Tag

Cô gái khuyết tật và sức mạnh của ước mơ

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 23/10/2024 17:20
aa
TTTĐ - Lê Thúy Hằng là một trong 38 gương thanh niên khuyết tật được tuyên dương trong chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức. Cô gái quan niệm rằng, dám ước mơ cũng là một dạng sức mạnh.
Lan tỏa sức trẻ, chắp cánh ước mơ chinh phục những đỉnh cao 38 thanh niên khuyết tật cùng “Hành trình toả sáng ước mơ” Nơi tỏa sáng tình yêu, chắp cánh ước mơ vươn xa

Không nguôi mơ ước

Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng cô gái khuyết tật Lê Thuý Hằng lớn lên trong tình yêu thương ấm áp của bố mẹ và anh trai.

Hằng kể: “Tôi cứ lớn lên, vui vẻ, vô tư và không ý thức được hoàn cảnh của mình, cho đến khi đi học. Cảm nhận đầu tiên về sự thiếu may mắn của bản thân là ngay những ngày đầu cắp sách đến trường, tôi bị các bạn gọi với biệt danh “Hằng thọt”. Tôi càng ý thức sâu sắc về sự thiệt thòi của mình, đỉnh điểm là khi tôi mặc chiếc váy yêu thích mẹ tặng đến trường. Nhìn thấy tôi, đám bạn hò hét trêu đùa: “A ha, hôm nay bạn “Hằng thọt” mặc váy đi học các bạn ơi!” và đó cũng là lần cuối cùng tôi mặc váy trong suốt hơn 15 năm sau”.

Những lời trêu đùa ấy khiến Hằng càng tự ti và mặc cảm hơn về bản thân. Mỗi lần ra đường, cô không dám nhìn xung quanh, bởi rất sợ những ánh mắt dò xét của mọi người, sợ cả những cái nhìn thương hại. Cô sống khép mình, trở thành con người rụt rè, ngại giao tiếp, ít bạn bè.

chương trình Đối thoại
Lê Thuý Hằng (người đứng bên phải Thủ tướng Phạm Minh Chính) vinh dự được tham gia chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024

Mặc dù bị xa lánh, bị nhiều ánh mắt kì thị từ những người xung quanh nhưng chưa bao giờ Hằng thôi cảm nhận được tình yêu thương từ bố mẹ, thầy cô và những người bạn thân ít ỏi của mình. Chính họ đã giúp cô gái khuyết tật có thêm động lực để tiếp tục sống.

Hằng dành trọn thời gian cho việc học tập. Trong suốt những năm học từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, cô bé “Hằng thọt” rụt rè luôn là một trong những học sinh top đầu của lớp, luôn đạt được danh hiệu học sinh khá, giỏi. Hơn thế, Hằng là một trong 3 học sinh có hoàn cảnh khó khăn dành được học bổng từ Quỹ học bổng của Nhật Bản. Cô nhận ra, tri thức chính là con đường duy nhất để khẳng định bản thân, chứng minh cho mọi người thấy: Một người khuyết tật cũng sẽ trở thành người có ích cho xã hội và bản thân cô sẽ không là gánh nặng của gia đình.

“Tôi bắt đầu ước mơ rằng: Không chỉ có thể nuôi sống được bản thân mình, tôi sẽ giúp đỡ được bố mẹ, phụ giúp được gia đình”, Hằng chia sẻ.

Năm 18 tuổi, sau từng ấy thời gian sống trong tự ti, mặc cảm, Lê Thuý Hằng xin bố mẹ thi vào đại học. Cô muốn bước ra khỏi vùng an toàn, bước ra khỏi sự chở che của bố mẹ, để bản thân trở nên mạnh mẽ hơn. Hằng chọn đương đầu với miệng lưỡi thế gian, với những khó khăn của cuộc đời.

“Tôi trúng tuyển vào khoa Kế toán, hệ cao đẳng, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Không phụ sự tin tưởng, ủng hộ và hi sinh của gia đình, tôi đã nỗ lực thật nhiều và 3 năm liền dành được học bổng cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc. Khi cầm tấm bằng cao đẳng trên tay, tôi chưa thỏa mãn. Tôi xin bố mẹ cho mình được học tiếp lên đại học. Không muốn trở thành gánh nặng của gia đình, tôi quyết định tự mình kiếm tiền chi trả toàn bộ học phí và phí sinh hoạt hằng ngày”, cô gái khuyết tật kể.

Vững bước trên đôi chân khuyết tật

Cô gái khuyết tật đã đăng ký học liên thông vào buổi tối, để ban ngày có thời gian đi làm kiếm tiền. Hằng rất lo lắng với ngoại hình khiếm khuyết của mình, liệu có doanh nghiệp nào họ nhận vào làm việc hay không? Tuy nhiên, cô đã không bỏ cuộc.

