Tag

Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá theo cách của thanh niên

Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông 15/10/2024 16:10
aa
TTTĐ - Tại Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, chị Đinh Thị Thùy Dung, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã tham luận về chủ đề "Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc".
Cầu nối tinh thần, bản sắc, văn hóa Hà Nội và miền Trung - Tây Nguyên Người trẻ gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Mường

Nhận thức sâu sắc về bản sắc văn hoá dân tộc

Chị Đinh Thị Thùy Dung cho rằng, thanh niên là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đầu tiên, thanh niên có thể tham gia vào việc nghiên cứu, khám phá và bảo tồn di sản văn hóa.

Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII chiều 15/10

Chúng ta có thể tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, ngôn ngữ, âm nhạc, mỹ thuật và các yếu tố văn hóa khác của dân tộc. Bằng cách nắm vững kiến thức văn hóa, người trẻ có thể truyền đạt, giới thiệu cho mọi người một cách hiệu quả. Từ đó, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ tránh được nguy cơ bị hòa tan, lai căng, hay bị xuyên tạc và lợi dụng.

Thanh niên có thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa - xã hội nhằm phát triển cộng đồng văn hóa dân tộc; tham gia việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, buổi triển lãm và các hoạt động giao lưu văn hóa trong, ngoài nước.

Người trẻ có thể tham gia vào việc tổ chức các lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thành lập các câu lạc bộ nhảy sạp, cồng chiêng; phục dựng trò chơi dân gian; hay lựa chọn trang phục truyền thống của dân tộc khi tham dự các sự kiện quan trọng. Thông qua các hoạt động này, thanh niên có thể giúp tăng cường nhận thức về văn hóa, tạo ra sự đa dạng, phong phú.

Chị tham luận tại Đại hội
Chị Đinh Thị Thùy Dung tham luận tại Đại hội

Sử dụng công nghệ, ngoại ngữ để lan tỏa

Chị Dung cho rằng, thanh niên có thể sử dụng công nghệ hiện đại và phương tiện truyền thông kết hợp với việc trau dồi ngoại ngữ để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc tới nhiều đối tượng khác nhau.

Hiện nay công nghệ số và truyền thông đang là xu thế của thời đại. Sẽ thật là thiếu sót nếu chúng ta không sử dụng các phương tiện này để giới thiệu và quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc. Chúng ta có thể lập những kênh TikTok, các fanpage dành riêng cho việc đăng tải những bài viết kèm hình ảnh, đoạn video giới thiệu, quảng bá về nét đẹp văn hóa của các vùng miền trên đất nước Việt Nam, có cả phụ đề tiếng Anh để có thể góp phần vào việc truyền tải văn hóa dân tộc đến nhiều người trên thế giới.

“Thời gian gần đây, con gái nhỏ của tôi rất thích xem và hát theo các đoạn hát xẩm trên kênh TikTok của Hà Myo - một nghệ sĩ trẻ tài năng. Việc kết hợp âm nhạc truyền thống với âm nhạc điện tử quả là một sự phá cách độc đáo, mới mẻ. Sự phá cách này đã giúp cho âm nhạc dân gian được tiếp cận gần hơn với giới trẻ, được nhiều bạn trẻ đón nhận”, chị Dung chia sẻ.

Các đại biểu thanh niên Hà Nội
Các hội viên thanh niên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội

Theo chị Dung, chúng ta hãy gắn phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thanh niên có thể khởi nghiệp theo hướng phát triển nghề truyền thống, sản phẩm địa phương, phát triển du lịch cộng đồng gắn với định hướng giữ gìn, phát huy văn hóa bản địa. Đây là những mô hình kinh tế đang phát triển trong những năm gần đây, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn góp phần đáng kể trong việc giữ gìn và quảng bá bản sắc văn hoá địa phương.

"Để làm được điều đó, chúng ta cũng cần phải có sự am hiểu sâu sắc bản sắc văn hóa của địa phương mình; cần được đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng và có nguồn vốn nhất định. Bên cạnh đó, thanh niên cần được trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đúng chuẩn mực", chị Dung cho hay.

