Tag
Ghi chép chân thực từ “bức tường lửa” biên cương chống dịch Covid-19

Bài cuối: Ai sẽ cứu những phận người “vượt biên bằng mọi giá”?

Phóng sự 26/11/2020 07:22
aa
TTTĐ - Trước đoàn người rồng rắn “vượt biên”, nhiều đồn biên phòng ở Cao Bằng đã phải tích trữ cả một căn phòng đầy mì tôm để chống đói cho bà con sau khi bị bắt giữ vì xuất nhập cảnh trái phép. Nhiều người đói khát, bê bết bùn đất, gặp mì tôm sống ăn luôn, nhai ngấu nghiến.
Một chốt kiểm soát dịch bệnh do lực lượng biên phòng lập để ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép
Một chốt kiểm soát dịch bệnh do lực lượng biên phòng lập để ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép
Kỳ 1:Bắt tổ ong vò vẽ, bẻ hoa chuối rừng để gồng mình chống dịch

Bất chấp Covid-19, vượt biên để trở thành của độc, của hiếm

Xuất cảnh trái phép, vi phạm hẳn hoi, được “đón về” tại đường biên mốc giới, không ai trách phạt câu nào, được cơm bưng nước rót 14 ngày trong khu cách ly y tế, được hỗ trợ ăn ở, đi lại, tiễn ra tận bến xe, mua vé cho hồi hương… Ngần ấy chăm bẵm, thế mà vừa chia tay cán bộ hỗ trợ nhân đạo cho họ sau quá tìrnh xuất cảnh trái phép, họ lại ngay lập tức vòng về biên ải để vượt biên tiếp?

Tại sao? Tại vì đói nghèo và thiếu hiểu biết, hai cái luẩn quẩn này khiến họ chưa tìm được lối ra. Ai sẽ giúp họ thoát ra khỏi được hai cái vòng kim cô kia?

Lý do rất đơn giản để họ vượt biên về: Bị chính sách xử lý quyết liệt, nặng nề, nghiêm khắc với các đối tượng cư trú trái phép của Trung Quốc “dồn” đến chỗ không dám lưu lại xứ người thêm một giờ, một ngày nào nữa. Cái thứ hai, kể cả ở lậu được, thì giữa mùa dịch bệnh, doanh nghiệp và hộ sản xuất đều lao đao, chả ai thuê mướn. Ở đó thì chết đói. Với các nghề nhạy cảm mà rất nhiều chị em theo đuổi: quán bar, vũ trường, chỗ tụ bạ đổ đốn, giờ tan hoang vì Covid-19, chả ai ngó ngàng. Đói đầu gối phải… bò về.

Đó là chuyện của kẻ về, về rồi lại sang tiếp với hy vọng lần này sẽ không bị tóm cổ đẩy về nữa. Còn người đi thì sao?

Như bài trước phân tích, có một nhóm người buộc phải sang Trung Quốc để giải quyết nốt các vấn đề “ân oán” nợ nần. Có bà chửa sắp đẻ đến nơi mà mình là người đẻ thuê, phải sang đó để giao con lấy hơn 200 triệu đồng chứ. Không lẽ, cấy phôi từ tinh trùng người lạ vào người rồi, sắp đẻ rồi, không sang đẻ như cam kết thì mất trắng mấy trăm triệu, lại phải nuôi con người nào đó suốt đời giữa tận cùng khố khó ư? Có người đẻ xong, bị đẩy đuổi về, tiền chưa hề nhận, giờ phải sang chứ. Tương tự, nhiều người vẫn đói nghèo như bao năm qua, vẫn muốn đi làm ăn như cũ theo đường dây cũ, cứ đi với hy vọng cư trú bất hợp pháp được như bao năm trước. Đặc biệt, lúc này, người làm thuê, người “dịch vụ” về quê hết rồi, khách đang khan hàng, nếu mình sang thì là của độc/ của hiếm/ của đắt đỏ. Tóm lại tiền sẽ được nhiều hơn khi trước.

Đấy là chưa kể, nhiều người giả ngô giả nghê, ương bướng có ý bất chấp luật pháp để làm bậy. Có người vượt biên bị bắt, ăn vạ bảo là tôi đi lạc vào vùng biên, có sai phạm gì đâu mà cứ bắt nạt dân. Nếu phạt ta chả có tiền, có mỗi con dao đi chặt mía thuê, tịch thu thì lấy luôn đi. Có người nhập cảnh trái phép xong, cán bộ đến đưa đi cách ly, còn kiên quyết không đi, đòi phải trả tiền công 200.000 đồng/ngày mà lẽ ra anh ta đi làm thuê có được thì mới “ok”. Có ông ở Bảo Lạc, Cao Bằng, thương thảo với đồn trưởng đồn Cô Ba: “Cho con ta đi cách ly, phải trả tiền nó và tối nó cách ly, ngày về đi nương nhé!”. Chung quy vì tiền cả.

Một số tổ chốt, cán bộ chiến sỹ sinh hoạt trong ánh đèn dầu

Ông Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết: “Cao Bằng có đường biên giới dài hơn 333km. Có cửa khẩu quốc tế, song bà con hầu như không “hồi hương” theo đường chính thức đó. Rất nhiều bà con, hầu hết người dân nghèo, lại có đường dây móc nối đón sang bên kia để làm ăn. Trong quá trình kiểm tra chống dịch Covid-19 dạt về, cơ quan chức năng cũng phát hiện ra nhiều tội phạm, các đối tượng bị truy nã.