Hằng kể: "Mẹ của tôi đã khóc rất nhiều, bởi thương đứa con nhỏ bé, kém may mắn. Bà sợ bão giông sẽ đến với cuộc đời cô con gái, còn tôi thì quá mỏng manh. Mẹ cũng lo lắng, bởi gia đình khi ấy rất khó khăn, không thể cùng một lúc nuôi hai con học đại học.

Thương tôi, anh trai quyết định ngừng học để nhường em gái theo đuổi ước mơ. Sự hi sinh này là động lực cho tôi bước tiếp và sống tốt những ngày tháng khó khăn sau này. Đây cũng là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời tôi".

Ban đầu, Hằng nộp hồ sơ vào các công ty tuyển nhân viên hành chính văn phòng, kế toán nhưng không nơi nào gọi phỏng vấn. Buồn và chán, cô gái tâm sự với bạn thân. Thật may, bạn của cô cho biết, anh họ bạn ấy chuẩn bị mở một siêu thị mini và cần tuyển thu ngân. Nhờ kết nối, Hằng được gọi đến phỏng vấn và được nhận vào làm việc.

Thế rồi, hằng ngày, cô gái nhỏ bé, với đôi chân tập tễnh yếu ớt, vẫn đi xa hơn chục cây số nhập hàng với khối lượng nặng gấp 2-3 lần cân nặng của mình. Hằng lao vào vòng xoáy: Sáng đi làm - tối đi học - đêm ôn bài. Khi đến kỳ thi, nhiều đêm cô gái không ngủ, thức đến sáng ôn bài, rồi đi làm mà không mệt mỏi bởi cô thấy hạnh phúc và tự hào về bản thân, về những nỗ lực của chính mình.

“Đó là quãng thời gian tôi được làm người lớn, không còn là gánh nặng của gia đình nữa. Tôi đã luôn tự nhủ: “Mình đã làm được, mình đã có thể tự nuôi sống được mình. Cố lên một chút nữa thôi, mình sẽ hoàn thành được ước mơ”, Hằng bày tỏ.

Cống hiến cho cộng đồng

Cô gái khuyết tật đã lấy chồng và sinh sống trên địa bàn phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội và cũng gắn bó với Hội Người khuyết tật quận Ba Đình từ đó.

Hằng kể, ngày Hội Người khuyết tật quận Ba Đình cần một kế toán, cô đã nhận lời mời về làm việc tại Hội. Cô nghĩ, phát huy chuyên môn của mình để giúp đỡ được mọi người, như vậy cuộc đời sẽ ý nghĩa hơn nhiều.

Khi được tham dự vào các hoạt động dành cho người khuyết tật như: Đào tạo dạy nghề, tập huấn các kỹ; được gặp gỡ nhiều hoàn cảnh, cô gái cảm thấy mình còn rất may mắn và cần sống có trách nhiệm hơn, không chỉ với bản thân mình, mà còn hỗ trợ thêm nhiều mảnh đời bất hạnh.

Cô gái khuyết tật Lê Thuý Hằng
Cô gái khuyết tật Lê Thuý Hằng

Hằng xung phong, tích cực trong các hoạt động phong trào và được tín nhiệm là Chủ tịch Hội Người khuyết tật phường Cống Vị, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật quận Ba Đình, Phó ban Thanh niên Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội…

Với nhiều vị trí công tác, cô gái cùng Hội đã tổ chức nhiều buổi chia sẻ với các thanh niên khuyết tật trên địa bàn. Qua những buổi như thế, Hằng có thể hiểu rõ hoàn cảnh của từng người, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, những đau đáu về bài toán kinh tế khó khăn... của các bạn.

Cũng bởi vậy, cô lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động để các bạn thanh niên khuyết tật nâng cao kiến thức, kỹ năng, đào tạo nghề nhằm giúp họ tự tin; tìm được công việc phù hợp.

Không chỉ quan tâm đến thanh niên, cô còn chủ động đề xuất với Hội Người khuyết tật quận Ba Đình các hoạt động quan tâm đến trẻ em, con của người khuyết tật trên địa bàn. Cô gái chia sẻ: “Xuất phát từ mong muốn của bản thân, tôi muốn giúp 2 con của mình hiểu hơn về những khiếm khuyết, thiệt thòi của mẹ. Mong các em nhỏ thấu hiểu, có nhận thức đúng đắn và đồng cảm hơn với người khuyết tật; để không còn trẻ khuyết tật nào phải chịu tổn thương về mặt tinh thần như cô bé “Hằng thọt” khi xưa…”, Lê Thuý Hằng bày tỏ.

