Tag

Nguồn động lực bất tận để nữ sinh Công nghệ chinh phục khoa học

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 29/10/2024 08:39
aa
TTTĐ - Ngay từ năm nhất đại học đã có bài báo đăng tải tại hội nghị quốc tế, giành nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp khoa, trường… là những thành tích nổi bật Nguyễn Bảo Dung, sinh viên trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đạt được. Dung là một trong 20 gương mặt được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam” năm 2024
20 sinh viên xuất sắc nhận giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ”

Theo đuổi đam mê

Ngay từ khi học cấp 2, Dung đã có niềm đam mê lớn với môn Toán. Nguồn cảm hứng với môn học này của cô gái trẻ đã được truyền lại từ cả bố và mẹ. Trước kỳ thi vào cấp ba, Dung quyết định thử sức bản thân thi vào khối chuyên Toán của Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi đó, cô gái trẻ quyết tâm rời Nghệ An ra Hà Nội học tập, theo đuổi đam mê.

“Vào trường, mình biết đến đội dự tuyển thi Olympic Tin học cấp quốc gia. Khi học trong đội dự tuyển gặp những bài toán tin học hóc búa mình càng quyết tâm chinh phục chúng. Đó cũng là lúc mình nhận ra tương lai sẽ gắn liền với lĩnh vực Khoa học máy tính (Computer Science), dù cho lĩnh vực này được cho là khó đối với nữ giới”, Dung chia sẻ.

Nguyễn Bảo Dung
Nguyễn Bảo Dung

Tốt nghiệp THPT, Dung được tuyển thẳng vào ngành Khoa học máy tính, khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Được học đúng ngành yêu thích, cô gái trẻ càng muốn khám phá, tìm hiểu sâu hơn. Vì thế, Dung tham gia nghiên cứu khoa học từ rất sớm.

Ngay khi mới “chân ướt, chân ráo” vào trường đại học, Dung đã được nhận vào làm nghiên cứu sinh của phòng Thí nghiệm tương tác người - máy. Với vốn kiến thức về trí tuệ nhân tạo tự học từ những năm cấp 3, cộng với sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ thầy hướng dẫn, cô gái trẻ sớm xác định được đề tài và hướng nghiên. Chỉ sau 6 tháng tham gia nghiên cứu, Dung đã có một bài báo tại hội nghị Quốc tế KSE 2023.

Đây là một trong những dấu mốc đầu tiên trong quá trình nghiên cứu của Dung. Hướng nghiên cứu này cũng giúp cô gải trẻ đạt giải Nhất trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa và giải Nhì cấp trường. Những thành tích đáng ngưỡng mộ này Dung đạt được ngay trong năm đầu đại học khiến bạn bè nể phục.

Ngoài học tập, Bảo Dung tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Hội
Ngoài học tập, Bảo Dung tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Hội

Trong số những nghiên cứu đã thực hiện, Dung tâm đắc nhất với đề tài về độ dễ bị tấn công thành viên của dữ liệu trong mô hình học máy trong trí tuệ nhân tạo. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, đề tài này đã đạt giải Nhất cấp khoa. Khi đó Dung là sinh viên năm hai duy nhất đạt giải Nhất và nghiên cứu được thực hiện độc lập không theo nhóm như các đề tài khác.

Trong học tập, nghiên cứu khoa học, Dung xác định kỹ năng quản lý thời gian là quan trọng nhất. Cô gái trẻ luôn cố gắng tối ưu hoá thời gian, chủ động nắm bắt kiến thức các môn học. Vì vậy, Dung luôn nằm trong top 8 những sinh viên có điểm trung bình GPA cao nhất ngành. Tuy nhiên, cô gái trẻ cũng xác định, ngoài chuyên môn, phải có kỹ năng mềm. Dung học hỏi, rèn luyện những kỹ năng này qua vai trò Bí thư Chi đoàn và Ủy viên Ban Chấp hành Liên chi Đoàn khoa Công nghệ thông tin.

Bản thân là nguồn động lực bất tận

Nguồn động lực bất tận để nữ sinh Công nghệ chinh phục khoa học

Quá trình nghiên cứu, khó khăn Dung gặp phải nhiều nhất chính là sức khoẻ của bản thân. “Trong thời gian nghiên cứu, mình phát hiện ra có dấu hiệu cuồng công việc, bỏ mặc sức khoẻ bản thân. Mình bắt đầu bị bệnh đau nửa đầu và xuất hiện các triệu chứng sức khoẻ khác. Điều này khiến mình phải nhìn nhận lại, chọn một thời gian biểu sinh hoạt và làm việc khoa học hơn. Mình dành thời gian cuối ngày sau các lớp học để tập thể dục thể thao, tập thiền để giải tỏa stress bởi sức khỏe có “hợp tác” mình mới làm việc tốt được”, Dung tâm sự.

Theo Dung, kỹ năng mấu chốt, quan trọng nhất trong nghiên cứu khoa học chính là quản lý thời gian. Cô gái trẻ cho biết, từng nghe một người thầy nói rằng ai cũng có 24 giờ một ngày như nhau, tại sao lại có người đạt được nhiều thành tích, người lại chẳng có gì trong tay. Bạn phải biết quản lý thời gian ra sao để có thể tối ưu công việc nghiên cứu mà vẫn nắm bắt được hoạt động khác. Quản lý tốt thời gian giúp chúng ta có thể đạt được những cột mốc tốt và nhanh hơn rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.

