Tag

Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội

Thị trường - Tài chính 03/10/2024 19:00
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 449/TB-VPCP ngày 3/10/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Nguồn vốn ngân hàng Chính sách xã hội giúp thanh niên khởi nghiệp Mở rộng đối tượng cho vay vốn qua Ngân hàng chính sách xã hội
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thông báo nêu: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội đã xác định rõ nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng đặc thù, sáng tạo phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự đồng hành của hệ thống chính trị, tập trung huy động được nguồn vốn lớn, đa dạng, không ngừng tăng trưởng, rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách. Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thiết lập kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, tuân thủ quy định trong quản lý, sử dụng nguồn lực, phát huy được vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập điểm giao dịch xã.

Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự đóng góp quan trọng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong tham mưu tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư và các kế hoạch triển khai do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng chính sách xã hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập cần khắc phục: Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý, chưa đảm bảo tính bền vững theo định hướng mục tiêu của Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030. Nguồn vốn ủy thác tại một số địa phương còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Chính sách tín dụng chưa triệt để, chưa bao trùm hết các đối tượng có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi. Một số chính sách điều chỉnh nâng mức cho vay còn chậm. Quy mô tín dụng, đối tượng thụ hưởng còn khiêm tốn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

4 bài học về triển khai tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng nhấn mạnh 4 bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Thứ nhất, nhân tố quan trọng quyết định thành công là có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Thứ hai, cán bộ tận tâm, trách nhiệm sâu sát, gần dân, sát dân, đồng hành cùng người dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện công khai, minh bạch và có sự giám sát của chính quyền cơ sở.

Thứ ba, công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách phải được tiến hành chủ động, thường xuyên, liên tục, kịp thời, đầy đủ tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân để biết, để kiểm tra, giám sát từ cơ sở.

Thứ tư, định kỳ, thường xuyên tiến hành các sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị, Kết luận của Đảng để đề ra những mục tiêu, kế hoạch, lộ trình, giải pháp thực hiện có hiệu quả, phù hợp.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nâng mức cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả hơn nữa các chủ trương, quan điểm của Đảng về: (Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới; tín dụng chính sách xã hội theo Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 theo Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 4/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương: xây dựng, trình ban hành các Nghị định về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (hoàn thành trong tháng 10/2024) trên cơ sở phát huy kết quả đạt được, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Cơ quan chức năng rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách nhằm tập trung nguồn lực, cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững; cấp đủ vốn điều lệ, cấp bù lãi suất, phí quản lý, bảo đảm nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho phép tăng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội được tiếp cận nguồn vốn ODA và mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm tăng cường nguồn lực để thực hiện mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong giai đoạn tới; nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh kế cho người dân có mức sống trung bình, làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp... Cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về tín dụng, tài chính, lao động, tiền lương… nhằm tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội có khả năng tự chủ, phát triển ổn định, lâu dài, bền vững, đủ năng lực để thực hiện hiệu quả hơn tín dụng chính sách xã hội nhưng phải phù hợp quy mô, khả năng quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Các địa phương cần tiếp tục quan tâm cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thành trong tháng 10/2024 việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 30.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở để thực hiện chính sách xã hội. Trong đó, 15.000 tỷ đồng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ và 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Ngân hàng Chính sách xã hội làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực dự báo, phân tích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ cán bộ có uy tín, phong cách làm việc tiên tiến, hiện đại, tận tâm, tận tụy, gần dân, phục vụ người dân.

Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phát huy truyền thống, kết quả đạt được, kinh nghiệm trong triển khai thực hiện, khắc phục những hạn chế, tồn tại, nỗ lực hơn nữa, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, đáp ứng sự tin tưởng của Nhân dân, khẳng định được sứ mệnh và trách nhiệm xã hội to lớn trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân với phương châm hành động "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững".

Đọc thêm

Kết nối trái cây, nông sản các tỉnh, thành tại Hà Nội năm 2024 Thị trường - Tài chính

Kết nối trái cây, nông sản các tỉnh, thành tại Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Tối 2/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành tại Hà Nội năm 2024. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) của UBND TP Hà Nội.
NAPAS phối hợp đối tác “tung” nhiều khuyến mãi khủng tại Ngày thẻ Việt Nam 2024 Kinh tế

NAPAS phối hợp đối tác “tung” nhiều khuyến mãi khủng tại Ngày thẻ Việt Nam 2024

TTTĐ - Chớp ngay muôn vàn ưu đãi hấp dẫn từ nay đến hết năm 2024 từ NAPAS và các đối tác đồng hành cùng sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam 2024.
Napas dành tặng hàng ngàn quà tặng, ưu đãi hấp dẫn Ngày thẻ Việt Nam 2024 Thị trường - Tài chính

Napas dành tặng hàng ngàn quà tặng, ưu đãi hấp dẫn Ngày thẻ Việt Nam 2024

TTTĐ - Năm thứ 4 đồng hành cùng Ngày thẻ Việt Nam, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động tương tác, trải nghiệm các phương thức thanh toán tiện lợi, an toàn cho giới trẻ, đặc biệt dành tặng hàng ngàn quà tặng, ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng đến tham dự sự kiện.
Các xu hướng thúc đẩy phát triển ngành vận tải hàng không trong năm 2024 Thị trường - Tài chính

Các xu hướng thúc đẩy phát triển ngành vận tải hàng không trong năm 2024

TTTĐ - Theo dữ liệu mới nhất từ IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế), sáu tháng liên tiếp trong năm 2024 ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) trên toàn cầu. Tại Châu Á, xu hướng tăng trưởng càng rõ rệt hơn, khi ngành vận tải hàng không khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng 17,8% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Hệ sinh thái ngân hàng mở thúc đẩy thành phố thông minh phát triển Kinh tế

Hệ sinh thái ngân hàng mở thúc đẩy thành phố thông minh phát triển

TTTĐ - Trong khuôn khổ Ngày Thẻ Việt Nam 2024, UBND Thành phố Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chỉ đạo, Báo Tiền Phong và Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức hội thảo chủ đề "Hà Nội - Thành phố thông minh và Hệ sinh thái ngân hàng mở".
Kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng nhưng chưa đột phá Thị trường - Tài chính

Kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng nhưng chưa đột phá

TTTĐ - Chiều 1/10, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2024 để đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024; đề ra nhiệm vụ giải pháp trọng tâm cho 3 tháng cuối năm 2024.
Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách Thị trường - Tài chính

Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng cường xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại Hà Nội Doanh nghiệp

Tăng cường xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại Hà Nội

TTTĐ - Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024 tiếp tục được tổ chức tại Trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông từ ngày 26 - 29/9/2024 có quy mô khoảng 70 gian hàng và không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm hữu cơ, sản phẩm từ tự nhiên, với sự tham gia của khoảng 90 tổ chức, doanh nghiệp, chủ thể OCOP đến từ 28 tỉnh, thành phố.
Quảng bá, giới thiệu sản phẩm thêu ren, lụa, túi vải đến công chúng Thị trường - Tài chính

Quảng bá, giới thiệu sản phẩm thêu ren, lụa, túi vải đến công chúng

TTTĐ - Đến với triển lãm chuyên đề ngành thêu ren - lụa - áo dài - túi vải năm 2024, các nghệ nhân, cá nhân sẽ có cơ hội học tập, tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm khi kết nối với cộng đồng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, đồng thời đưa các thiết kế này vào sản xuất thực tế, đáp ứng yêu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Loạt thương hiệu đạt thành công ngoài mong đợi Thị trường - Tài chính

Loạt thương hiệu đạt thành công ngoài mong đợi

TTTĐ - Bán hàng qua livestream đang định hình bức tranh mới cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp trên nền tảng số. Tận dụng hiệu quả bộ giải pháp từ TikTok Shop, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc nâng cao nhận diện và thúc đẩy doanh thu trong các dịp siêu mua sắm, gặt hái kết quả ấn tượng chỉ trong thời gian ngắn.
Xem thêm