Tag

Nỗi day dứt khôn nguôi của thầy giáo quân hàm xanh xoá mù chữ

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 30/10/2024 08:54
aa
TTTĐ - Từ năm 2019 đến nay, anh Lò Văn Thoại tham gia vào công tác xoá mù chữ ở nhiều bản vùng cao tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với đồng bào, anh đã giúp người dân ở đây từng bước nhận biết được chữ, số; sử dụng điện thoại…
Hành trình nhân văn của thầy giáo Hà Nội Thầy giáo khuyết tật tạo việc làm cho những người đồng cảnh

Nặng tình quân dân nơi biên giới

Anh Lò Văn Thoại, sinh năm 1981, là Đại uý Quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên Đội vận động quần chúng của Đồn Biên phòng Nậm Lạnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La.

Là người dân tộc Lào, sinh ra và lớn lên tại bản Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, anh thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của người dân địa phương. Chính điều đó đã thôi thúc anh cố gắng nỗ lực để vươn tới tương lai tươi sáng.

Đại uý Lò Văn Thoại kể, đầu năm 2022, thực hiện quyết định điều động của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La, anh được về nhận công tác tại Đồn Biên phòng Nậm Lạnh - đơn vị quản lý tại xã Nậm Lạnh và Mường Và. Đây cũng là hai xã rất xa, đường xá đi lại vô cùng khó khăn. Người dân địa phương trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển, đặc biệt là các bản giáp biên giới.

Thầy giáo
Đại uý Lò Văn Thoại dạy học xoá mù chữ cho đồng bào vùng biên giới

Dù biết nơi vùng biên khó khăn nhưng là nhân viên đội Vận động quần chúng, nên anh luôn đau đáu muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp người dân thay đổi hủ tục và phát triển.

“Năm 2022, trong một lần công tác tại xã Mường Và, khi đi đến bản Pá Khoang - cách trung tâm xã khoảng 20km, chúng tôi chỉ nghĩ chắc đi khoảng 40 - 50 phút sẽ tới bản nhưng rồi lội qua suối, vượt qua đèo hơn hai tiếng đồng hồ, trong điều kiện thời tiết nắng, mới lên tới nơi. Nếu trời đổ mưa thì có thể nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Ở Pá Khoang 2 ngày, chúng tôi nhận thấy nơi đây còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đường xá, đi lại; về kinh tế, văn hóa, xã hội; tình trạng tái mù chữ và mù chữ; tảo hôn liên tục diễn ra”, anh Thoại chia sẻ.

Tình trạng đó đã khiến người lính trẻ luôn băn khoăn, day dứt khôn nguôi - làm thế nào giúp được bà con nơi đây biết đọc chữ, biết viết tên của họ, biết đọc báo, biết phương pháp làm kinh tế hộ gia đình, áp dụng tiến bộ khoa học vào lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.

Điều đầu tiên anh nghĩ, trước hết bà con phải biết chữ thì mới làm được việc khác, mới thoát được nghèo đói. Như thế nên anh Thoại đã phối hợp với cấp ủy, cán bộ ở bản rà soát, lập danh sách các trường hợp tái mù chữ và mù chữ, đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy đơn vị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp để mở lớp xóa mù chữ tại bản Pá Khoang. Từ đó, anh được cấp ủy, chỉ huy đơn vị phân công trực tiếp giảng dạy đồng bào.

Lớp học
Mỗi buổi tối, thầy giáo quân hàm xanh lại miệt mài lên lớp dạy học cho đồng bào

Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc

Lúc đầu, công tác vận động học viên đến lớp của Đại uý Thoại cũng gặp không ít khó khăn, vì nhiều người ở đây là lao động chính trong nhà. Ban ngày, họ phải đi làm nương, nên lớp học phải mở vào buổi tối. Tuy nhiên, sau nhiều lần tuyên truyền vận động, từ lớp có 7 - 8 học viên vào một số buổi đầu, đến nay đã có 24 người tham gia với độ tuổi từ 14 - 45.

“Những buổi đầu tiên lên lớp, tôi cũng gặp không ít khó khăn vì học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ già tới trẻ, ai cũng lâu rồi không cầm bút. Vì vậy, đôi khi, tôi phải cầm tay học viên viết những nét chữ ê, a... đặc biệt là học ghép chữ, ghép vần... nhưng với phương châm “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, tôi không quản ngại khó khăn; tích cực nghiên cứu tài liệu, phương pháp giảng dạy phù hợp”, Đại uý Thoại chia sẻ.

Thế rồi, không phụ công miệt mài của người thầy quân hàm xanh, các học viên từ không biết chữ, số, điện thoại, sau hơn 5 tháng đi học, đã có thể tự đọc, viết, lưu tên người thân trên điện thoại và ngày càng thích đến lớp.

Các học viên của anh Thoại đã nhận thức được việc học chữ không chỉ giúp họ đọc hiểu sách, mà còn giúp ích rất nhiều trong cuộc sống thường ngày như: Quan tâm đến việc học tập, chăm sóc sức khỏe cho con cái, biết chăn nuôi làm kinh tế và tự tin hơn khi giao tiếp...

Cũng từ đó, Đại uý Lò Văn Thoại rất cảm động khi được bà con Nhân dân bản Pá Khoang gọi với cái tên trìu mến “Thầy giáo Thoại” hay “Thầy giáo quân hàm xanh”. Những tình cảm ấy càng tiếp thêm động lực cho anh trong giảng dạy cũng như hướng dẫn học viên và Nhân dân làm ăn, phát triển kinh tế.

