Tag

Hồi ức không quên trong chiến thắng mùa Xuân 1975

Phóng sự 30/04/2023 11:00
aa
TTTĐ - Tiểu đoàn 13 là một trong những mũi tấn công, làm nên chiến thắng của trận Đài ra-đa Phú Lâm - căn cứ thông tin quan trọng bậc nhất của quân đội Mỹ thời bấy giờ. Trong ký ức của người Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 13, dù đã trải qua 48 năm nhưng những cảm xúc vẫn vẹn nguyên như ngày nào.
Đại tá Nguyễn Văn Hồng ra mắt Hồi ức “Cuộc chiến đấu tự nguyện” Hồi ức của cựu phi công lái máy bay tiêm kích MiG-21 bảo vệ bầu trời Hà Nội Hồi ức lịch sử khi nghe tin miền Nam đã giải phóng: Hạnh phúc vỡ oà

Tiến về Sài Gòn - hành trình ký ức không bao giờ quên

Nhớ lại thời điểm cuối năm 1974, Đại tá Lường Văn Khoa (dân tộc Tày, năm nay đã 77 tuổi) được Bộ Tư lệnh Đoàn 27 điều về làm Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 13, Đoàn Đặc công 429 của miền Đông Nam Bộ, lúc này vị trí đứng chân ở rừng tràm Ba Làng (tên thời chiến, nay thuộc huyện Đức Huệ, Long An).

Nơi đây đất ẩm ướt, cây tràm cao chỉ hơn đầu người, trên ngọn dây tơ hồng phủ kín. Chỗ râm mát nhất là gốc tràm chỉ vừa đủ che cho một người ngồi nghỉ. Ấy vậy mà mỗi cán bộ, chiến sĩ phải đào một cái hầm, lấy cây tràm lót trên nắp, lấp đất lên, rồi trải cây lác bên trên để làm giường nằm ngủ. Khi có pháo của địch bắn trùm lên nơi đóng quân, tất cả phải nhảy xuống hầm trú ẩn, chỉ thò được đúng mỗi cái đầu lên khỏi miệng hầm, quần áo bên dưới ướt sũng.

Đại tá Lường Văn Khoa bồi hồi kể tiếp, nước ở đây còn bị nhiễm phèn nặng, muốn uống phải lấy khăn rằn buộc hai đầu lại như cái võng, sau đó đổ tro bếp vào để lọc nước.

“Có nước rồi cũng rất khó uống, lúc đầu ai không quen là đau bụng kiết lỵ, mà cả đoàn ai cũng bị vậy hết”, ông cười nhớ lại những niềm vui nho nhỏ trong gian khổ thời chiến.

Đại tá Lường Văn Khoa, nguyên Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 13, Đoàn Đặc công 429
Đại tá Lường Văn Khoa, nguyên Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 13, Đoàn Đặc công 429

Mới về Tiểu đoàn 13 chưa lâu, ông đã nhận lệnh chiến đấu. Từ trưa 20/4/1975, cả đoàn bắt đầu hành quân lên Sài Gòn chờ lệnh. Khi Tiểu đoàn qua kênh Thầy Cai (bắt nguồn từ sông Sài Gòn và kết thúc tại điểm tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Đông - Long An) lo nhất là 4 khẩu ĐKZ phải “vượt” sông. Nhờ có kỹ năng đặc công được rèn luyện trước đó nên mọi việc cũng hoàn thành một cách nhẹ nhàng.

Cũng chính lúc này đã xuất hiện một khoảnh khắc mà Đại tá Lường Văn Khoa khó diễn tả được bằng lời và không thể nào quên. Khi nhìn qua bên kia sông, lúc bấy giờ cũng có lực lượng Dân Chính Đảng hành quân song song với Tiểu đoàn. Những ánh mắt, nụ cười, cái vẫy tay đều diễn ra trong sự im lặng. Tuy cách cả một dòng sông nhưng không ngăn cách được sự đồng lòng, quyết tâm chiến đấu của toàn quân và dân ta lúc này.