Đọc thêm

Nguồn động lực bất tận để nữ sinh Công nghệ chinh phục khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nguồn động lực bất tận để nữ sinh Công nghệ chinh phục khoa học

TTTĐ - Ngay từ năm nhất đại học đã có bài báo đăng tải tại hội nghị quốc tế, giành nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp khoa, trường… là những thành tích nổi bật Nguyễn Bảo Dung, sinh viên trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đạt được. Dung là một trong 20 gương mặt được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam” năm 2024
Hành trình “Tình nguyện mùa đông” của tuổi trẻ quận Tây Hồ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tình nguyện mùa đông” của tuổi trẻ quận Tây Hồ

TTTĐ - Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên - Hội Liên hiệp Thanh niên - Hội đồng Đội quận Tây Hồ, Hà Nội phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an vừa tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa đông”, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Hành trình chạm trái tim, kết nối người khuyết tật với cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình chạm trái tim, kết nối người khuyết tật với cộng đồng

TTTĐ - Với sứ mệnh kết nối người khuyết tật với cộng đồng và tạo ra sân chơi bổ ích, dự án Iron Run ra đời là tâm huyết và sáng kiến của các bạn học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không chỉ hướng tới việc cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật, dự án còn lan tỏa thông điệp về sự đồng cảm, sẻ chia và tinh thần đoàn kết.
Bài 4: Phát triển thế hệ đảng viên mới có sức trẻ, tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 4: Phát triển thế hệ đảng viên mới có sức trẻ, tri thức

TTTĐ - Xác định mục tiêu vào Đảng đúng đắn cho sinh viên là một thực tế nhiều trăn trở, bởi đây vừa là một nguồn lực, vừa là một bộ phận có những phẩm chất đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, bổ sung nguồn lực và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.
Hoa hậu H’Hen Niê xúc động với câu chuyện của người thầy Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa hậu H’Hen Niê xúc động với câu chuyện của người thầy

TTTĐ - Hoạt động giao lưu trực tuyến lần thứ 2 trên TikTok với chủ đề “10 năm kể chuyện dạy học hạnh phúc”, thuộc chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2024. Là một trong 3 vị khách mời của chương trình, Hoa hậu H’Hen Niê đã rất xúc động với câu chuyện về các thầy cô giáo.
“Đóa hoa khuyết” truyền cảm hứng đến cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Đóa hoa khuyết” truyền cảm hứng đến cộng đồng

TTTĐ - Không may mắn khi cuộc sống phải gắn liền với chiếc xe lăn nhưng bằng nghị lực và khát khao vươn lên chị Đỗ Thu Hương, Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn giới thiệu, tạo việc làm cho người khuyết tật khác. Chị Hương cũng là tấm gương truyền cảm hứng, năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt các bạn trẻ .
Bài 3: Lan toả những tấm gương đảng viên sinh viên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Lan toả những tấm gương đảng viên sinh viên

TTTĐ - Một trong những thành tựu lớn của công tác phát triển Đảng trong sinh viên là nhiều đảng viên sinh viên đã trở thành những người lãnh đạo, nòng cốt trong các phong trào Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các hoạt động xã hội. Vai trò của đảng viên sinh viên trong các hoạt động này đã tạo động lực lớn, thúc đẩy sự phát triển của các phong trào đoàn thể, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng của Đảng trong thanh niên.
Thiếu uý bất chấp hiểm nguy cứu người gặp nạn ở điểm sạt lở Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thiếu uý bất chấp hiểm nguy cứu người gặp nạn ở điểm sạt lở

TTTĐ - Thiếu uý Bàn Văn Lư, sinh năm 2000, là Phó Bí thư Chi đoàn Công an xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã dũng cảm, bất chấp nguy hiểm cứu người gặp nạn tại điểm sạt lở đất. Anh là một trong những tấm gương tiêu biểu được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2024 của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Bài 2:  Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cho Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cho Đảng

TTTĐ - Nhìn vào công tác phát triển Đảng trong sinh viên tại hai thành phố (TP) lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, công tác này luôn được cấp uỷ các cấp quan tâm, chú trọng. Tuy số lượng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng nhưng đây là việc cần làm và phải làm xuyên suốt qua các nhiệm kỳ để có một lực kế cận xây dựng và phát triển Đảng.
Học tập, rèn luyện để có thể… hỗ trợ người yếu thế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Học tập, rèn luyện để có thể… hỗ trợ người yếu thế

TTTĐ - Điểm GPA 3.73/4, điểm rèn luyện 91, Mai Thị Lành là sinh viên đầu tiên của khoa Giới và Phát triển trở thành thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc Học viện Phụ nữ Việt Nam. Với chuyên ngành theo học Lành mong muốn có thể hỗ trợ được nhiều người, đặc biệt người yếu thế.
Xem thêm