Tag
"Chuyện nhặt" về văn hóa ứng xử mùa dịch

Bài 5: Tiếp nối và nuôi dưỡng dòng chảy văn hóa linh thiêng hào hoa

Người Hà Nội 06/10/2021 08:00
aa
TTTĐ - Những câu chuyện được "góp nhặt" trong loạt bài này, đâu đó chúng ta vẫn mắt thấy, tai nghe trong đời sống hàng ngày nhưng thường dễ dàng bỏ qua bởi lí do “ai chẳng có lúc nóng giận”. Ngược lại, chúng ta vẫn cần nhắc cho nhau nghe, đọc, ngẫm và tự điều chỉnh sao cho phù hợp. Đặc biệt là khi thành phố đang đối mặt với “giặc Covid-19” thì việc truyền tai, nhắc nhau về nét đẹp văn hóa ứng xử, nâng cao ý thức cộng đồng, cũng góp phần giúp công tác phòng, chống dịch đạt được hiệu quả bền vững.
"Chuyện nhặt" về văn hóa ứng xử mùa dịch - Bài 4: Quét mã QR - hành động nhỏ, ý nghĩa lớn "Chuyện nhặt" về văn hóa ứng xử mùa dịch - Bài 3: Dậy tập thể dục lúc... nửa đêm "Chuyện nhặt" về văn hóa ứng xử mùa dịch - Bài 2: Lặng người vì những tiếng vọng trong phòng học online "Chuyện nhặt" về văn hóa ứng xử mùa dịch - Bài 1: Nhắc nhau chuyện đeo khẩu trang

Lan tỏa điều tốt đẹp

Trong những ngày thử thách khắc nghiệt của đại dịch, cộng đồng đã lan tỏa nhiều hình ảnh đẹp của người dân Thủ đô. Đó là những "Siêu thị 0 đồng", những tổ "Đi chợ giúp dân", những "Bếp ăn thiện nguyện", túi An sinh Công đoàn… Đó là những nhóm từ thiện ủng hộ trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho những nơi khó khăn; các phong trào "lá lành đùm lá rách" phát động khắp các quận, huyện, thị xã hoặc là sự hỗ trợ trực tiếp từ Công đoàn thành phố đến những công đoàn viên Thủ đô.

Chị Dương Thị Chang, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 11 phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành viên của tổ "Đi chợ giúp dân" cho biết, khi Hà Nội giãn cách chị luôn tích cực cùng các thành viên của phường luân phiên nhau cứ 3 ngày một lần đi chợ giúp người dân trên địa bàn. Một tổ sẽ gồm 3 người gồm chị, một người ở hội phụ nữ và một đoàn viên của phường. Nhà ai mua gì, giá tiền ra sao đều được ghi lại trong phiếu "Đi chợ giúp nhau". Từng phần thực phẩm được chia sẵn đúng theo phiếu trước khi mang đến tận nhà cho từng người. Đây tuy là hành động nhỏ nhưng thấy rõ sự sẻ chia của người dân với nhau trong dịch bệnh.

Bài 5: Tiếp nối và nuôi dưỡng dòng chảy văn hóa linh thiêng hào hoa
Chị Dương Thị Chang, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 11 phường Thạch Bàn, quận Long Biên cùng các thành viên của tổ "Đi chợ giúp dân"

Đại dịch đến, chúng ta đã chứng kiến quá nhiều những những tấm gương hy sinh, vì cộng đồng, đặc biệt là đội ngũ các y, bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội, công an tuyến đầu dập dịch.

Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 tại Đông Anh (Hà Nội) được nhiều người biết đến hơn bởi là tuyến cao nhất điều trị bệnh nhân Covid-19. Nhưng có lẽ mọi người mới chỉ biết đến bệnh viện qua những con số, những ca bệnh nặng được cứu sống, qua đội ngũ nhân viên tận tụy và hết mình vì công việc. Chưa mấy ai biết được, những câu chuyện hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ.

Một nữ điều dưỡng bị chính bệnh nhân Covid-19 mình đang chăm sóc hành hung, một đám cưới phải hủy và liên tiếp hai người mẹ của những bác sĩ, nhân viên qua đời nhưng bởi bệnh viện đang thực hiện cách ly y tế nên không thể về nhìn mặt mẹ lần cuối, chỉ biết khóc mẹ từ xa...

Họ đã hi sinh những “niềm riêng” để đem lại cuộc sống bình yên cho người dân. Chính vì thế, điều mà mỗi người dân Thủ đô có thể và cần làm lúc này là phải nâng cao ý thức cá nhân, nhìn nhận lại cách ứng xử của mình trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch. Chỉ cần mỗi người bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng Covid-19, có thể nạp thêm cho mình những “vắc- xin ý thức”. Đó cũng là đang chung tay giảm bớt gánh nặng, giảm bớt sự vất vả và cả sự hy sinh của những chiến sĩ ở mặt trận chống Covid-19. Chúng ta có thể bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất, đơn giản nhất là tuân thủ tốt tất cả các quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống dịch.

Điều chỉnh kịp thời những hành vi “lệch chuẩn”

Ấy vậy mà, bên cạnh những hành vi đẹp, đáng lan tỏa và tự hào, cộng đồng vẫn chứng kiến và phản ứng gay gắt trước một số hành vi, thái độ dửng dưng, vô cảm, thậm chí là sự chống đối trước những nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh.

Mới đây thôi, ngày 16/8, trên các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội lan truyền thông tin và clip ghi lại vụ việc một người giả danh tiến sỹ, đang công tác ở một cơ quan báo chí lớn không chấp hành quy định phòng chống dịch, lớn tiếng quát nạt, thách thức lực lượng chức năng tại khu vực Đặng Xá, huyện Gia Lâm.

Cũng trước đó vào cuối tháng 7 năm nay, có hai vợ chồng đi xe máy đến khu vực chợ Yên Phụ, quận Tây Hồ nhưng lực lượng kiểm chốt tại đây không cho vào vì không có phiếu vào chợ, không phải người cùng phường, cùng quận này. Mặc dù được giải thích rõ ràng nhưng hai người không những không chấp hành mà còn chống đối lực lượng chức năng và gây rối ngay tại đây.

Thế rồi, chỉ liên quan đến “cái khẩu trang” mà cũng xảy ra xô sát. Một cụ ông gần 80 tuổi không đeo khẩu trang khi đang đi ở khu vực ngõ 127 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, được công an khu vực nhắc nhở nhưng thay vì xin lỗi thì lại lấy mũ cối đánh bị thương chiến sĩ công an này.

Bài 5: Chống dịch hiệu quả hơn cũng từ văn hóa ứng xử
Hình ảnh cụ ông cầm mũ đánh cảnh sát được camera người dân ghi lại

Đáng buồn hơn khi đây chỉ là 3 trong số rất nhiều những trường hợp tương tự liên quan đến văn hóa ứng xử của người dân trong phòng chống dịch Covid-19. Có những hành vi rất nhỏ nhưng lại gây phản cảm trong dư luận: Một thanh niên vô tư khạc nhổ trong thang máy chung cư, khẩu trang đeo xong không bỏ đúng nơi quy định, tiện đâu vứt đấy; Rồi khi Hà Nội còn đang giãn cách thì nhiều người vẫn vô tư ra ngoài khi không thực sự cần thiết... Mới đây thôi, Hà Nội đã có một đêm Trung thu không ngủ khi người dân, cả người lớn và trẻ con đổ ra đường… Có người đã đặt câu hỏi, TP Hồ Chí Minh đã có 1.500 trẻ em mồ côi vì Covid-19, sao người Thủ đô vẫn chưa biết sợ?

Thiết nghĩ, có đến 1.001 lý do để bao biện cho những hành vi ứng xử phản cảm này. Đó là những hành vi thiếu tôn trọng cộng đồng, thiếu ý thức trách nhiệm với Thủ đô, với đất nước cần phải lên án.

Hành vi ứng xử của mỗi người không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân, vì lợi ích của cá nhân mà còn có ý nghĩa và vì lợi ích của xã hội. Một xã hội phát triển bền vững phải nhờ tất cả các thành viên có những hành vi ứng xử có trách nhiệm, sống và làm việc vì cái chung, vì tập thể. Trong mỗi giai đoạn khó khăn của đất nước, lối sống, ứng xử có trách nhiệm càng nên được đề cao và trở thành tôn chỉ hành động thậm chí đến mức cần trở thành vô thức của mỗi người.

Trong thời điểm hiện nay, các cơ quan, ban ngành, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội vẫn tích cực đẩy mạnh việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong cán bộ, viên chức, người lao động và bộ quy tắc ứng xử trong cộng đồng.

Bước đầu, các bộ quy tắc ứng xử đã định hướng, hình thành chuẩn mực đạo đức, phù hợp với giá trị văn hóa chung, đảm bảo tính thực tiễn và đặc thù trong bối cảnh phát triển của thời kỳ hiện nay. Ngành văn hóa Hà Nội và các quận, huyện, thị xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 gắn với thực hiện bộ quy tắc ứng xử, vừa nâng cao ý thức người dân, vừa góp phần phòng chống dịch bệnh.

Những thói quen tốt đang được những người có ý thức đã và đang cố gắng nuôi dưỡng. Những hình ảnh ấm lòng: Cô gái, em bé tu hành, những tổ chức, cửa hàng, cá nhân, đi phát không khẩu trang... Họ tiếp nối và nuôi dưỡng nét đẹp văn hóa đậm đặc nghĩa tình của thành phố nghìn năm văn hiến.

Ứng xử có văn hóa mùa dịch không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm với chính bản thân, gia đình mà với cả cộng đồng, với Thủ đô, đất nước, với sự hy sinh lớn lao của những con người đã không còn sự sống vì Covid-19.

Đọc thêm

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ Người Hà Nội

70 năm Giải phóng Thủ đô qua góc nhìn tự hào của người trẻ

TTTĐ - Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) bằng một chuỗi các sự kiện văn hóa được tổ chức tại nhiều địa điểm trên khắp thành phố.
Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội Người Hà Nội

Lan tỏa văn hóa đọc từ mỗi gia đình Hà Nội

TTTĐ - Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió" Nhịp điệu cuộc sống

Huyền Sâm và những thông điệp gửi gắm tại "Hoa sữa về trong gió"

TTTĐ - Bộ phim truyền hình “Hoa sữa về trong gió” đang trở thành hiện tượng trong lòng người hâm mộ với nhiều cảnh quay tuyệt đẹp và thông điệp sâu sắc về giá trị gia đình. Với những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội như Hồ Gươm, cột cờ Hà Nội và con đường hoa trên phố Phan Đình Phùng, bộ phim không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội xưa đầy hoài niệm, mà còn nói về những giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình và văn hóa người Thủ đô đầy tinh tế.
Dịu dàng Thu trên phố Người Hà Nội

Dịu dàng Thu trên phố

TTTĐ - Tháng 10 vừa chạm ngõ, gõ cửa từng nhà. Gió thu mơn man dạo qua từng con phố, nẻo đường Hà Nội. Người Thủ đô bao đời nay vẫn yêu mùa Thu đến lạ, đón mùa về tựa như người bạn cũ hồi hương sau chuyến đi xa.
Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 Người Hà Nội

Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa Người Hà Nội

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa

TTTĐ - Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Người Hà Nội

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô sống mãi trong tâm trí mỗi người dân

TTTĐ - Sáng 10/10/1954, Hà Nội ngợp trời rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân đổ ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức Nhịp điệu cuộc sống

Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức

TTTĐ - Diễn ra vào dịp cuối thu hàng năm, Hội Sách Hà Nội vừa là điểm hẹn của người yêu sách, vừa là "kho vàng" để mỗi người bồi đắp tri thức và tâm hồn mình thông qua những ấn phẩm được chọn lựa.
Xem thêm