Tag

"Chuyện nhặt" về văn hóa ứng xử mùa dịch - Bài 2: Lặng người vì những tiếng vọng trong phòng học online

Người Hà Nội 03/10/2021 08:00
aa
TTTĐ – Năm học 2021-2022 thật đặc biệt với học sinh Thủ đô, nhất là học sinh lớp 1. Với tình hình dịch bệnh, Hà Nội giãn cách, các con đã phải dự khai giảng và tham gia học online. Mọi chuyện có lẽ sẽ không có gì đang nói nhiều trong thời đại công nghệ 4.0. Cho đến khi rất nhiều “tiếng vọng” phát ra sau màn hình máy tính, điện thoại trong phòng học online của trẻ lớp 1 khiến chúng ta phải lặng người suy ngẫm.
"Chuyện nhặt" về văn hóa ứng xử mùa dịch - Bài 1: Nhắc nhau chuyện đeo khẩu trang

Bi hài chuyện cha mẹ học trực tuyến cùng con

Chị Lan Anh, nhà ở Tứ Hiệp Thanh Trì năm nay có con trai vào lớp 1 tại trường Tiểu học Tứ Hiệp A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Chị kể, năm nay lớp con chị có 47 bạn học sinh, 20 nữ và 27 nam. Theo lịch học thì ngày 13/9, các con mới bắt đầu học online chương trình chính thức. Tuy nhiên, do còn nhiều bỡ ngỡ nên từ cuối tháng 8, các con đã nhận lớp nhận cô và bắt đầu những tiết học online làm quen. Các con từ mầm non lên một cấp học mới với biết bao bỡ ngỡ, thậm chí còn chưa hiểu và có một chút khái niệm gì về trường học cấp 1, lớp 1… nghĩ đã thấy thương. Càng thương chị lại càng giận khi rất nhiều lần mắt thấy, tai nghe những hành động, lời nói nóng giận của phụ huynh với các con trong khi học.

Bài 2: Những tiếng vọng trong phòng học online của trẻ lớp 1
Không hiếm những âm thanh chưa đẹp của bố mẹ dành cho các con khi đang trong giờ học online được phát ra sau màn hình

“Cô giáo gọi kìa. Học không để ý gì cả, cứ ngó ngoáy suốt cả buổi. Tao lại đạp cho phát bây giờ”, chị Lan Anh kể nguyên văn tiếng vọng của bố một bạn học sinh trong lớp con của chị. Ngay lúc đó, bạn nhỏ rơi nước mắt. Cô giáo liền động viên, các bố mẹ cứ bình tĩnh cho các con tiếp thu và chỉ bảo dần dần vì các con vừa mới từ mầm non lên cũng còn nhiều bỡ ngỡ.

Sau đó, tiết học lại tiếp tục nhưng chị Lan Anh cảm nhận rõ cảm giác trùng xuống của cô giáo và cả các bậc phụ huynh đang ngồi cùng con tham gia học online.

Lần khác, có học sinh không hiểu bài, cô giáo gọi mãi không thấy trả lời, người mẹ sa sả mắng chửi con: “Cô gọi kìa. Mày điếc à?...". Tiếng vọng làm không khí cả buổi học căng thẳng, học sinh bị phân tâm, cả cô và trò đều không dễ để tiếp tục bài giảng.

Cô giáo Thu Phương - giáo viên lớp 1, trường tiểu học Hoàng Liệt, Khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội, kể, dù đã nhắc nhiều lần và cũng đã có hẳn một buổi để các con và phụ huynh làm quen với quy định học online, nhất là việc tắt và bật mic nhưng nhiều phụ huynh ngồi học cùng con vẫn quên không tắt mic.

Có lần, cô Phương đang say sưa giảng bài, bỗng từ trong máy tính vọng ra giọng phụ huynh nói với con mình: “Ối giời, mấy cái nét này cô giáo viết còn xấu hơn cả bố ngày xưa. Đâu xem nào, cô giáo con ở ngoài có đến nỗi nào mà trong zoom lại vừa già, vừa xấu thế. Sinh năm 80 mà già hơn cả mẹ nhỉ?”.

Lại có không ít lần, phụ huynh nam cởi trần, mặc quần đùi, phụ huynh nữ mặc áo hai dây, váy ngắn đi lại vô tư sau lưng con mà không biết hình ảnh "xấu xí" đó đã bị gần 50 người nhìn vào.

Đừng đánh mất niềm yêu thích học tập nơi con trẻ

Ai cũng biết, việc học online sẽ khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Theo cô Phương, các phụ huynh nên sớm khắc phục khó khăn, phối hợp với thầy, cô giáo để việc học của các con đạt được kết quả tốt nhất. Phụ huynh cố gắng nhắc học sinh ngồi trước camera chú ý tới trang phục, tác phong, tắt mic trong suốt buổi học. Nếu cô yêu cầu bạn nào trả lời, bạn đó bật mic, sau đó tắt tiếng để tránh các tạp âm ở các gia đình, ảnh hưởng chất lượng dạy và học.

Cũng như học sinh, các phụ huynh cũng cần giữ không gian yên tĩnh, lưu tâm tới hình ảnh và lời nói của mình khi con đang học bài. Phụ huynh cần nghiêm khắc với con nhưng cũng không nên áp đặt và quát mắng các con, điều này khiến các con sẽ sợ học và khó phối hợp với cô giáo trong các tiết học.

Bài 2: Những tiếng vọng trong phòng học online của trẻ lớp 1
Việc bố mẹ kiềm chế cảm xúc trong việc đồng hành cùng các con khi học online lớp 1 là rất quan trọng, tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc

Lời ăn, tiếng nói cũng như mọi thói quen của phụ huynh và các con trong các tiết học online đều thể hiện rất rõ. Chính vì thế, để cô và trò học một cách hiệu quả trước khi được tiếp tục được trở lại trường, mong rằng các bố mẹ sẽ cùng với các cô và các con tuân thủ các quy định để các con có thể học tập một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất.

Thực tế, ai cũng có những phút tức giận không kiềm chế được bản thân. Thế nhưng, hậu quả của những cơn nóng giận đó thì không ai có thể lường trước. Sự việc một người bố ở Hà Nội trong lúc nóng giận đã đánh con 6 tuổi đến chết chỉ vì con học kém khiến chúng ta phải nặng lòng suy nghĩ.

Theo chuyên gia tâm lý Bùi Thu Hiền, đối với cả bố mẹ, các cô giáo và các con, những giờ học online của năm học 2021-2022 đúng là những ngày tháng khó khăn và nhiều vất vả. Thế nhưng nếu bố mẹ chọn dạy con theo cách đánh và quát mắng nhiều thì cái mất sẽ nhiều hơn cái được.

"Cái được là có thể con sẽ sợ và nghe lời ngay. Con có thể ngồi im học đấy nhưng con có thực sự tâm phục và thấy điều này là chính đáng không thì bố mẹ có thể tự có câu trả lời nếu đặt địa vị của mình vào các con. Còn cái mất là với những đứa trẻ bị đánh mắng quá nhiều thì lớn lên con luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Nếu là con trai sẽ trở nên gia trưởng, nóng tính và rất có thể sẵn sàng hơn thua được mất trong mọi vấn đề. Những tính cách này sẽ không tốt cho con khi bước vào cuộc sống sau này.

Điều đáng nói hơn, ban đầu bố mẹ sẽ nghĩ đòn roi, quát mắng khiến con nghe lời nhưng nếu bị đánh mắng nhiều dần dần con sẽ trở thành một đứa trở ngày càng lì lợm. Hậu quả về sau sẽ càng trở nên rõ rệt.

Dần dần, con sẽ trở thành những đứa trẻ vô cùng tự ti, sợ hãi, co cụm không dám làm gì, không dám ra quyết định. Chính vì thế, chúng ta cố gắng kiên nhẫn đồng hành cùng các con, theo sát việc học của các con nhưng cũng không nên vì áp lực mà dẫn đến những sự việc đau lòng, phải hối tiếc về sau", chuyên gia Bùi Thu Hiền chia sẻ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời từ 0 - 8 tuổi là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo của con người. Đầu tư cho “giai đoạn vàng” của con trẻ là đầu tư cho tương lai của đất nước. Nếu vậy, việc chỉ vì một bài học con chưa kịp hiểu mà phải đánh đổi bằng cả nền tảng nhân cách, đạo đức của con trẻ trong tương lai liệu có đáng hay không?

(Còn nữa)

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm