Tag

Các chỉ tiêu nợ công giảm tỷ trọng so với GDP và trong giới hạn cho phép

Thị trường - Tài chính 03/10/2024 22:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 3/10/2024 về việc thực hiện Nghị quyết số 132/2024/QH15 ngày 24/6/2024 của Quốc hội về bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm giữ vững cân đối ngân sách nhà nước Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chỉ thị nêu rõ, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 132/2024/QH15 về bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo đó Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành pháp luật về tài chính, ngân sách nhà nước. Nhờ đó, việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước được tăng cường, thu ngân sách nhà nước vượt dự toán cao, chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi đầu tư; các chỉ tiêu nợ công giảm tỷ trọng so với GDP và trong giới hạn cho phép; hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Quốc hội cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thực hiện các quy định pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội về lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước.

Để nâng cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (bộ, cơ quan trung ương), Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (địa phương) tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nội dung yêu cầu trong công tác lập, chấp hành, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước đã nêu tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính, ngân sách nhà nước.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển

Đồng thời để chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Các đơn vị tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước sát thực tế; lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm phù hợp với yêu cầu và khả năng thực hiện để huy động, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển.

Thủ tướng chỉ đạo không để phát sinh mới nợ đọng xây dựng cơ bản. Rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 1 tháng 1 năm 2025 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước; rà soát, hủy bỏ, thu hồi triệt để các khoản chi sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân; báo cáo chi tiết số chi chuyển nguồn ngân sách năm 2023 sang năm 2024 theo quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật Ngân sách nhà nước.

Các đơn vị báo cáo nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2023; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân không chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lập, chấp hành dự toán ngân sách; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 chậm so với thời hạn quy định. Trên cơ sở đó, kiểm điểm các tập thể, cá nhân có vi phạm.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chậm báo cáo điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương rà soát các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán niên độ ngân sách nhà nước năm 2022 trở về trước để thực hiện đầy đủ. Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện được các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thì đơn vị phải có báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng yêu cầu tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước niên độ 2022 và các năm trước gửi về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo quy định tại khoản a điểm 7 Chỉ thị số 22/CT-TTg.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và UBND các tỉnh: Bắc Giang, Lai Châu, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Vĩnh Long làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chậm báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Các đơn vị kiểm tra, rà soát các khoản chi thường xuyên cho hoạt động mua sắm trang thiết bị của Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện các vi phạm; báo cáo kết quả thực hiện cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Đánh giá sát tiến độ thu, chi ngân sách nhà nước để tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính theo dõi, đánh giá sát tiến độ thu, chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả số thu, chi chuyển nguồn) để tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; quản lý chặt chẽ số vay và trả nợ gốc và lãi các khoản vay, kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô.

Bộ khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước và các luật có liên quan để rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội.

Bộ Tài chính chủ trì đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; tổng hợp chung báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trình Chính phủ, Quốc hội cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo quy định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Quốc hội việc xử lý số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2022, số nợ phát sinh và dồn tích tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2023 và ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Đọc thêm

Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 Thị trường - Tài chính

Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024

TTTĐ - Cùng các giải pháp tài chính ưu việt từ Eximbank, du khách nội địa và quốc tế đã có trải nghiệm “không tiền mặt” trọn vẹn khi tham dự HOZO 2024.
Giá xăng RON95-III vượt 21.000 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III vượt 21.000 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá xăng và các mặt hàng dầu trong nước đồng loạt đi lên trong kỳ điều hành ngày hôm nay (19/12).
Agribank tiếp sức cho doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường quốc tế Thị trường - Tài chính

Agribank tiếp sức cho doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường quốc tế

TTTĐ - Với sứ mệnh là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, Agribank đã không ngừng khẳng định vai trò tiên phong trong việc cung cấp nguồn vốn, tạo động lực cho doanh nghiệp Việt phát triển bền vững, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Quảng Trị: Kinh tế tiếp tục đà phục hồi tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Quảng Trị: Kinh tế tiếp tục đà phục hồi tăng trưởng

TTTĐ - Năm 2024, nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị tiếp tục đà phục hồi tăng trưởng, trong đó 14/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội thực hiện đạt và vượt kế hoạch, GRDP bình quân đầu người ước đạt 81,2 triệu đồng.
Dân văn phòng rủ nhau giảm căng thẳng, săn thưởng tới 5,6 tỷ đồng từ Trà Xanh Không Độ Thị trường - Tài chính

Dân văn phòng rủ nhau giảm căng thẳng, săn thưởng tới 5,6 tỷ đồng từ Trà Xanh Không Độ

TTTĐ - Những ngày cuối năm, dân văn phòng đều rối như tơ vò với áp lực công việc dồn dập. Trước hàng trăm nỗi lo, nhiều người trẻ chọn Trà Xanh Không Độ để giảm stress và háo hức săn các giải thưởng lớn từ chương trình khuyến mãi Tết của nhãn hàng này để giảm căng thẳng, hy vọng trúng thưởng lớn để tưng bừng đón Tết.
Nhiều động lực phát triển Logistics tại Bà Rịa - Vũng Tàu Thị trường - Tài chính

Nhiều động lực phát triển Logistics tại Bà Rịa - Vũng Tàu

TTTĐ - Với hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng, đồng bộ từ đường bộ, đường biển, đường sông… là cửa ngõ giao thông vận tải biển của vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều lợi thế, cơ hội phát triển trong lĩnh vực logistics.
Hải Dương: Giải ngân vốn đầu tư công vượt kế hoạch Thị trường - Tài chính

Hải Dương: Giải ngân vốn đầu tư công vượt kế hoạch

TTTĐ - Năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của Hải Dương đạt tỷ lệ 96,6% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán (9.445,3 tỷ đồng) và bằng 131,7% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng)
Trà Xanh Không Độ khuyến mãi Tết lớn chưa từng có với tổng giá trị lên đến 5,6 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Trà Xanh Không Độ khuyến mãi Tết lớn chưa từng có với tổng giá trị lên đến 5,6 tỷ đồng

TTTĐ - 4 giải Nhất tổng trị giá 1 tỷ đồng, 12 giải Nhì tổng trị giá 300 triệu đồng, 20 giải Ba tổng trị giá 200 triệu đồng và 350 ngàn giải thẻ cào điện thoại mệnh giá từ 10 ngàn đến 50 ngàn đồng đang chờ người chơi trúng thưởng để tưng bừng đón Tết khi uống Trà Xanh Không Độ để giảm stress trong những ngày cuối năm.
Năm 2024 tỉnh Đồng Nai thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra Thị trường - Tài chính

Năm 2024 tỉnh Đồng Nai thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra

TTTĐ - Chiều 17/12, UBND tỉnh Đồng Nai họp thông báo tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025.
Thị trường Halal: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam Thị trường - Tài chính

Thị trường Halal: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam

TTTĐ - Chỉ riêng mảng thực phẩm, Halal là thị trường đang phát triển với tốc độ rất nhanh, được dự báo sẽ đạt giá trị vào khoảng 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước Hồi giáo...
Xem thêm