Tag

Giáo dục toàn diện trên giấy

Phóng sự 24/07/2020 14:30
aa
Nhiều bậc phụ huynh cũng như giáo viên tỏ ra khó chịu khi thấy con em mình muốn ăn mặc đẹp. Họ cho rằng đã là học sinh thì phải chân chất, giản dị, mộc mạc, ăn mặc càng xấu học càng giỏi.
3353 muc tieu phat trien the chat cho
Giáo dục thể chất rất quan trọng ngay từ bậc tiểu học
Đưa giáo dục an toàn giao thông vào chương trình dạy chính khóa Học sinh các cấp tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9 Bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lý giáo dục cốt cán

Nhiều lúc tôi cứ băn khoăn rằng tại sao ta làm gì thấy cũng xâu xấu. Từ những sản phẩm vĩ mô như chiếc xe diễu hành nhân dịp đại lễ Nghìn năm Thăng Long, những con rồng, chuột khổng lồ được dựng giữa thành phố, rồi kiến trúc không gian đô thị, sân khấu trong trường quay truyền hình cho đến những tiểu tiết như bộ đồng phục của học sinh; từ những sản phẩm văn hóa tinh thần đại trà như tờ báo tuần cho đến những sản phẩm vật chất là gói kẹo hay chai nước mắm, rồi từ thiết kế biển, bảng, biểu ngữ cho đến cách trình bày văn bản vẫn nguyên si như mấy chục năm về trước. Cả cách phối màu, hình dáng và bố cục đều thế nào ấy, hình thành nên một tổng thể xâu xấu rất khó gọi tên. Thậm chí phục trang của người nổi tiếng xuất hiện trước truyền thông đại chúng đôi khi cũng thấy kỳ kỳ. Chuyện một diễn viên mặc váy đỏ đeo túi màu hoa mười giờ hay một nữ nhà văn thường xuyên xuất hiện ở những buổi lễ quan trọng với chiếc sơ mi trắng mỏng tang và đồ nội y khi hồng rực, lúc đen bóng là sự không phải xưa nay hiếm.

Rất nhiều lần, tôi giới thiệu các nhóm sinh viên của mình đi thực tế tại các sự kiện. Sau đó, người của công ty nghiêm khắc phản hồi lại: “Cô nên nhắc nhở các em ăn mặc cho đẹp. Bởi vì sự kiện của công ty thường diễn ra tại các khách sạn năm sao, có sự tham dự của nhiều quan khách quốc tế. Nếu không lần sau chúng tôi buộc phải đình chỉ việc thực tập này”. Trò cũng phàn nàn rằng: “Họ bảo chúng em phải mặc váy công sở, nhưng chúng em không biết phải chuẩn bị trang phục như thế nào cho vừa ý họ”. Tôi cũng băn khoăn: Liệu khi đã mua một bộ váy công sở rồi thì các em có được công nhận là “ăn mặc đẹp” hay không? Liệu một chiếc váy có thể giải quyết tận gốc vấn đề hay chỉ tạo ra một quan niệm nhầm lẫn đối với các em rằng “váy thì đẹp còn quần thì không đẹp”. Hơn nữa, đẹp hay không đẹp là một khái niệm phức tạp, nhạy cảm và tế nhị. Nếu diễn giải không khéo còn gây ra sự hiểu lầm. Các trò của tôi nếu bị buộc tội không “mặc đẹp” thì đó đâu phải là lỗi của các em. Là lỗi của giáo dục, của văn hóa đấy chứ. Trong số các tư duy nhận thức thì có lẽ tư duy về thẩm mỹ là khó thay đổi nhất và nhận thức thẩm mỹ muốn được giáo dục cho tốt thì cần phải được thực hiện từ tấm bé.

Chúng ta vẫn ghi rõ trong mục tiêu của ngành: Giáo dục toàn diện Văn-Thể-Mỹ. Nhưng khi được hỏi thế nào là Mỹ thì nhiều người bảo Mỹ là Mỹ thuật. Thành thử ra, toàn bộ phần giáo dục về tư duy thẩm mỹ cho học sinh chỉ gói gọn1-2 tiết/tuần loanh quanh ở việc trang trí đường diềm, vẽ tả thực cái phích, con gà trống, chú bộ đội. Chưa kể hầu hết các giáo viên mỹ thuật cũng chỉ vẽ mẫu để các em sao chép rồi chấm điểm, không hề có những giáo cụ trực quan sinh động để học sinh nhận thức được rằng màu X mà phối với màu Y sẽ cho ra một kết quả kinh khủng như thế nào về mặt thẩm mỹ. Tư duy thẩm mỹ không chỉ thể hiện ở mặt thị giác, mà còn là hệ mỹ học liên quan đến mọi lĩnh vực nghệ thuật. Sự cảm thụ chính xác về âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc, văn học, ẩm thực… sẽ tạo cho các em một mỹ cảm tốt có thể làm nền tảng cho suốt cuộc đời còn lại.

Vì thế, các trường học ở phương Tây vô cùng chú trọng đến những hoạt động ngoại khóa như thăm quan viện bảo tàng nghệ thuật, cho các em tự làm phim, khuyến khích các em thành lập ban nhạc, tổ chức các cuộc thi điêu khắc, thiết kế, sáng tác văn học, khiêu vũ… Các em cũng được đăng ký theo học bộ môn nghệ thuật mà mình thích. Chúng ta hầu như đã bỏ trắng phần này trong giáo dục nhà trường. Nhà trường đã vậy, gia đình cũng không quá coi trọng việc giáo dục tư duy thẩm mỹ cho trẻ em. Họ sẽ thấy có lý khi con em mình tham khảo tiểu sử một nhà khoa học kiệt xuất hơn là tiếp cận với tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy.

Để hình thành nên nhận thức và tư duy về thẩm mỹ, không còn cách nào khác là phải thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp, bước tiếp theo mới là trực tiếp sáng tạo nên cái đẹp. Nhiều bậc phụ huynh cũng như giáo viên còn tỏ ra khó chịu khi thấy con em mình muốn ăn mặc đẹp. Họ cho rằng đã là học sinh thì phải chân chất, giản dị, mộc mạc, ăn mặc càng xấu học càng giỏi. Đi học cần vở sạch chữ đẹp chứ cần gì quần áo đẹp. Quần áo đẹp đồng nghĩa với đua đòi, a dua, lười học. Những đứa trẻ biết vâng lời từ nhỏ lâu dần bị triệt tiêu toàn diện về tư duy thẩm mỹ, cũng tin vào chân lý “phải xấu” này.

Nói đến giáo dục toàn diện Văn-Thể-Mỹ không thể không nhắc đến giáo dục thể chất. Trước nay, học sinh từ bậc tiểu học đến trung học thường được học tuần hai tiết thể dục, còn bậc đại học theo cách học “cuốn chiếu”, thể dục cũng “cuốn chiếu”. Nghĩa là trong suốt nhiều tuần liền, sinh viên đến trường tập thể dục một thôi một hồi suốt sáu tiết đồng hồ, để rồi những năm còn lại không cần đến thể dục nữa. Bậc phổ thông, các trò thực hiện những động tác thể dục buổi sáng bên cạnh các môn thể dục đơn điệu như ném tạ, nhảy xa, nhảy cao…

Bậc đại học có thêm môn chạy nước rút và chạy đường dài. Nhiều sinh viên xưa nay chẳng quen vận động bao giờ, sáng đến lớp, chiều chúi đầu vào máy vi tính, nay phải chạy ba vòng quanh sân vận động trường, khối em ngất xỉu vì quá sức. Học trò vì thế vừa chán vừa sợ thể dục. Nhiều sinh viên nghỉ tiết thể dục, hoặc chỉ đến điểm danh rồi lừa lúc thầy không để ý lại trốn về. Nhiều thầy rút kinh nghiệm, một buổi học điểm danh ngót hai lần, cả lúc đầu giờ lẫn cuối giờ. Điều này lại khiến tôi nhớ đến “Tinh thần thể dục” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, trong đó ông lý trưởng than phiền: “Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt… Cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc”. Người Việt vốn đã có “truyền thống” lười thể thao, giờ bắt học thể dục nhàm chán như vậy, chẳng khác gì kiên trì tiếp nối “truyền thống” cha ông.

Tôi không dám so sánh với các Trường đại học Thiên Tân (Trung Quốc) có tới chục sân tennis, 34 sân bóng rổ, 2 sân vận động hiện đại; Trường đại học Nam Khai có 4 sân tennis, một bể bơi tối tân với vài trăm chỗ ngồi cho khán giả vào xem những dịp thi đấu; Trường đại học Bắc Kinh* ngoài một bảo tàng tầm cỡ quốc gia, một nhà hát quốc tế, một rạp chiếu phim còn có vô số những nhà giáo dục thể chất tiên tiến. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đa dạng hóa các môn thể thao và cho phép sinh viên đăng ký bộ môn yêu thích theo nguyện vọng.

Cuối cùng giáo dục toàn diện chỉ còn đặt trọng tâm vào Văn, trong Văn có nội hàm Kiến thức -Kỹ năng - Thái độ. Nhưng sau này người ta lại chợt giật mình khi thấy nhiều thủ khoa đại học ra trường không thích nghi nổi với môi trường công việc thực tế, nhiều thí sinh tham dự các cuộc thi sắc đẹp cấp quốc tế lúng túng trước phong thái tự tin và ứng xử nhuần nhuyễn của các hoa hậu nước người. Các nhà giáo dục mới cuống cuồng bổ sung môn kỹ năng sống vào trong chương trình giảng dạy.

Trong một lần tiếp xúc với nhóm lãnh đạo của Đại học FPT, một trường có tiếng về chương trình phát triển cá nhân, tôi được họ cho biết rằng phát triển kỹ năng mềm hay phát triển cá nhân là một công việc khó khăn mà họ phải tự mày mò nghiên cứu chứ không có bất cứ mô hình nào ở các trường đại học tiên tiến trên thế giới để áp dụng theo. Vì ở các nước phương Tây, trẻ em được giáo dục kỹ năng sống từ bậc tiểu học để thích nghi với môi trường tự nhiên và xã hội, chứ không phải đến bậc đại học mới tìm hiểu xem kỹ năng sống bao gồm những gì. Ngày nay, các công ty đa quốc gia yêu cầu cả chỉ số EQ (Emotion Quotation - Chỉ số cảm xúc) và CQ (Creation Quotation - Chỉ số sáng tạo) từ ứng cử viên, không chỉ đơn thuần là IQ (Intelligence Quotation - Chỉ số thông minh) như trước kia nữa.

Thế hệ trẻ cần phải được hướng dẫn và rèn luyện như thế nào để có chỉ số tổng hợp IQ-EQ-CQ cao, đáp ứng yêu cầu của những công việc hoàn toàn mới và nhanh chóng thích nghi với một thế giới hội nhập đang thay đổi từng ngày? Hay lại vẫn học nhiều mà thu chẳng bao nhiêu. Giáo dục toàn diện cuối cùng chỉ là “mục tiêu” lý thuyết, bao năm nay vẫn nằm trên giấy mà thôi. Cơ mà vấn đề vẫn là ở văn hóa, người lãnh đạo vốn dĩ không quan trọng cái đẹp, không quan trọng thể thao hoặc coi thế đã là đẹp lắm rồi thì biết phải làm sao.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Xem thêm