Nguồn động lực bất tận để nữ sinh Công nghệ chinh phục khoa học

Dung luôn chia đều quỹ thời gian trong ngày cho cả công việc lẫn cuộc sống. Cô gái trẻ có một thói quen, cuối ngày, sẽ ngồi lại tổng kết đã “chi tiêu” thời gian như thế nào, làm sao để sử dụng nó hiệu quả hơn nữa vào ngày hôm sau. Nhiều bạn trẻ thắc mắc, làm thế nào duy trì động lực học tập và theo đuổi khoa học? Dung cho rằng, động lực luôn là một nguồn lực có giới hạn, điều quan trọng là làm sao mình có thể giữ cho nguồn cung cấp động lực ấy vô hạn.

“Với mình, người tạo ra động lực học tập và theo đuổi khoa học không phải ai khác mà chính là bản thân. Những thói quen tốt như quản lý thời gian, tập thể dục thể thao giảm stress, mở rộng vòng tròn mối quan hệ với các chuyên gia và bạn bè… có thể là những kỹ năng rời rạc. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình, đó là nơi sinh ra nguồn động lực dồi dào nhất bồi đắp cho đam mê, quyết tâm của bản thân mỗi người”, Dung tâm sự.

Đọc thêm

Hành trình “Tình nguyện mùa đông” của tuổi trẻ quận Tây Hồ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tình nguyện mùa đông” của tuổi trẻ quận Tây Hồ

TTTĐ - Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên - Hội Liên hiệp Thanh niên - Hội đồng Đội quận Tây Hồ, Hà Nội phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an vừa tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa đông”, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Hành trình chạm trái tim, kết nối người khuyết tật với cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình chạm trái tim, kết nối người khuyết tật với cộng đồng

TTTĐ - Với sứ mệnh kết nối người khuyết tật với cộng đồng và tạo ra sân chơi bổ ích, dự án Iron Run ra đời là tâm huyết và sáng kiến của các bạn học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không chỉ hướng tới việc cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật, dự án còn lan tỏa thông điệp về sự đồng cảm, sẻ chia và tinh thần đoàn kết.
Bài 4: Phát triển thế hệ đảng viên mới có sức trẻ, tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 4: Phát triển thế hệ đảng viên mới có sức trẻ, tri thức

TTTĐ - Xác định mục tiêu vào Đảng đúng đắn cho sinh viên là một thực tế nhiều trăn trở, bởi đây vừa là một nguồn lực, vừa là một bộ phận có những phẩm chất đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, bổ sung nguồn lực và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.
Hoa hậu H’Hen Niê xúc động với câu chuyện của người thầy Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa hậu H’Hen Niê xúc động với câu chuyện của người thầy

TTTĐ - Hoạt động giao lưu trực tuyến lần thứ 2 trên TikTok với chủ đề “10 năm kể chuyện dạy học hạnh phúc”, thuộc chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2024. Là một trong 3 vị khách mời của chương trình, Hoa hậu H’Hen Niê đã rất xúc động với câu chuyện về các thầy cô giáo.
“Đóa hoa khuyết” truyền cảm hứng đến cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Đóa hoa khuyết” truyền cảm hứng đến cộng đồng

TTTĐ - Không may mắn khi cuộc sống phải gắn liền với chiếc xe lăn nhưng bằng nghị lực và khát khao vươn lên chị Đỗ Thu Hương, Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn giới thiệu, tạo việc làm cho người khuyết tật khác. Chị Hương cũng là tấm gương truyền cảm hứng, năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt các bạn trẻ .
Bài 3: Lan toả những tấm gương đảng viên sinh viên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Lan toả những tấm gương đảng viên sinh viên

TTTĐ - Một trong những thành tựu lớn của công tác phát triển Đảng trong sinh viên là nhiều đảng viên sinh viên đã trở thành những người lãnh đạo, nòng cốt trong các phong trào Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các hoạt động xã hội. Vai trò của đảng viên sinh viên trong các hoạt động này đã tạo động lực lớn, thúc đẩy sự phát triển của các phong trào đoàn thể, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng của Đảng trong thanh niên.
Cô gái khuyết tật và sức mạnh của ước mơ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái khuyết tật và sức mạnh của ước mơ

TTTĐ - Lê Thúy Hằng là một trong 38 gương thanh niên khuyết tật được tuyên dương trong chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức. Cô gái quan niệm rằng, dám ước mơ cũng là một dạng sức mạnh.
Thiếu uý bất chấp hiểm nguy cứu người gặp nạn ở điểm sạt lở Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thiếu uý bất chấp hiểm nguy cứu người gặp nạn ở điểm sạt lở

TTTĐ - Thiếu uý Bàn Văn Lư, sinh năm 2000, là Phó Bí thư Chi đoàn Công an xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã dũng cảm, bất chấp nguy hiểm cứu người gặp nạn tại điểm sạt lở đất. Anh là một trong những tấm gương tiêu biểu được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2024 của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Bài 2:  Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cho Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cho Đảng

TTTĐ - Nhìn vào công tác phát triển Đảng trong sinh viên tại hai thành phố (TP) lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, công tác này luôn được cấp uỷ các cấp quan tâm, chú trọng. Tuy số lượng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng nhưng đây là việc cần làm và phải làm xuyên suốt qua các nhiệm kỳ để có một lực kế cận xây dựng và phát triển Đảng.
Học tập, rèn luyện để có thể… hỗ trợ người yếu thế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Học tập, rèn luyện để có thể… hỗ trợ người yếu thế

TTTĐ - Điểm GPA 3.73/4, điểm rèn luyện 91, Mai Thị Lành là sinh viên đầu tiên của khoa Giới và Phát triển trở thành thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc Học viện Phụ nữ Việt Nam. Với chuyên ngành theo học Lành mong muốn có thể hỗ trợ được nhiều người, đặc biệt người yếu thế.
Xem thêm