Tag
Hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô: Đổi thay từ trong "mạch máu"

Bài 4: Đưa văn hóa thành nguồn lực phát triển

Phóng sự 27/07/2023 09:00
aa
TTTĐ - Với những chủ trương, quyết sách của Đảng, thành phố Hà Nội về phát triển văn hóa, biến văn hóa thành nguồn lực phát triển, nhiều địa phương đã chủ động "đánh thức", khai thác tiềm năng văn hóa trên địa bàn, đem lại những hiệu quả bước đầu.
Hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô: Đổi thay từ trong "mạch máu" Bài 2: Sức sống mới nơi các thôn, làng Bài 3: Nông dân vượt khó, làm giàu cho quê hương
Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả thiết chế văn hóa

Nâng cao đời sống tinh cho người dân

Thôn Đồng Bèn, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, trước đây vì đói nghèo, hầu như người dân không mấy mặn mà với việc lưu giữ những nét văn hóa của địa phương. Cả xã 7 thôn nhưng chỉ có 3 nhà văn hóa xuống cấp, chật chội.

Mấy năm gần đây, bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở địa phương được TP và huyện đặc biệt quan tâm nên cả 7/7 thôn đều được đầu tư xây dựng nhà văn hóa khang trang làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Người dân đã biết trân trọng, phát huy bản sắc văn hóa của mình hơn.

Trưởng thôn Đồng Bèn Bùi Văn Quyền cho biết: "Đội cồng chiêng của thôn thu hút đông đảo lứa tuổi từ người già, thanh niên, phụ nữ, đến trẻ em tham gia. Hàng năm, chúng tôi thường xuyên được đi giao lưu, biểu diễn tại huyện và các địa phương khác. Qua đó, giúp chúng tôi thêm tự hào về bản sắc của dân tộc mình”.

Bài 4: Đưa văn hóa thành nguồn lực phát triển
Nhà văn hóa được xây dựng, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân ở các thôn

Theo Chủ tịch UBND xã Đông Xuân Bùi Tiến Linh, UBND xã phối hợp Ủy ban MTTQ xã Đông Xuân đã thực hiện tốt 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” theo tiêu chí mới, kết quả, số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm sau luôn cao hơn năm trước.

Cụ thể, năm 2008 có 588/1.050 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 56%, đến năm 2023 có 1.187/1.232 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 96,3%. Năm 2008, trên địa bàn xã có 1 khu dân cư văn hóa, 1 khu dân cư tiên tiến, đến năm 2023 trên địa bàn xã có 7/7 thôn giữ vững danh hiệu thôn văn hóa và 5/5 cơ quan đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hóa. 7/7 thôn đều có nhà văn hóa.

Tại huyện Ba Vì, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã lan tỏa sâu rộng trong đời sống Nhân dân những năm gần đây. Nhiều địa phương đã quy hoạch xong quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hoá xã, thôn, bản. Đến nay, cơ bản các nhà văn hóa đã được xây dựng, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân ở các thôn trên địa bàn huyện.

Bà Lưu Thị Phương, Trưởng thôn Kiều Mộc xã Cổ Đô cho biết “Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”, người dân trong thôn đã đóng góp được số tiền 45 triệu đồng để vẽ tranh, chỉnh trang tường bao... Song song với đó, công tác đoàn kết Lương - Giáo ở Kiều Mộc được duy trì tốt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Năm 2022, thôn có 98,9% số hộ đạt gia đình văn hóa. Việc cưới, việc tang, mừng thọ đảm bảo tiết kiệm, trang trọng, không phô trương, hình thức. Việc tang đa số đã tiến hành hỏa táng về xong tiến hành làm các nghi lễ đám tang cho người qua đời”.

Tại thôn Phú Nghĩa, xã Phú Đông, Nhân dân đã đóng góp xây dựng được cổng làng bề thế; Vẽ 150 m2 tranh tường bích họa, nhiều chậu hoa cây cảnh đã được trang trí khắp trục đường thôn. Nhân dân trong thôn đã hiến đất làm đường, cải tạo hồ dân sinh. Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, kiến thiết quê hương, Nhân dân Phú Nghĩa từ trẻ đến già đều lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp giúp rèn luyện nâng cao sức khỏe. Nếu bóng đá là môn yêu thích của thanh, thiếu niên thì các cô, bác trung và cao tuổi lại “làm bạn” với bóng chuyền hơi...