Đại tá Lường Văn Khoa (bìa trái) chụp cùng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Hoàng Thượng - Chính trị viên Tiểu đoàn 13 đánh vào Sài Gòn đêm 28/4 đến sáng 30/4/1975 (Ảnh chụp ngày 3/5/1975)
Đại tá Lường Văn Khoa (bìa trái) chụp cùng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Hoàng Thượng - Chính trị viên Tiểu đoàn 13 đánh vào Sài Gòn đêm 28/4 đến sáng 30/4/1975 (Ảnh chụp ngày 3/5/1975)

Vẫn trong miền ký ức trên đường hành quân, ông nhớ lại, khoảng trưa hôm sau, ai trong đoàn cũng đói, lấy miếng lương khô ra ăn mà cắn mãi chẳng được vì quá khô và khát, còn bình toong nước đã cạn từ khi nào… Trong lúc này, ông lại nghe văng vẳng có tiếng người ra ám hiệu sẵn sàng, một lúc sau lại nghe cả tiếng khua vào ghe lộc cộc, ngó nhìn mãi hóa ra là các má từ cơ sở cách mạng giúp bộ đội ở ấp An Lạc (thời chiến địa điểm này ở Bình Chánh) đến đổi nước.

Khoảnh khắc ấy, đôi mắt người Tiểu đoàn Trưởng cùng những đồng đội đã nhòe đi, một phần mừng vì có nước trong cơn khát cùng cực nhưng có lẽ phần nhiều vì nghĩa tình quý giá của các má thời bấy giờ mang đến.

Chiến đấu, hy sinh vì độc lập và tự do dân tộc

Căn cứ Đài ra-đa Phú Lâm (Quận 6) được xem là trung tâm thông tin lớn và hiện đại nhất Châu Á lúc bấy giờ, với gần 800 nhân viên quân sự hoạt động. Quân đội Mỹ và chính quyền tay sai tự hào gọi căn cứ này là “mắt thần”.

Chính vì thế mà nơi này được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt, kiên cố, với nhiều lớp hàng rào dây thép gai, trên các lớp rào có cài nhiều mìn vướng nổ. Địch tổ chức canh gác cẩn mật suốt ngày đêm, muốn vào được căn cứ phải băng qua một cánh đồng rộng, trống trải, đầy bom mìn.

Cùng với các Tiểu đoàn khác, Tiểu đoàn 13 được giao nhiệm vụ đánh chiếm Đài ra-đa Phú Lâm, mũi tàu Quận 6, sau đó là đánh vào Tổng nha Cảnh sát.

Căn cứ Ra-đa Phú Lâm (Ảnh tư liệu)
Căn cứ Ra-đa Phú Lâm (Ảnh tư liệu)

Đại tá Lường Văn Khoa nhớ lại, vào ngày 26/4/1975, Tiểu đoàn 13 được tăng cường thêm một đồng chí biệt động nữ quê Sài Gòn có nhiệm vụ dẫn đường đến mục tiêu đài ra-đa.

Sau những trận giao tranh ác liệt và cả sự hy sinh của nhiều chiến sĩ, cuối cùng quân Giải phóng đã chiếm toàn bộ Trung tâm thông tin Đài ra-đa Phú Lâm. Cùng lúc ấy, trên đài phát thanh thông báo Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, cờ giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.

Sau giải phóng, ông cho biết, mình vẫn may mắn có dịp gặp lại đồng chí Hòa - nữ biệt động Sài Gòn đã dẫn đường cho Tiểu đoàn 13 năm nào. Tuy nhiên, hệ lụy của chiến tranh có bao giờ tránh khỏi được hết những mất mát và hy sinh. Có những đồng đội của ông, hài cốt dù đã được đem đi giám định ADN nhưng do thời gian quá lâu, cũng như sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nên không thể nào cho ra kết quả được.

Chẳng thế mà, lúc nào trong tâm khảm của Đại tá Lường Văn Khoa cũng canh cánh một nỗi niềm trăn trở, như một phần trách nhiệm còn dang dở của Tiểu đoàn Trưởng năm xưa. Hằng năm, ông vẫn cùng các đồng đội đến nghĩa trang thắp hương, thăm những người đồng đội cũ, ôn lại chuyện xưa mà lòng không khỏi xót xa.

Xin khép lại trang hồi ức hào hùng của Đại tá Lường Văn Khoa qua những câu thơ trong đoạn trích Đất nước - Trường ca “Mặt đường khát vọng” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

“… Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Ðất Nước…”.

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm