Tag

Thừa Thiên Huế: Trao sinh kế bền vững cho 1.000 nữ nông dân nghèo

Xã hội 24/07/2024 21:07
aa
TTTĐ - Từ tháng 9/2023 đến tháng 7/2024, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên - Huế giúp 1.000 nữ nông dân trên địa bàn 6 xã khó khăn, đặc biệt khó khăn phát triển sinh kế bền vững với tổng số vốn viện trợ hơn 4,9 tỷ đồng.
Hỗ trợ sinh kế bền vững cho 50 hộ nông dân tỉnh Hòa Bình Năm 2023 sẽ có 10.000 hộ ngư dân nghèo được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững
Hội thảo tổng kết dự án “Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế”
Hội nghị tổng kết dự án “Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế”

Trao cơ hội cải thiện sinh kế

Theo đó, từ tháng 9/2023 đến hết tháng 7/2024, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện Dự án “Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế” với tổng số vốn viện trợ hơn 4,9 tỷ đồng.

Qua triển khai 30 lớp tập huấn cho hơn 1.500 nữ nông dân, dự án lựa chọn 1.000 nữ nông dân trên địa bàn 6 xã khó khăn, đặc biệt khó khăn gồm: Phú Gia, Phú Diên (thuộc huyện Phú Vang), Giang Hải, Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) và Phong Chương, Điền Hương (huyện Phong Điền) giúp phát triển kinh tế theo mô hình phù hợp năng lực, điều kiện của bản thân. Trong đó, có hơn 200 phụ nữ là người khuyết tật được trao cơ hội cải thiện sinh kế.

Bà Lê Thị Hiền, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, điểm đặc biệt của dự án là thiết lập đường dây nóng, tạo cơ chế phản hồi hai chiều công khai, minh bạch, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, gửi góp ý và thắc mắc.

Điều này không chỉ đảm bảo trách nhiệm giải trình xuyên suốt trong quá trình quản lý, thực hiện dự án mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng, từ đó nâng cao hiệu quả và tác động lan tỏa của các hoạt động hỗ trợ.

Bà con nông dân tại 6 xã khó khăn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn khởi, vui mừng khi nhận được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững
Bà con nông dân tại 6 xã khó khăn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn khởi, vui mừng khi nhận được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững

Mỗi người tự lập kế hoạch, lựa chọn mô hình sinh kế cho riêng mình. Từ đó, dự án hỗ trợ nguồn vốn 3,2 triệu đồng/người và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho các nữ nông dân.

Khoản hỗ trợ tài chính được cung cấp theo kế hoạch phục hồi sinh kế của hộ gia đình đã được dự án thẩm định về tính khả thi khi triển khai. Tất cả quá trình đều có sự tư vấn, đồng hành của chuyên gia và đặt người dân vào vị trí chủ thể nhằm đảm bảo tính hiệu quả của phục hồi sinh kế khi dự án vận hành.

Bà Vũ Thị Quỳnh Hoa, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng, trong đại dịch COVID-19, phụ nữ và trẻ em gái là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Điều này không chỉ là thực tế ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Họ vừa thiếu hỗ trợ về nguồn lực, vừa hạn chế trong khả năng tự chủ sinh kế, đồng thời gánh trên vai nhiều trách nhiệm chăm sóc gia đình.

Dự án hỗ trợ 6 xã khó khăn, đặc biệt khó khăn tại Thừa Thiên – Huế phát triển sinh kế bền vững với tổng số vốn viện trợ hơn 4,9 tỷ đồng
Dự án hỗ trợ 6 xã khó khăn, đặc biệt khó khăn tại Thừa Thiên – Huế phát triển sinh kế bền vững với tổng số vốn viện trợ hơn 4,9 tỷ đồng

Dự án đã tập trung hỗ trợ các nữ nông dân nghèo, cận nghèo và phụ nữ khuyết tật để họ không chỉ khắc phục những ảnh hưởng ngay sau đại dịch, mà còn thúc đẩy khả năng thích ứng với những khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.

Nâng cao năng lực thích ứng với khủng hoảng

Bà Huỳnh Thị Me, ở thôn Kế Thượng Thanh (xã Phú Diên, huyện Phú Vang) chia sẻ “Gia đình tôi hoàn cảnh vốn đã khó khăn, lại bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 công việc, thu nhập càng bấp bênh, nay nhận được tiền hỗ trợ của dự án tôi rất xúc động vì có tiền giờ gia đình tôi có thể mua các con cây con giống để gia đình có thể phục hồi, phát triển sinh kế gia đình”.

bà Trương Thị Màu 52 tuổi (xã Giang Hải, huyện Phú Lộc) chia sẻ câu chuyện khi tham gia dự án
Bà Trương Thị Màu, 52 tuổi (xã Giang Hải, huyện Phú Lộc) chia sẻ câu chuyện khi tham gia dự án

Là một trong những người hưởng lợi từ dự án, bà Trương Thị Màu 52 tuổi (xã Giang Hải, huyện Phú Lộc) chia sẻ, thuộc hộ nghèo, chồng bà qua đời cách đây 5 năm, để lại ba người con thơ dại. Đại dịch COVID-19 khiến công việc buôn bán của chị bị gián đoạn, kinh tế gia đình càng lao đao.

Bà tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi heo của dự án, cùng với số vốn được hỗ trợ, chị vay mượn thêm để mua 3 con heo giống. Bà nhẩm tính lãi được 4,2 triệu sau 3 - 4 tháng nuôi, “Tôi hy vọng sau lứa nuôi này có thể bán để có tiền trang trải cho các con chuẩn bị bước vào năm học mới, và cũng dành phần vốn để tiếp tục tái đàn vụ sau.”

“Từ ngày chồng tôi mất đi, một mình nuôi ba đứa con ăn học rất áp lực, may có dự án và các cô chú trong Hội Chữ thập đỏ tỉnh, chính quyền địa phương quan tâm, mẹ con tôi đỡ vất vả hơn”, bà Màu xúc động.

Bà Lê Thị Mĩnh là phụ nữ đơn thân và bị khuyết tật ở chân, bày tỏ phấn khởi khi được dự án hỗ trợ vốn để mua heo giống
Bà Lê Thị Mĩnh là phụ nữ đơn thân và bị khuyết tật ở chân, bày tỏ phấn khởi khi được dự án hỗ trợ vốn để mua heo giống

Tương tự, bà Lê Thị Mĩnh, 57 tuổi, là phụ nữ đơn thân và bị khuyết tật ở chân từ nhỏ. Bà sống cùng mẹ già đã gần trăm tuổi trong tại thôn Lương Viên, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Bà Mĩnh chăn nuôi gà nhỏ lẻ nhưng gặp khó khăn do thiếu kỹ thuật, lời lãi không được bao nhiêu.

Tuy gặp khó khăn vận động, bà Mĩnh tham gia không sót buổi tập huấn nào của dự án. “Còn lớp nữa tôi cũng sẽ đi, đi để biết thêm càng tốt, nhờ số vốn dự án hỗ trợ, tôi mua 60 con gà choai về chăn nuôi, nhẩm tính thu được khoảng 7.000.000 đồng sau 3-4 tháng nữa”, bà Mĩnh phấn khởi nói.

Đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam. Các nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo, yếu thế, phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số và người khuyết tật là những nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất. Người lao động nông thôn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là các nữ nông dân, không nằm ngoài bối cảnh chung đó.

Bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết, Chính phủ New Zealand cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19, tập trung vào phục hồi kinh tế cho các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất ở các vùng nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho rằng nâng cao năng lực và hỗ trợ tài chính kịp thời giúp nông dân cải tiến các hoạt động sinh kế
Bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho rằng nâng cao năng lực và hỗ trợ tài chính kịp thời giúp nông dân cải tiến các hoạt động sinh kế

Trong khi các gói cứu trợ đã được chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai thực hiện, cần có thêm các giải pháp hỗ trợ bền vững, đặc biệt nhằm giúp đỡ phụ nữ nông dân ở các vùng nông thôn.

Do đó, kinh nghiệm triển khai dự án đã chứng minh tầm quan trọng của việc thiết kế các hoạt động hỗ trợ dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, đồng thời tăng cường sự tham gia tích cực của họ vào tất cả các hoạt động của dự án để đảm bảo lợi ích thiết thực và lâu dài.

Ngoài ra, sự phối hợp kịp thời giữa các tổ chức địa phương, chính quyền các cấp và các tổ chức cứu trợ trong nước là điều cần thiết để nâng cao năng lực thích ứng với khủng hoảng của người dân.

Đọc thêm

Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng và người dân Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão số 3, dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ, bảo đảm tiêu thoát nước...
Huyện Mê Linh tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Môi trường

Huyện Mê Linh tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

TTTĐ - Sáng nay (8/9), sau khi bão số 3 đi qua, huyện Mê Linh (Hà Nôi) tiến hành kiểm tra đánh giá sửa chữa các hư hỏng các công trình giao thông, đê điều, thủy lợi, phục hổi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng Muôn mặt cuộc sống

Huyện Mỹ Đức vận hành 3 trạm bơm, 7 tổ máy để tiêu úng

TTTĐ - Tính đến 8h ngày 8/9/2024, trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có khoảng 654 ha lúa mùa, 48 cây bóng mát bị đổ do bão số 3. Thực hiện công tác khắc phục, Ban Thường vụ Huyện uỷ Mỹ Đức chỉ đạo cắt bỏ những cây bị đổ, đảm bảo an toàn giao thông; chỉ đạo dọn dẹp, vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; hướng dẫn Nhân dân dựng, buộc lúa.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 Môi trường

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo nhanh tình hình ứng phó, khắc phục thiên tai do bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố.
EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão Muôn mặt cuộc sống

EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực khắc phục hậu quả sau bão

TTTĐ - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi bão số 3 đi qua.
Tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão Muôn mặt cuộc sống

Tập trung xử lý giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo các sở ngành tập trung xử lý, thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân Thủ đô.
Thạch Thất: Mực nước trên sông Tích vượt ngưỡng báo động 1 Môi trường

Thạch Thất: Mực nước trên sông Tích vượt ngưỡng báo động 1

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của huyện Thạch Thất (Hà Nội), đến rạng sáng 8/9, mực nước trên sông Tích đã vượt ngưỡng báo động 1, đạt 7.38m. Trên địa bàn có khoảng 400 héc-ta lúa và hoa màu bị đổ, ngập úng.
Quốc Oai vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu Môi trường

Quốc Oai vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu

TTTĐ - Nhằm ứng phó với tình hình mực nước các sông lên nhanh sau bão số 3, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã vận hành hết công suất 9 trạm bơm tiêu. Đến thời điểm sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người, chưa có sự cố đê điều.
Nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân Môi trường

Nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân

TTTĐ - Báo cáo nhanh của thị xã Sơn Tây sáng 8/9 cho hay, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, 424 cây lấy gỗ, bóng mát bị gãy đổ, một số nhà bị tốc mái.
Hà Nội: Báo động lũ trên sông Tích Môi trường

Hà Nội: Báo động lũ trên sông Tích

TTTĐ - Ngày 8/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên sông Tích.
Xem thêm