Tag

Gắp sợi thép của rây lọc cháo ăn dặm đâm xuyên qua Amidan trái của bé gái 13 tháng tuổi

Chung tay vì an toàn thực phẩm 15/10/2022 17:51
aa
TTTĐ - Các bác sĩ khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành gắp thành công dị vật là sợi thép rơi ra từ dụng cụ lọc cháo ăn dặm, đâm xuyên qua Amidan trái của bé gái 13 tháng tuổi ở Nam Định.
Người trẻ với nỗi lo viêm amidan mùa dịch Covid-19 Bị nuốt nghẹn uống thuốc mãi không khỏi, đi khám ra ung thư amidan Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không? Đùa nghịch với em trai, bé gái 8 tuổi nuốt phải viên pin

Theo người nhà bệnh nhi cho biết, trưa ngày 28/9, bé D.A đang ăn cháo thì bỗng nhiên bỏ ăn, ho sặc sụa và nôn nhiều.

Ban đầu gia đình chỉ nghĩ con bị viêm họng nên ho và nôn trớ, nhưng đến chiều tối thấy con nôn kèm máu, gia đình vội vàng đưa con đến bệnh viện Tỉnh để thăm khám.

Tại đây, trẻ được các bác sĩ chỉ định chụp X-Quang cổ ngực thì được chẩn đoán theo dõi dị vật kim loại vùng sàn họng – miệng và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Sợi thép nhỏ nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài 2cm
Sợi thép nhỏ nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài 2cm

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi trẻ được thăm khám, soi họng và đọc kết quả phim X-Quang, các bác sĩ xác định có dị vật kim loại đâm xuyên qua Amidan bên trái của trẻ.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Trưởng, khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp gắp dị vật cho bệnh nhi cho biết “Nhận thấy dị vật mắc ở vị trí phức tạp, nguy cơ chảy máu cao, chúng tôi đã nhanh chóng cho trẻ làm các xét nghiệm cần thiết rồi chuyển lên phòng mổ, gây mê và tiến hành gắp dị vật lấy ra được sợi thép nhỏ nhưng rất cứng và nhọn 2 đầu, dài 2cm”.

Sợi thép này đâm xuyên từ cực trên xuống cực dưới Amidan bên trái của trẻ. May mắn là dị vật chưa xuống sâu hơn nên không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Nếu không được gắp ra kịp thời, đoạn kim loại này có thể gây nhiễm trùng và chảy máu, dẫn đến những hậu quả khó lường. Dị vật nguy hiểm nói trên được xác định là rơi ra từ rây lưới thép để lọc đồ ăn, bị lẫn vào cháo của trẻ trong quá trình chế biến. Hiện tại tình trạng của trẻ đã ổn định và được xuất viện.

Các bác sĩ khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương đang phân tích phim chụp của ca hóc dị vật
Các bác sĩ khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương đang phân tích phim chụp của ca hóc dị vật

“Trước đây em chỉ nghĩ trẻ có thói quen ngậm đồ chơi, cho các vật vào miệng mới dễ bị hóc dị vật, em không ngờ những vận dụng hàng ngày lại có thể mang lại nguy hiểm như thế. Lúc em được bác sĩ cho xem hình ảnh sợi thép đâm qua Amidan của con, em đã rất hoảng hốt, có những thứ tưởng chừng không nguy hiểm nhưng nếu không cẩn thận lại gây nguy hiểm rất lớn”, mẹ bé D.A vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi con gái bị mắc dị vật chia sẻ.

Từ trước đến nay, rây lọc vốn là một dụng cụ thường được dùng rất nhiều trong các gia đình có trẻ nhỏ khi chế biến thức ăn, giúp nghiền nhỏ cơm, cháo, các loại thịt cá, rau củ hay loại bỏ xương cá, gà, lợn… có trong cháo. Thế nhưng, trong trường hợp này, nó lại biến thành vật gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương – Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Khoa Tai – Mũi – Họng thường xuyên tiếp nhận trẻ hóc dị vật như xương cá, xương lợn, xương gà, các hạt thực vật (lạc, na, ngô…), mảnh nhựa, đồ chơi, đồng xu, đồ chơi, cúc áo. Đặc biệt một số trường hợp trẻ nuốt phải các vật sắc nhọn như đinh vít, ghim sắt… đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

“Khi làm đồ ăn cho con, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần thường xuyên kiểm tra dụng cụ, nếu có hỏng dù là 1 chút cũng nên thay mới để đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong quá trình cho trẻ ăn, cũng cần chú ý quan sát đồ ăn để loại bỏ các dị vật bất thường.

Trường hợp nghi ngờ con bị hóc, gia đình nên đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất, không nên tự chữa bằng mẹo vì có thể sẽ nguy hiểm hơn cho trẻ và gây thêm khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, xử trí sau đó”, PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương khuyến cáo.

Đọc thêm

Loại vitamin nào giúp tăng chiều cao cho trẻ? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Loại vitamin nào giúp tăng chiều cao cho trẻ?

TTTĐ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của Vitamin D3 và K2 cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em”.
Ngành y tế triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngành y tế triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 5420/KH-SYT ngày 31/10/2024 về triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11) năm 2024.
Những món ăn “đẩy lùi” bệnh cúm mùa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những món ăn “đẩy lùi” bệnh cúm mùa

TTTĐ - Người mắc cúm thường có triệu chứng sốt cao, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, chán ăn, ăn không ngon miệng và cảm giác gần như kiệt sức.
Những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm đau rát do bỏng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm đau rát do bỏng

TTTĐ - Với những vết bỏng nhẹ, diện tích nhỏ, bỏng không sâu có thể sơ cứu tại nhà, chúng ta nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để giúp giảm đau rát, phồng rộp, tránh để lại sẹo.
Hà Nội siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp cuối năm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp cuối năm

TTTĐ - Nhằm tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã triển khai nhiều đợt kiểm tra toàn diện. Qua đó, đơn vị phát hiện và xử lý hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng với số lượng lớn thực phẩm không đảm bảo. Đây là nỗ lực nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ người tiêu dùng trong bối cảnh tình trạng buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc đang gia tăng.
Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

TTTĐ - Hầu hết mọi người đều bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh để không bị hỏng. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có thời hạn sử dụng nhất định.
Sử dụng thức ăn đông lạnh có tốt cho sức khỏe? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sử dụng thức ăn đông lạnh có tốt cho sức khỏe?

TTTĐ - Thực phẩm đông lạnh trong một thời gian dài có thể làm mất đi một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng.
Những nguyên liệu “thần kỳ” có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng nhẹ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những nguyên liệu “thần kỳ” có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng nhẹ

TTTĐ - Với các trường hợp dị ứng thể nhẹ như xuất hiện của các nốt mề đay, mẩn ngứa, mọi người có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu này nhanh chóng với các nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm.
Những loại kháng sinh trong tự nhiên “xịn” hơn thuốc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những loại kháng sinh trong tự nhiên “xịn” hơn thuốc

TTTĐ - Nhiều rau, cây gia vị chứa những chất có nguồn gốc từ thực vật với khả năng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn được sử dụng như vị thuốc để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.
Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất cấm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
Xem thêm