Lớp học
Học viên tham gia lớp xoá mù chữ có nhiều độ tuổi khác nhau

Trong mỗi buổi học, làm việc cùng Nhân dân, anh thường xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền việc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, an ninh - quốc phòng, để Nhân dân biết được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phần tử xấu thường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương.

“Tôi luôn mong muốn, các học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ biết vận dụng kỹ năng, phương pháp phát triển kinh tế hộ gia đình, quan tâm nhiều hơn đến việc học tập, chăm sóc sức khỏe cho con cái, vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống sẽ không còn xảy ra, góp phần cùng địa phương xây dựng quê hương, bản làng ngày càng giàu đẹp; tham gia cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”, Đại uý Thoại bày tỏ.

Với những đóng góp tích cực của Đại uý Lò Văn Thoại cho sự nghiệp giáo dục và công tác vận động quần chúng, anh được nhận nhiều giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La; Hội Khuyến học tỉnh Sơn La và đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến của Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La.

Anh cũng là một trong những tấm gương thầy cô giáo tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2024 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

Đọc thêm

Nguồn động lực bất tận để nữ sinh Công nghệ chinh phục khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nguồn động lực bất tận để nữ sinh Công nghệ chinh phục khoa học

TTTĐ - Ngay từ năm nhất đại học đã có bài báo đăng tải tại hội nghị quốc tế, giành nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp khoa, trường… là những thành tích nổi bật Nguyễn Bảo Dung, sinh viên trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đạt được. Dung là một trong 20 gương mặt được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam” năm 2024
Hành trình “Tình nguyện mùa đông” của tuổi trẻ quận Tây Hồ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tình nguyện mùa đông” của tuổi trẻ quận Tây Hồ

TTTĐ - Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên - Hội Liên hiệp Thanh niên - Hội đồng Đội quận Tây Hồ, Hà Nội phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an vừa tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa đông”, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Hành trình chạm trái tim, kết nối người khuyết tật với cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình chạm trái tim, kết nối người khuyết tật với cộng đồng

TTTĐ - Với sứ mệnh kết nối người khuyết tật với cộng đồng và tạo ra sân chơi bổ ích, dự án Iron Run ra đời là tâm huyết và sáng kiến của các bạn học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không chỉ hướng tới việc cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật, dự án còn lan tỏa thông điệp về sự đồng cảm, sẻ chia và tinh thần đoàn kết.
Bài 4: Phát triển thế hệ đảng viên mới có sức trẻ, tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 4: Phát triển thế hệ đảng viên mới có sức trẻ, tri thức

TTTĐ - Xác định mục tiêu vào Đảng đúng đắn cho sinh viên là một thực tế nhiều trăn trở, bởi đây vừa là một nguồn lực, vừa là một bộ phận có những phẩm chất đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, bổ sung nguồn lực và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.
“Đóa hoa khuyết” truyền cảm hứng đến cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Đóa hoa khuyết” truyền cảm hứng đến cộng đồng

TTTĐ - Không may mắn khi cuộc sống phải gắn liền với chiếc xe lăn nhưng bằng nghị lực và khát khao vươn lên chị Đỗ Thu Hương, Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn giới thiệu, tạo việc làm cho người khuyết tật khác. Chị Hương cũng là tấm gương truyền cảm hứng, năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt các bạn trẻ .
Bài 3: Lan toả những tấm gương đảng viên sinh viên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Lan toả những tấm gương đảng viên sinh viên

TTTĐ - Một trong những thành tựu lớn của công tác phát triển Đảng trong sinh viên là nhiều đảng viên sinh viên đã trở thành những người lãnh đạo, nòng cốt trong các phong trào Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các hoạt động xã hội. Vai trò của đảng viên sinh viên trong các hoạt động này đã tạo động lực lớn, thúc đẩy sự phát triển của các phong trào đoàn thể, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng của Đảng trong thanh niên.
Cô gái khuyết tật và sức mạnh của ước mơ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái khuyết tật và sức mạnh của ước mơ

TTTĐ - Lê Thúy Hằng là một trong 38 gương thanh niên khuyết tật được tuyên dương trong chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức. Cô gái quan niệm rằng, dám ước mơ cũng là một dạng sức mạnh.
Thiếu uý bất chấp hiểm nguy cứu người gặp nạn ở điểm sạt lở Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thiếu uý bất chấp hiểm nguy cứu người gặp nạn ở điểm sạt lở

TTTĐ - Thiếu uý Bàn Văn Lư, sinh năm 2000, là Phó Bí thư Chi đoàn Công an xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã dũng cảm, bất chấp nguy hiểm cứu người gặp nạn tại điểm sạt lở đất. Anh là một trong những tấm gương tiêu biểu được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2024 của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Bài 2:  Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cho Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cho Đảng

TTTĐ - Nhìn vào công tác phát triển Đảng trong sinh viên tại hai thành phố (TP) lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, công tác này luôn được cấp uỷ các cấp quan tâm, chú trọng. Tuy số lượng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng nhưng đây là việc cần làm và phải làm xuyên suốt qua các nhiệm kỳ để có một lực kế cận xây dựng và phát triển Đảng.
Học tập, rèn luyện để có thể… hỗ trợ người yếu thế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Học tập, rèn luyện để có thể… hỗ trợ người yếu thế

TTTĐ - Điểm GPA 3.73/4, điểm rèn luyện 91, Mai Thị Lành là sinh viên đầu tiên của khoa Giới và Phát triển trở thành thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc Học viện Phụ nữ Việt Nam. Với chuyên ngành theo học Lành mong muốn có thể hỗ trợ được nhiều người, đặc biệt người yếu thế.
Xem thêm