Giữa lúc cao điểm dịch Covid-19, sang đó, bà con không tìm được việc lại bị đẩy đuổi về. Có người trốn về, bị cách ly, lại trốn đi, bị giữ lại và vào khu cách ly đợt 2 luôn. Mà bây giờ chế tài chưa có, phạt về xuất nhập cảnh trái phép mấy triệu đồng, bà con cũng chẳng có gì để nộp phạt.

Đợt dịch lần 1, phương tiện công cộng không được về đến Hà Nội, xe bus bị cấm hết. Trong khi hết cách ly, bà con vẫn phải được trả về các tỉnh, chẳng lẽ tỉnh Cao Bằng phải đưa từng người, ví dụ ở tít miền Trung hay Kiên Giang, về quê họ sao? Lấy đâu ra kinh phí? Chúng tôi chỉ còn cách là đánh công văn vào tỉnh, công dân này đến ngày này hết cách ly, Cao Bằng sẽ tổ chức chuyến xe đưa họ về Hà Nội để “tỉnh bạn” mua vé tàu xe cho họ về. Vả lại, đói quá thì người ta phải đi làm ăn, họ nghĩ đơn giản có đường dây dắt đi là đi thôi. Áp giải về, có thể bà con không về nhà mà lộn lại, vượt biên đi làm ăn tiếp…”.

Lực lượng Biên phòng tuần tra biên giới, chống dịch Covid-19
Lực lượng Biên phòng tuần tra biên giới, chống dịch Covid-19

Thượng tá Phạm Vũ Dương, Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng cho PV Tuổi trẻ Đời sống biết: "“Từ khi dịch bệnh Covid-19 (đầu năm 2020) xuất hiện ở Việt Nam, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép có diễn biến rất phức tạp. Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã trải qua khoảng 6 tháng “căng mình” chốt chặn ở các khu vực trọng yếu. Cơ sở vật chất tại các vị trí chốt đều là nhà bạt tạm ở nơi hiểm trở, xa xôi nên cán bộ chiến sỹ tham gia chốt chặn gặp nhiều khó khăn. Mùa đông thì rét mướt, sương mù dày đặc ẩm ướt, mùa hè thì nắng nóng kinh khủng mà không có điện. Anh em vẫn phải duy trì lực lượng. Có những chốt, anh em phải đi lấy nước rất xa, phải sinh hoạt trong ánh đèn dầu.

Chưa hết, sau khi ngăn chặn quyết liệt thì các đối tượng lợi dụng đêm tối và đi xuyên rừng vòng qua các tổ trại kiểm soát của ta nên gây nhiều khó khăn. Tuy nhiên chúng tôi đã bố trí nhiều điểm, nhiều lớp để ngăn chặn tối đa tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, gây ra hiểm họa lây truyền dịch bệnh Covid-19.

Sau khi dịch tạm lắng (đợt 1) thì các lực lượng khác cơ bản rút về, riêng bộ đội biên phòng vẫn chốt chặn từ khi có dịch đến nay, thậm chí còn được tăng cường thêm lực lượng. Bộ Chỉ huy chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tăng cường trực 24/24, nhằm ngăn chặn tuyệt đối xuất nhập cảnh trái phép, nhất là khi đợt dịch Covid-19 thứ hai bùng phát như hiện nay. Đã có 114 điểm chốt chặn và duy trì lực lượng cơ động tuần tra kiểm soát!”.

Thượng tá Phạm Vũ Dương nhấn mạnh: Tính từ đầu năm 2020 đến nay, bộ đội biên phòng đã chủ trì bắt giữ 7 vụ với 12 đối tượng có hành vi tổ chức môi giới đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc. Thủ đoạn của chúng rất tinh vi. Thứ nhất là hành trình đưa đối tượng vượt biên được chia nhỏ thành từng công đoạn, với từng chặng đường, từng người/ nhóm người phụ trách khác nhau. Đến đoạn nào thì ai dẫn đi, từ trong TP HCM ra đến sân bay Tân Sơn Nhất là ai đón, sau đó xuống sân bay thì ai đón và đến Thái Nguyên họ dừng lại.

Có người dẫn lên xe đi Cao Bằng. Lên đến nơi lại có đối tượng khác dẫn đi. Họ phân chia ra rất nhiều giai đoạn và để đấu tranh tìm ra đường dây là cả một quá trình khó khăn. Thứ hai, các đối tượng chủ yếu sử dụng zalo và mạng wechat của Trung Quốc để liên lạc giao dịch với nhau, rất khó về cả phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng biên phòng để điều tra xử lý.

Trước đoàn người rồng rắn “vượt biên”, nhiều đồn biên phòng ở Cao Bằng đã phải tích trữ cả một căn phòng đầy mì tôm để chống đói cho bà con sau khi bị bắt giữ vì xuất nhập cảnh trái phép. Nhiều người đói khát, bê bết bùn đất, gặp mì tôm sống ăn luôn, nhai ngấu nghiến.

Các bi kịch kia tồn tại và khó xử lý, do đâu? Có lẽ, bên cạnh nhắc nhở và hỗ trợ nhân đạo, chúng ta cũng cần tuyên truyền xử lý nghiêm các đối tượng tái phạm với các hành vi xuất nhập cảnh trái phép. Quy định luật pháp đã có, chỉ cần hành động quyết liệt để nâng cao tính răn đe. Mặt khác, tận tụy tìm sinh kế giúp bà con ổn định cuộc sống trong nội địa. Chỉ như thế, chúng ta mới phòng ngừa tốt nhất đại dịch Covid-19, đồng thời thực hiện một cách nhân văn nhất các chính sách an sinh xã hội.

Đọc thêm

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Xem thêm