắng nghe, trao đổi, trả lời, giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô. Đồng thời qua đây, tạo điều kiện để cán bộ, hội viên nông dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Xem thêm