Bản sắc là hành trang…

Là một giáo viên trẻ giảng dạy môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật, trong kế hoạch dạy học của mình, chị Dung luôn lồng ghép các nội dung về bản sắc văn hoá, đưa ví dụ thực tế và tạo cơ hội để các em học sinh tự tìm hiểu về phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của quê hương; đồng thời phổ biến đường lối, chủ trương, đặc biệt là các quy định trong việc tham gia hoạt động văn hoá cho học sinh.

thanh niên
Thanh niên Thủ đô góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc

Với vai trò là Bí thư Đoàn trường, chị Dung đã cùng Ban Chấp hành Đoàn trường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động giáo dục và chương trình ngoại khóa như: Sinh hoạt chuyên đề với chủ đề “Bản sắc là hành trang”; tổ chức tham quan trải nghiệm thực tế tại các làng nghề truyền thống, các khu di tích lịch sử; tổ chức các cuộc thi làm bánh chưng, viết thư pháp…

“Để thanh niên có thể làm tốt và phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các tổ chức Đoàn cũng cần tạo ra nhiều hơn nữa các sân chơi, diễn đàn và tổ chức các hoạt động để thu hút đông đảo thanh niên tham gia; hỗ trợ thanh niên thực hiện các dự án liên quan đến văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc.

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để thúc đẩy đất nước. Chính bởi lẽ đó, bản sắc văn hoá dân tộc ta sẽ mãi là hành trang và động lực để thanh niên tiến vào kỉ nguyên mới, tô thắm thêm truyền thống ngàn năm văn hiến”, chị Dung nói.

Đọc thêm

Phối hợp áp dụng các chế tài xử lý vi phạm giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Phối hợp áp dụng các chế tài xử lý vi phạm giao thông

TTTĐ - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra, lực lượng chức năng đang tích cực duy trì cao điểm xử lý vi phạm, đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, nhà trường.
Phụ huynh nêu gương, học sinh giảm vi phạm giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Phụ huynh nêu gương, học sinh giảm vi phạm giao thông

TTTĐ - Sau 3 tuần triển khai cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh trên địa bàn TP Hà Nội, việc chấp hành pháp luật của học sinh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc chấp hành của một bộ phận phụ huynh học sinh còn hạn chế, đây là vấn đề ý thức, trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ đối với sự an toàn của con em mình.
Hiệu quả tích cực từ mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Hiệu quả tích cực từ mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

TTTĐ - Để tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn giao thông, hiện trên địa bàn TP Hà Nội, nhiều trường học các cấp đang triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông (ATGT). Hiệu quả của mô hình này rất khả quan khi ý thức của học sinh, phụ huynh về ATGT từng bước được nâng lên.
Thanh niên Thủ đô xung kích trên "mặt trận" giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thanh niên Thủ đô xung kích trên "mặt trận" giao thông

TTTĐ - Tuổi trẻ Thủ đô xác định rõ trách nhiệm và phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục và trở thành ý thức tự thân của mỗi bạn trẻ.
Đổi mới phương pháp tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh Nhịp sống trẻ

Đổi mới phương pháp tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh

TTTĐ - Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành đã đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa tham gia giao thông cho lứa tuổi học sinh, sinh viên, song ý thức tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên hiện nay còn chưa tốt. Để nâng cao ý thức của người trẻ, các cơ quan liên quan cần sự đổi mới trong phương pháp giáo dục và tuyên truyền.
Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông" Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông"

TTTĐ - UBND phường Cống Vị (quận Ba Đình) vừa tổ chức ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm học sinh vi phạm giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm học sinh vi phạm giao thông

TTTĐ - Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn diễn ra phổ biến, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho các em học sinh. Đồng thời, cơ quan chức năng tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh năm học 2024 - 2025.
Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Nỗ lực thay đổi nhận thức của người trẻ về an toàn giao thông Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Nỗ lực thay đổi nhận thức của người trẻ về an toàn giao thông

TTTĐ - Chương trình đào tạo quốc tế Autosobriety Training Program 2024 được khởi động nhằm nâng cao nhận thức của bạn trẻ về tác hại của việc điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia tại Việt Nam.
Xem thêm