Bài 4: Đưa văn hóa thành nguồn lực phát triển
Diện mạo nhiều vùng nông thôn thay đổi khi người dân chung tay xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh

Chủ động "đánh thức" những trầm tích văn hóa

Về với Hà Nội, thị xã Sơn Tây mang trong mình những tiềm năng văn hóa, du lịch rất riêng, mang đậm đặc trưng của văn hóa xứ Đoài. Nơi đây có 244 di tích. Trong đó, 80 di tích đã được xếp hạng với 19 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 61 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố.. Ngoài ra, thị xã còn có 78 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 65 lễ hội, 6 nghề thủ công, 5 tập quán xã hội và 2 trình diễn; 1 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 8 di sản được ưu tiên bảo vệ…

Hơn 2 năm trở lại đây, thị xã Sơn Tây như "bừng tỉnh" với nhiều hoạt động sôi nổi về văn hóa, dần từng bước thay đổi đời sống của người dân nơi đây theo một cách rất riêng.

Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, khi sáp nhập vào Hà Nội, ngoài yếu tố chính trị, con người, thì văn hóa cũng đòi hỏi cần giải pháp, đó là làm sao để hai nền văn hóa xứ Đông xứ Đoài hòa hợp và cộng hưởng. Qua đó tôn vinh nên giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

“Sơn Tây là Thủ phủ Xứ Đoài, rất đậm đặc giá trị truyền thống về cả vật thể và phi vật thể. Trong quy hoạch, thị xã được xác định phát triển theo hướng văn hóa, lịch sử, du lịch và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, việc khơi dậy giá trị trầm tích văn hóa chưa được quan tâm đúng mức suốt một thời gian dài” - ông Trần Anh Tuấn cho biết.

Bài 4: Đưa văn hóa thành nguồn lực phát triển
Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây góp phần xây dựng và duy trì không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại, nhộn nhịp, sống động

Những năm gần đây, câu chuyện phát triển văn hóa cùng việc phát huy các giá trị nguồn lực văn hóa được Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội hết sức chú trọng. Bám sát các chương trình, nghị quyết của Trung ương, thành phố, thị xã Sơn Tây đã quan tâm, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng điểm đến du lịch. Ngoài những điểm đến có tiếng như Đền Và, Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ ở Đường Lâm, Đồng Mô... Sơn Tây đã phát triển thêm nhiều địa điểm thu hút đông khách tham quan như: Chùa Khai Nguyên, đền Măng Sơn, Văn Miếu Sơn Tây, Glory resort...

Để quảng bá các sản phẩm du lịch trên địa bàn, thu hút ngày càng đông đảo du khách tới tham quan, thị xã chú trọng đến việc xây dựng các tour, tuyến tham quan tại các di tích nổi tiếng; Kết nối với các khu du lịch thuộc huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất và tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt là sự kết nối giữa các điểm tham quan du lịch tín ngưỡng với các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến địa bàn

Từ cuối năm 2020 đến nay, ước đã có gần 47,7 vạn khách tham quan tại các di tích (Di tích làng cổ ở Đường Lâm và di tích Văn Miếu Đường Lâm; Tuyến phố đi bộ, di tích Thành cổ Sơn Tây) và các điểm di tích trên địa bàn thị xã. Riêng khách nước ngoài 5100 du khách; Thu phí được hơn 1,1 tỷ đồng

Ngoài tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây góp phần xây dựng và duy trì không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại, nhộn nhịp, sống động; Sơn Tây gần đây còn sôi nổi với Hội thi mít nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của cây mít truyền thống, giới thiệu quảng bá sản phẩm, thương hiệu đồng thời mở rộng thị trường, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Bài 4: Đưa văn hóa thành nguồn lực phát triển
Giải Vật Phùng Hưng phát huy truyền thống thượng võ của người dân Sơn Tây

Thị xã cũng tiến hành khôi phục Vật Phùng Hưng, sau 2 năm tổ chức đã phát triển thành giải phong trào lớn nhất toàn quốc. Thông qua giải đấu nhằm phát huy truyền thống thượng võ của anh hùng dân tộc quê hương Sơn Tây - Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, khơi dậy giữ gìn và phát triển môn vật dân tộc, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống...

Về Làng cổ Đường lâm những ngày giáp Tết, du khách còn được trải nghiệm không gian ẩm thực Tết, được thưởng thức những món ăn truyền thống của người dân Đường Lâm. Du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian tại khu vực đình làng và cổng làng Mông Phụ như: Bắt vịt, chọi gà, bắt chạch trong chum, bịt mắt đập niêu…

(còn nữa)

Đọc thêm

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử Phóng sự

Chuyện về vị tướng nhiều lần vượt qua cửa tử

TTTĐ - Với vóc dáng nhỏ bé nhưng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh - nguyên Chính ủy Trung đoàn 141 của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 - một trong đội hình 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - Gia Định lại có quá khứ chiến đấu đầy anh dũng, kiên cường, nhiều lần phải cận kề với cái chết…
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất Phóng sự

Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: Người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất

TTTĐ - Đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có dịp ghé thăm Khu di tích lịch sử Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Phóng sự

Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Xem thêm